Thực hiện chủ trương của Trung ương về việc bỏ khu, hợp nhất tỉnh, ngày 04 tháng 10 năm 1975, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời khu Trung

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 95 - 96)

- Nông dân HộiAn khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống (197 5 1976)

25 Thực hiện chủ trương của Trung ương về việc bỏ khu, hợp nhất tỉnh, ngày 04 tháng 10 năm 1975, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời khu Trung

04 tháng 10 năm 1975, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời khu Trung Trung Bộ ra Quyết định số 119/QĐ về việc hợp nhất tỉnh Quảng Nam và đặc khu Quảng - Đà thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Cùng với việc sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính, ngày 12 tháng 10 năm 1975, Hội Nông dân giải phóng ở hai khu vực này cũng được hợp nhất và đổi tên thành Ban Nông hội tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ban chấp hành Nông hội lâm thời do đồng chí Nguyễn Thành Nhơn làm Bí thư [47, tr.244].

Đồng bào xã Cẩm An đã đắp một con đường từ An Bàng đến Tân Thành dài gần 2.000m bảo vệ 6 mẫu ruộng bị mặn và đắp hai đoạn đường để phục vụ cho sản xuất. Nhân dân Cẩm Kim đã đắp được hai con đập dài 2.400m bảo vệ gần 20 mẫu ruộng. Ngoài ra để phục vụ cho công tác tưới tiêu, việc nạo vét ao tưới, giếng nước, khai thông một số con mương để giải quyết nguồn nước ngọt tại chỗ cũng được tiến hành.

Để phát triển bền vững và cải tạo, khai thác hết được diện tích đất cát ở Hội An thì về lâu dài cần phải có những công trình đại thủy nông. Xuất phát từ cách nhìn như vậy, được sự cho phép của tỉnh, Đảng bộ và chính quyền Hội An đã đi đến một quyết định táo bạo dùng bàn tay và sức lực của nông dân để xây dựng kênh dẫn nước Hà Châu. Công việc diễn ra hết sức khó khăn bởi dẫn nước trên đất bình thường đã khó huống chi là dẫn nước trên cát. Tuy nhiên, không ngại gian khổ, với sự đồng cam cộng khổ của toàn Đảng bộ và nhân dân Hội An, cuối cùng công trình kênh dẫn Hà Châu cũng đã được hoàn thành. Đó là thành quả lao động, thấm đẫm biết bao mồ hôi công sức mà hàng vạn nông dân Hội An thời bấy giờ đã để lại cho đời sau. Nhờ có kênh Hà Châu, nhiều vùng đất cát ở Hội An được khai hoang phục hóa và đưa vào canh tác. Hiệu quả mà kênh Hà Châu mang lại đã trở thành nguồn động lực để Đảng bộ và chính quyền Hội An triển khai xây dựng đập Trà Quế sau đó. Với ý nghĩa to lớn như vậy, nên mặc dù đã mấy chục năm trôi qua, nhưng hôm nay khi về với Hội An, chúng ta vẫn còn nghe những lời thơ ca ngợi sự phi thường của những người dân Hội An đi xây dựng công trình này:

“Hội An có chuyện lạ lùng Nước đi trên cát về đồng Thanh - Châu”

Bên cạnh công tác thủy lợi, vấn đề sức kéo nông nghiệp và việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng được chính quyền thị xã quan tâm đúng mức. Trong điều kiện sau chiến tranh, phần lớn trâu bò bị chết do bom đạn, trên toàn địa bàn thị xã chỉ còn 243 con, vì vậy, để phục vụ cho sản xuất, Hội An đã được tỉnh cấp thêm cho 40 con trâu cày. Ngoài ra thị xã cũng đã đưa 393 máy bơm vào phục vụ cho công tác thủy lợi.

Bên cạnh phát động sản xuất tại chỗ, để giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu công ăn việc làm cho một bộ phận nhân dân, chính quyền thị xã Hội An26 đã kịp thời triển khai công tác đưa dân đi xây dựng kinh tế mới ở những vùng xung quanh, thu hút được sự tham gia đông đảo của đồng bào với khoảng 30.000 người. Ngoài ra, khoảng 335 hộ với 1.652 nhân khẩu đã đăng ký tình nguyện đi xây dựng kinh tế mới ở Tây Nguyên và Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w