Phong trào đấu tranh cách mạng của nông dân HộiAn trong những năm 1936 –

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 25 - 27)

- Phong trào đấu tranh cách mạng của nông dân HộiAn trong những năm 1930 –

2.2. Phong trào đấu tranh cách mạng của nông dân HộiAn trong những năm 1936 –

năm 1936 – 1939

Trong những năm 1936 – 1939, tình hình thế giới có nhiều sự kiện tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước như Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

Trước tình hình đó, tháng 7-1935, Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản triệu tập ở Mátxcơva, vạch rõ kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít và đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản thế giới là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình.

Dưới ánh sáng của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản và tình hình trong nước thuận lợi, ngày 26-7-1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã xác định kẻ thù chung của nhân dân Đông Dương lúc này không chỉ là thực dân Pháp, mà còn có bọn phản động thuộc địa tay sai. Hội nghị quyết định tạm thời chưa nêu khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ, giành độc lập và ruộng đất cho dân cày mà nêu mục tiêu trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh đế quốc, đòi 5 Đây là một cách chia ruộng đất công dưới thời phong kiến, trong đó ruộng đất của nhà nước được chia đều với số lượng nhất định cho những người nông dân sống trong các công xã nông thôn canh tác.

dân sinh, dân chủ và hòa bình. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương, thay đổi các hình thức tổ chức và phong trào đấu tranh của quần chúng từ tổ chức bí mật, bất hợp pháp là chủ yếu chuyển sang tổ chức và đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp.

Ở Quảng Nam, cuối năm 1936, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị phổ biến nghị quyết của Trung ương Đảng, đánh giá lại phong trào cách mạng trên địa bàn, trong đó có tình hình hoạt động của tổ chức Nông hội Đỏ và phong trào nông dân. Hội nghị còn chủ trương phát triển đảng viên, củng cố khối liên minh công - nông thông qua việc mở rộng tổ chức Nông hội Đỏ, hội Ái hữu và các tổ chức biến tướng khác làm lực lượng nòng cốt của cách mạng.

Lúc này, bên cạnh Đảng Cộng sản và lực lượng dân chủ tiến bộ, do tác động của tình hình, ở Quảng Nam còn xuất hiện các phe phái chính trị mới như: phái Tiếng Dân, Phái 1884, Phái Tờrốtxkít…

Trong khi đó, đời sống của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thời gian này hết sức khó khăn. Bọn quan lại, hào lý lợi dụng việc tăng sưu, thuế ra sức hà hiếp dân, tùy tiện tăng thu để kiếm tiền bỏ túi, ai phản đối thì bị chúng vu là cộng sản, là lập hội kín để bắt bớ. Những năm 1936 - 1939, mùa màng không bị mất như các năm trước nhưng đời sống nông dân không hề giảm khó khăn. Bên cạnh đó, bọn Pháp ra sức bắt xâu công ích để mở đường lên Hiên, Giằng, Trà My, Phước Sơn. Các tri phủ, tri huyện còn bắt dân đóng góp tiền, công sức xây cất phủ đường, huyện đường. Các hãng buôn Pháp đua nhau vơ vét nông, lâm, hải sản để xuất khẩu. Kinh tế phú nông, địa chủ càng khốn đốn vì giá lụa hạ và bọn tư bản Pháp chèn ép. Đồng bạc Đông Dương mất giá và không ổn định. Đời sống của các tầng lớp nhân dân hết sức khó khăn.

Nhờ tác động của chính phủ cánh tả ở Pháp, thực dân Pháp ở Đông Dương buộc phải nới lỏng một số quyền dân sinh, dân chủ, trong đó có việc trả tự do cho tù chính trị. Nhiều chiến sĩ tù chính trị người Quảng Nam từ các nhà tù của đế quốc về lại địa phương. Đây là lực lượng quan trọng cùng các đảng viên chưa bị lộ tích cực móc nối cơ sở, lập cơ sở đảng và các tổ chức quần chúng biến tướng.

Tuy còn nhiều khó khăn sau thời gian bị địch khủng bố, các tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức quần chúng mới bắt đầu được củng cố lại, nhưng nông dân Hội An đã cùng các tầng lớp nhân dân trong thị xã đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ, cải thiện đời sống.

Đầu năm 1937, chớp lấy việc Quốc hội Pháp tuyên bố cử một phái đoàn do Godart dẫn đầu sang điều tra tình hình Đông Dương, thu thập dân nguyện, Đảng ta nhanh chóng phát động phong trào “Đông Dương đại hội”, mở rộng Mặt trận Dân chủ, thu thập ý kiến nguyện vọng của quần chúng. Nắm được chủ trương của Đảng, các đồng chí cựu chính trị phạm ở Hội An và Quảng Nam – Đà Nẵng tổ chức quần chúng biểu tình công khai ở Đà Nẵng.

Ngày 28-2-1937, nông dân Hội An đã cùng các lực lượng khác trong thị xã dưới sự hướng dẫn của đồng chí Hoàng Kim Ảnh đã tập trung ra Đà Nẵng tham gia đoàn biểu tình đón Godart, đưa Dân nguyện tố cáo chế độ thuế khóa hà khắc, sưu cao thuế nặng mà nông dân phải gánh chịu và lên án hành động bóc lột của giới chủ Pháp đối với những người lao động. Đến 2 giờ chiều ngày 28-2-1937, tại Đà Nẵng đã có gần 5000 người dân gồm mọi tầng lớp như công nhân, nông dân, trí thức, công chức ở các nơi tập trung về. Đoàn biểu tình hô vang các khẩu hiệu “ủng hộ Mặt trận Bình dân Pháp”, “tự do, cơm áo, hòa bình”, “bỏ thuế thân”, “toàn xá chính trị phạm”… Đây là cơ hội để nông dân Hội An đoàn kết với các lực lượng khác trong và ngoài thị xã đấu tranh chống chiến tranh, đòi cơm áo, dân chủ tự do, tiếp cận với hình thức đấu tranh công khai, nâng cao khả năng đấu tranh và giác ngộ cách mạng, tăng cường mối quan hệ giữa nông dân với Đảng. Đồng thời, qua đó nông dân cũng thấy được sức mạnh, vai trò của mình trong việc góp tiếng nói tố cáo chính sách đàn áp bóc lột hà khắc của thực dân Pháp tại Việt Nam.

Tháng 3-1937, Viện Dân biểu Trung kỳ mở cuộc tuyển cử dân biểu khóa III. Xứ ủy Trung kỳ chủ trương đưa Phan Thanh là một trí thức tiến bộ ra ứng cử để lôi kéo dân biểu, mở rộng lực lượng Mặt trận Dân chủ, vạch trần chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp, bênh vực quyền lợi nhân dân, thông qua những người có tư tưởng tiến bộ nói lên tiếng nói của Mặt trận trên diễn đàn nghị trường. Đảng cũng chủ trương vận động các tầng lớp nhân dân bỏ phiếu cho Phan Thanh và các thân sĩ, nhân sĩ có xu hướng tiến bộ vào Viện Dân biểu Trung kỳ…

Hội An là một trong năm hạt bầu cử của tỉnh Quảng Nam6, không khí vận động tranh cử diễn ra hết sức sôi nổi, các tầng lớp nhân dân, trong đó đông đảo nhất vẫn là nông dân đã tích cực tham gia cuộc vận động bầu cử Phan Thanh và các nhân sĩ có tư tưởng tiến bộ vào Viện Dân biểu Trung kỳ. Kết quả đồng chí Phan Thanh trúng cử ở khu vực bầu cử Hòa Vang, Đại Lộc; ở Hội An có ông Châu Phi Cơ trúng cử.

Trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Mặt trận Dân chủ và sự sôi nổi của phong trào đấu tranh nghị trường, tháng 3-1937, Trung ương Đảng họp, đề ra đường lối chính trị và phương pháp tổ chức mới, củng cố các tổ chức quần chúng và thay đổi tên gọi cho phù hợp với tình hình mới. Theo đó, Nông hội Đỏđược thay bằng Nông hội. Nông dân ngoài tổ chức chính là Nông hội, có thể tổ chức nhiều hội biến tướng (nhưng nội dung là Nông hội) như hội Tương tế, Ái hữu, Hợp tác xã…

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng, tháng 8-1937, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam họp, chủ trương phát triển rộng rãi các tổ chức nghiệp đoàn, ái hữu, hội quần chúng biến tướng để tập hợp quần chúng vào tổ chức, làm chỗ dựa, vận động đấu tranh đòi quyền lợi thiết thực, đồng thời phối hợp với phong trào chung cả nước.

6 Quảng Nam chia thành 5 hạt bầu cử: Hội An, Điện Bàn - Thăng Bình,Đại Lộc - Hòa Vang, Duy Xuyên - Quế Sơn, Tam kỳ - Tiên Phước

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w