Liệt sĩ Trương Bút (tên khai sinh là Trương Thanh Tường, bí danh là Lưu) sinh năm 1914 ở thôn 4, xã Cẩm Thanh – Hội An – Quảng Nam Từ

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 55 - 59)

- Nông dân HộiAn hồi cư, khôi phục sản xuất, tham gia lực lượng quân sự tại địa phương và đấu tranh góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

13 Liệt sĩ Trương Bút (tên khai sinh là Trương Thanh Tường, bí danh là Lưu) sinh năm 1914 ở thôn 4, xã Cẩm Thanh – Hội An – Quảng Nam Từ

năm 1944 đến năm 1945 tham gia hoạt động Việt Minh, nuôi dấu cán bộ, vận động quần chúng chuẩn bị khởi nghĩa và cùng anh em trong xã tham gia giành chính quyền ở Thị xã Hội An. Trong những năm 1945 – 1946, ông là ủy viên lâm thời Tổng Thanh Châu (thị xã Hội An). Trong giai đoạn 1947 – 1948, ông đảm nhận vị trí Bí thư Nông hội khu Đông thị xã Hội An, Chi ủy viên chi bộ khu Đông. Sau đó, từ năm 1949 đến 1951, ông là Phó bí thư Nông hội thị xã Hội An, ủy viên UB HCKC thị xã Hội An; từ 1952 đến 1954: Thị ủy viên Đảng bộ thị xã Hội An, Bí thư Nông hội thị xã, ủy viên UBHCKC. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, trong thời gian từ 1955 – 1957, ông được Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng giao nhiệm vụ hoạt động bí mật ở thị xã Hội An. Ngày 1 tháng 7 năm 1957, ông bị địch bắt trong khi đang làm nhiệm vụ tại Thuận Tình (thôn 1) xã Cẩm Thanh, bị địch tra tấn dã man và đã hy sinh vào ngày 6 tháng 7 năm 1957 (theo Báo cáo thành tích của liệt sĩ Trương Bút đề nghị truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” (18/01/2007)).

quan trọng tạo tiền đề để Nông hội tiếp tục lãnh đạo thành công phong trào nông dân trong các giai đoạn sau.

Nông dân Hội An đánh bại âm mưu “chiêu an, dồn dân”, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, đấu tranh đòi “giảm tô”, chống bắt lính của địch và cùng nhân dân cả nước giành thắng lợi trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, kết thúc chiến tranh (1950 – 1954)

Đến đầu năm 1950, sau 5 năm theo đuổi tham vọng “xâm lược Việt Nam một lần nữa”, thực dân Pháp đã tỏ ra lúng túng, bị động trước sự phát triển mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đặc biệt, sự thay đổi thế và lực giữa ta và địch trên các chiến trường nhất là chiến trường Bắc Bộ, đã làm cho cục diện cuộc chiến có sự thay đổi. Tuy nhiên, là một tên thực dân ngoan cố, Pháp đâu chịu từ bỏ mưu đồ của mình. Càng bị sa lầy, chúng lại càng huy động thật nhiều tài lực để phục vụ cho chiến tranh hòng dập tắt cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Sau khi bị thất bại trong chiến dịch Đông – Xuân 1949 – 1950, trên địa bàn Hội An, thực dân Pháp đã tăng cường các hoạt động quân sự hòng tiêu diệt lực lượng của ta ở nội ô và ngoại ô.

Một mặt chúng ra sức bố phòng, mở rộng hành lang an toàn, thực hiện các tuyến phòng thủ nhằm đẩy hoạt động của ta ra xa Hội An. Trong nội ô, chúng tăng cường lực lượng kiểm soát các khu phố, tăng cường hệ thống chiếu sáng và rào giậu giữa các ngả đường. Việc ra vào nội ô chỉ thông qua 3 ngả Lò Heo, Nhà Lao, chùa Cầu. Và tại các điểm này điều bố trí lực lượng an ninh, cảnh sát theo dõi chặt chẽ. Chúng còn cho xây dựng thêm hệ thống lô cốt kiên cố ở Thanh Hà, Trường Lệ và trên hai trục đường Hội An – Phước Trạch, Hội An - Vĩnh Điện, tiến hành xây dựng sân bay Hội An. Đối với vùng ngoại ô của thị xã, thực dân Pháp cũng ráo riết đẩy mạnh hoạt động quân sự. Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân vây ráp khủng bố ở Cồn Chài, Ngọc Thành, Hậu Xá, Tu Lễ. Chúng còn cho ca nô tuần tiễu bắn phá bừa bãi, cướp phá, khủng bố các vùng nằm ven sông Hội An. Việc tái lập hội tề ở các thôn xã được thực dân Pháp ráo riết tiến hành.

Bên cạnh tăng cường khả năng phòng thủ, thực dân Pháp còn đẩy mạnh việc bắt lính, tăng cường lực lượng ngụy quân. “Tiểu đoàn Võ Tánh được bổ sung quân số lên thành 8 đại đội do Nguyễn Thế Như làm tiểu đoàn trưởng và đại đội tiếp lục quyết tử có 163 tên đóng tại Hội An, nâng tổng số quân ngụy thường trực ở thị xã từ đầu năm lên 700 tên. Ngoài ra còn có 80 lính Pháp, 40 lính Patisans (thân binh) và 40 lính Commandos. Đáng chú ý là địch bắt thanh niên vào hương vệ, dân vệ, tham gia tuần tra canh gác. Đối với Việt binh đoàn chúng thực hiện thay quân, đưa 2/3 số quân theo các tôn giáo, nhiều nhất là Cao Đài đến Hội An” [5, tr.175].

Đứng trước tính thế khó khăn do địch tăng cường càn quét, khủng bố như vậy, để đưa phong trào kháng chiến ở Hội An phát triển lên một bước mới, tháng 3 năm 1950, Hội nghị Thị ủy mở rộng đã được triệu tập tại Đồng Trì (Thăng Bình) triển khai sắc lệnh tổng động viên nhân tài, vật lực để tiến tới tổng phản công của Chính phủ (ban hành ngày 12 tháng 2 năm 1950) và đặc biệt là sự chỉ đạo của Tỉnh ủy về các nhiệm vụ chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội… nhằm xây dựng Hội An thành một thị

xã. Hội nghị đã quán triệt những nội dung của lệnh tổng động viên và thông qua bản đề án xây dựng thị xã thuần túy theo chủ trương của Tỉnh ủy. Báo cáo nêu rõ: “Phong trào chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích đang phát triển mạnh mẽ ở các khu phố ngoại ô và các phường vùng ven của khu Hội Thành nhưng bộc lộ nhược điểm là nặng về đối phó ở các khu phố ngoại ô, thiếu tư tưởng lãnh đạo ở thành phố. Do vậy, phong trào kháng chiến ở nội ô vẫn còn yếu, bộ máy chỉ đạo khu Hội Thành còn rời rạc, cán bộ thiếu phương pháp hoạt động, hàng ngày chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền ở các vùng ven. Trong khi đó, địch lại tăng cường bố phòng, củng cố bộ máy chiếm đóng ở nội ô. Báo cáo đề ra phương hướng đẩy mạnh các hoạt động, tích cực xây dựng lực lượng, chuẩn bị mọi điều kiện cho việc xây dựng thị xã thuần túy” [5, tr.178]. Đó chính là nhiệm vụ mà chính quyền và nhân dân Hội An phải thực hiện trong thời gian này.

Đến giữa năm 1950, thực dân Pháp đẩy mạnh thực hiện chính sách chiêu an, dồn dân, bình định có trọng điểm… gây cho ta nhiều khó khăn tổn thất. Trước tình hình đó, thực hiện chủ trương của tỉnh “mở đợt đấu tranh chính trị quy mô rộng lớn, từ vùng bị chiếm đến vùng tự do nhằm phá cho được chính sách chiêu an, dồn dân của giặc, đẩy mạnh nhân dân du kích chiến tranh lên cao độ”, quân và dân Hội An đã tiến hành một phong trào đấu tranh rộng lớn với nhiều biện pháp nhằm phá tan âm mưu của địch.

Để chuẩn bị mọi điều kiện cho việc xây dựng thị xã thuần túy, trong những tháng đầu năm 1950, bên cạnh việc điều chỉnh và củng cố lại tổ chức hành chính trên địa bàn thị xã, việc phát triển lực lượng dân quân du kích cũng được đặc biệt quan tâm. Theo đó, Nông hội Cứu quốc Hội An đã đưa cán bộ của mình về các phường, xã vận động nhân dân tham gia lực lượng này. Chính nhờ vậy, đến tháng 7 năm 1950, chỉ riêng ở các phường ngoại ô, lực lượng dân quân du kích của ta đã phát triển mạnh gồm 159 tổ với 644 đội viên. Đây chính là lực lượng nòng cốt để đẩy chiến tranh nhân dân từ vùng ngoại ô lan dần vào trong thị xã. Trong thời gian này, cũng như các đoàn thể cách mạng khác trên địa bàn Hội An, Nông hội Cứu quốc được củng cố và bổ sung thêm cán bộ nên hoạt động khá hiệu quả trong việc tăng cường khối đoàn kết dân tộc, bám sát quần chúng nhân dân, vì vậy, mọi phong trào phát động đều được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Đó là một thành công của Hội.

Bên cạnh việc vận động nông dân tham gia lực lượng dân quân du kích, Hội còn đứng ra kêu gọi nông dân tích cực tham gia phong trào “thi đua ái quốc”. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân đã tự nguyện đóng góp vào quĩ quân lương, quĩ đảm phụ theo đúng chỉ tiêu mà cấp trên đã giao cho Hội An. Đồng thời, nông dân cũng tham gia rất tích cực trong việc vận chuyển hàng hóa, lương thực, thuốc men, vũ khí… từ vùng tạm chiếm ra vùng tự do nhằm chuẩn bị cho cuộc tổng động viên 1950.

Đến giữa tháng 6 năm 1950, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc kháng chiến về mọi mặt, thực dân Pháp tập trung lực lượng thực hiện chính sách chiêu an, dồn dân và Hội An được xác định là một trọng điểm trong kế hoạch của chúng. Chúng chọn phường 1 (Tam Châu cũ) làm nơi thí điểm, vì đây là khu vực trung tâm nội ô, sông ngòi bao bọc, có một đồn lớn án ngữ. Bên cạnh việc tăng cường lực lượng, xây dựng

thêm hai lô cốt và và đưa 50 lính Việt binh đoàn đến đóng, chúng còn tổ chức chính quyền bù nhìn đưa tên Dương Tấn Phong lên làm lý trưởng và phát triển lực lượng hương vệ, dân vệ (66 hương vệ, 303 dân vệ), tiến hành canh gác ngày đêm, kiểm soát nghiêm ngặt. Chúng bắt những gia đình cán bộ, thuộc đối tượng tình nghi ban đêm phải tập trung gần đồn để chúng kiểm soát, ghe thuyền của đồng bào cũng phải đậu tập trung, muốn đi đâu phải báo cáo. Chúng tiến hành thu thuế, ngay cả đất tư của nông dân cũng phải đóng thuế 25%. Ở các vùng khác, chúng tăng cường lực lượng quân sự lập ra các ban “thu hoạch hoa màu”, ráo riết cướp lúa để tiếp tế tại chỗ. Đến mùa lúa chín, chúng cho quân tràn xuống các cánh đồng gặt lúa chở về đồn, hoa lợi của tiểu nông đoàn chúng tịch thu hết.

Bên cạnh việc xây dựng chính quyền tay sai, thực dân Pháp tiến hành nhiều hoạt động quân sự hòng ngăn chặn sự xâm nhập của lực lượng ta vào nội ô. Chúng mở những cuộc hành quân lớn vào khu vực Tây Bắc thị xã, dùng xe tăng đổ quân vây ráp An Bàng, Trà Quế, Nam Diêu… thẳng tay bắn giết bừa bãi và cưỡng ép thanh niên đi lính. Không những thế, chúng còn phá hoại của cải, tài sản của nhân dân, bắn chết trâu bò, triệt phá công cụ sản xuất… của nông dân. Các cánh đồng ven trục đường Hội An – Vĩnh Điện, Hội An - Phước Trạch đều bị chúng phong tỏa không cho cày cấy. Dọc bờ biển, chúng dùng máy bay, tàu thủy oanh tạc bắn phá ghe thuyền không cho ngư dân ra khơi, buộc đồng bào phải đến đồn Phước Trạch, Cẩm Phô để nhận Carte, thuyền sách…. Hành động của chúng thật dã man và tàn bạo.

Trước tình hình đó, Thị ủy đã có sự chỉ đạo kịp thời “phối hợp với các xã lân cận đẩy mạnh du kích chiến tranh và nhân dân chiến tranh ở các xã và các phường ngoại ô, tích cực xây dựng lực lượng quân sự, phá chính sách chiêu an của giặc ở các phường ngoại ô, xây dựng phường phong trào, tạo điều kiện triệt hạ chính quyền bù nhìn của địch, bao vây phá hoại kinh tế địch, triệt hạ con đường giao thông Vĩnh Điện, Hội An, Phước Trạch, đẩy mạnh công tác địch vận là dao động hàng ngũ địch…”. Thực hiện chủ trương trên, dân quân tự vệ và du kích cùng với nhân dân đã diệt tề trừ gian ở phường 1. Nhân dân phường 2 đấu tranh chống địch cướp lúa. Ngoài ra ta còn đánh địch 3 trận ở phường 3, huy động khoảng 200 người phá 700 mét đường Hội An – Lai Nghi, vận động nhân dân không đi làm xâu, xây lô cốt cho địch, phá hoại các vật liệu dự trữ của địch.

Tháng 8 năm 1950, quân khu V mở chiến dịch Thu - Đông 1950 (chiến dịch Hoàng Diệu), nhân cơ hội này, đồng bào Hội An đã nổi dậy hưởng ứng phong trào phá tề hết sức mạnh mẽ. Vào đêm ngày 10 tháng 9 năm 1950, lực lượng vũ trang được sự giúp đỡ của nhân dân đã tấn công vào trung tâm Cồn Chài diệt hai mâm tề, bắt tất cả 15 hương lý làm tay sai cho giặc. Bên cạnh đó, nhân dân và nhất là nông dân đã đấu tranh hết sức quyết liệt chống địch cướp lúa. Cán bộ Nông hội cứu quốc thị xã Hội An đã về từng phường, từng khu để vận động nông dân đấu tranh không tập trung lúa vào đồn địch và chống địch cướp lúa. Kết quả mùa lúa tháng Tám, “địch chỉ thu được 1530 ang trong tổng số 22000 ang lúa. Tuy nhiên, do nông dân đấu tranh quá quyết liệt nên địch đã phải trả lại 1020 ang. Ngoài ra trong thời gian này, nhân dân đã cùng với lực lượng vũ trang còn đẩy mạnh việc trừng trị bọn Việt gian và bù nhìn của giặc

ở một số phường xung yếu trong nội ô (ở phường 1 ta bắt 16 tên bù nhìn, 1 tình nghi và 13 tên cầu an)” [26].

Đến tháng 10, 11 năm 1950, khi chiến dịch Thu - Đông của quân khu V bước vào giai đoạn 2, trên cơ sở chủ trương của Tỉnh ủy mở đợt cao điểm phá chính sách chiêu an của địch trong toàn vùng bị chiếm của tỉnh, Thị ủy Hội An thành lập ban phá khu dồn của thị xã và chọn phường 1 làm nơi khỏi đầu với quyết tâm “phá chính sách chiêu an ở phường 1 để mở màn cho cuộc đấu tranh quyết liệt toàn bộ thị xã”. Nhiệm vụ cụ thể là: “Diệt hương vệ, giải tán dân vệ, triệt hạ bù nhìn, gián điệp” với khẩu hiệu: chống chính sách chiêu an của địch; chống bắt hương dân vệ; chống phát carte, chống ngủ làng14, chống tập trung ghe15; diệt tề gian, gián điệp; chống đấu giá đất công16….

Lúc bấy giờ, hưởng ứng chủ trương của Thị ủy, các đoàn thể cách mạng trong đó có Nông hội Cứu quốc Thị xã với đội ngũ cán bộ được tăng cường đã tích cực tiến hành vận động nông dân tham gia chống chính sách chiêu an. Bên cạnh đó, Hội cũng làm công tác dân vận, địch vận, đứng ra vận động các gia đình nông dân tham gia dân vệ, hương vệ đòi chồng con về, không làm việc cho địch nữa. Chính nhờ làm tốt công tác này nên vào ngày 4 tháng 11 năm 1950, cuộc đấu tranh của hương vệ, dân vệ chống lệnh tập trung và đi gác của giặc đã diễn ra, tuy nhiên chưa thu được kết quả.

Trong bối cảnh địch tăng cường kìm kẹp và bố phòng chặt chẽ, nghiêm ngặt đối với nhân dân phường 1, khả năng thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chính sách chiêu an, dồn dân của địch là rất ít, vì vậy để hỗ trợ phối hợp với cuộc đấu tranh ở phường 1, thị ủy đã phát động một phong trào đấu tranh rộng lớn ở các phường nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp. Chính nhờ chủ trương đúng đắn trên mà việc đấu tranh chống chính sách chiêu an, dồn dân của địch đã thu được nhiều kết quả. Ngày 25 tháng 10 năm 1950, địch tập trung đồng bào phường 2 lại bắt cử ra lý hương. Nhân dân đã phản đối quyết liệt. Địch đành phải chỉ định 3 tên Việt gian thành lập chính quyền bù nhìn, nhưng sau đó ta đã bắt sống 3 tên này. Ngày 27 tháng 10, địch lại đem quân vây bắt 42 đồng bào đem về đồn Trường Lệ giam giữ và đưa ra yêu sách phải cử lý hương chúng mới thả ra. Để chống lại âm mưu của địch, số đồng bào bị bắt tuyệt thực. Trong khi đó, được sự vận động của các đoàn thể cách mạng, cha mẹ, vợ con của những người bị bắt kéo lên Bang Tá đòi thả chồng con họ. Cuối cùng, sau hai ngày giằng co, địch buộc phải thả 42 đồng bào của ta. Tiếp đó, những cuộc đấu tranh của nhân dân phường 2 (2/11/1950), phường 4 (13/11/1950) tiếp tục nổ ra. Địch không những không

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w