Nông dân HộiAn tham gia bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân, diệt giặc đói, giặc dốt và xây dựng đời sống văn hoá mớ

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 42 - 45)

đói, giặc dốt và xây dựng đời sống văn hoá mới

Đứng trước hàng loạt những khó khăn, thử thách đặt ra sau Cách mạng tháng Tám, chính quyền cách mạng và nhân dân Hội An dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thị ủy đã thực hiện chủ trương “kháng chiến, kiến quốc” của Đảng và Chính phủ, từng

bước giải quyết các khó khăn và gấp rút chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến chỉ còn là vấn đề thời gian.

Xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân

Trên cơ sở nhận định và đánh giá tình hình sau cách mạng, ngày 28-8-1945, Tỉnh ủy Quảng Nam đã họp và xác định nhiệm vụ của các địa phương trong tỉnh lúc này là phải giữ vững chính quyền cách mạng vừa được thành lập, giữ gìn trật tự trị an, ổn định mọi mặt đời sống xã hội, đồng thời, đưa Việt Minh ra hoạt động công khai, tổ chức Mặt trận Việt Minh từ tỉnh đến xã, phát triển rộng rãi các đoàn thể cứu quốc… Thực hiện chủ trương trên, tại Hội An, lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân đã tiến hành trấn áp ngay bọn phản cách mạng để bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội. Nhiều sự vụ và âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng liên quan đến bọn mật thám Pháp – Nhật, bọn Việt gian, kể cả bọn Việt quốc và bọn đặc vụ Tàu… đều lần lượt bị ta phanh phui và phá tan. Chính vì vậy, tình hình an ninh chính trị ở Hội An dần dần đi vào ổn định.

Tuy nhiên, “thù trong giặc ngoài” với mưu đồ lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền tay sai vẫn còn đó. Vì vậy, biện pháp hữu hiệu lúc này là phải tổ chức Tổng tuyển cử thành lập chính quyền dân chủ nhân dân. Ngày 6-1-1946, thực hiện quyền bầu cử thiêng liêng lần đầu tiên giành được, nhân dân Hội An cùng với nhân dân cả nước tiến hành bầu cử Quốc hội. “26.250 cử tri không phân biệt nam, nữ, tôn giáo, dân tộc… thay mặt cho 45.553 nhân khẩu thị xã Hội An nô nức tham gia bầu cử Quốc hội. Ngày bầu cử thực sự là ngày biểu dương lực lượng của khối đoàn kết toàn dân và ý chí quyết tâm giữ vững nền độc lập của dân tộc”. [5, tr.123].

Cũng trong thời gian này, để xây dựng và củng cố vững chắc bộ máy chính quyền, cơ cấu đơn vị hành chính ở Hội An được chia làm 8 khu phố. Đứng đầu mỗi khu phố là một chủ tịch. Đến ngày 17-2 -1946, tại Hội An, bầu cử hội đồng nhân dân 3 cấp (tỉnh, thị xã, khu phố) được tiến hành. Theo đó, “Hội đồng nhân dân Thị xã được bầu gồm 15 đại biểu, đã họp phiên đầu tiên bầu ra Ủy ban hành chính Thị do đồng chí Võ Văn Đặng làm chủ tịch. Các ngành trực thuộc Ủy ban hành chính được kiện toàn có hệ thống từ thị xã đến các khu phố như ban quân sự, ban tư pháp, ban công an, ban thông tin tuyên truyền, ban tài chính, ban giao thông và lập thêm ban bình dân học vụ” [5, tr.124].

Bên cạnh việc xây dựng chính quyền các cấp, các đoàn thể cách mạng cũng được củng cố và đi vào hoạt động. Ngay từ tháng 9-1945, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Việt Minh Cửu Long Thị xã, các tổ chức cứu quốc lần lượt được thành lập, trong đó có Hội Nông dân cứu quốc do đồng chí Hoàng Kim Thượng làm bí thư. Sau khi ra đời, Hội Nông dân cứu quốc đã cử cán bộ của mình về tận các khu phố để tuyên truyền, giảng giải cho các hội viên, nông dân về cương lĩnh, điều lệ, và 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Đồng thời cũng qua Hội Nông dân cứu quốc, cuộc vận động nông dân Hội An thực hiện ba công tác lớn do chính phủ đề ra, diệt “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” đã được những kết quả to lớn. Ngoài ra, để chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội cũng như Hội đồng nhân dân các cấp, chính những cán bộ của Hội Nông dân cứu quốc còn là người đã hướng dẫn cặn kẽ cho nông dân về cách thức bầu cử.…

Như vậy, Hội Nông dân cứu quốc Hội An ra đời đã có một vai trò to lớn, trở thành đoàn thể đoàn kết nông dân đứng trong cùng một mặt trận, đồng tâm hiệp lực, từng bước vượt qua những cam go, thử thách trước mắt.

Diệt giặc đói, giặc dốt và xây dựng đời sống văn hoá mới

Nhận thức rõ sự nguy hiểm của giặc đói, thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch và noi gương Người, cũng như ở các địa phương khác, phong trào “ngày đồng tâm”, “hũ gạo tiết kiệm”, “nhường cơm xẻ áo” đã được phát động trên toàn địa bàn Hội An. Chiến dịch “diệt giặc đói” được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Đồng thời, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời thị xã vừa đẩy mạnh phong trào “hũ gạo tiết kiệm”

nhằm cứu đói tạm thời vừara thông báo kêu gọi đồng bào tranh thủ thời gian “tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa”. Để nhanh chóng đưa đất đai vào sản xuất, chính quyền đã chủ động giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp đất đai giữa nhân dân hai làng Thanh Tam và Thanh Nam với bọn cường hào địa chủ Trà Nhiêu diễn ra mấy năm trước và thực hiện quân cấp công điền, công thổ cho nhân dân không phân biệt giàu nghèo, giới tính, thành phần giai cấp hay tôn giáo trong xã hội, nhằm đi tới thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Các đội tuyên truyền về tận các thôn xã khuyến khích nhân dân khai hoang, phục hóa hưởng ứng nhiệt tình phong trào “không một tấc đất bỏ hoang”. Nhiều thứ thuế vô lý mà trước đây nông dân phải gánh chịu đặc biệt là thuế thân được xóa bỏ. Chưa thể thực hiện triệt để “thổ địa cách mạng” nên lúc bấy giờ nông dân đã đấu tranh với địa chủ để đòi giảm tô. Việc tận dụng các quỹ đất còn lại ngoài phần đã canh tác để trồng hoa màu cứu đói tạm thời được đẩy mạnh. Nhiều nông đoàn được tổ chức để giúp đỡ nhau tăng gia sản xuất. Các quỹ “nghĩa thương” cũng được thành lập để giúp nông dân nghèo. Ngoài ra, để giải quyết nhu cầu lương thực, chính quyền còn vận động các nhà giàu bỏ vốn ra lập thương đoàn, mua gạo từ các tỉnh phía Nam về bán cho nhân dân. Đối với số lao động trong các làng nghề thủ công đang thiếu việc làm, chính quyền thị xã vận động họ đưa gia đình lên vùng Phước Sơn khai phá đất đai làm ăn sinh sống, mặt khác, tổ chức các tập đoàn để củng cố hoạt động như tập đoàn dệt ở Kim Bồng… Những chủ trương và biện pháp thiết thực trên đã được nhân dân đồng tình ủng hộ. Chính vì vậy mà nạn đói nhanh chóng bị đẩy lùi.

Bên cạnh việc ngặn chặn được nạn đói, ở Hội An phong trào “diệt giặc dốt”

cũng diễn ra sôi nổi. Nhận thức rõ lời nói của Hồ Chủ tịch “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, nên ngay sau khi có sắc lệnh của Chính phủ về việc thành lập Nha Bình dân học vụ (8-9-1945), cũng như các địa phương khác trên cả nước, phong trào xóa nạn mù chữ ở Hội An phát triển mạnh mẽ. Thị xã đã thành lập Ban Bình dân học vụ do Tống Khuyến làm trưởng ban. Phong trào Bình dân học vụ trở thành phong trào quần chúng sâu rộng. Hầu như khắp các thôn xóm, cơ quan, xí nghiệp, đền chùa, lăng miếu… đều mở các lớp học để dạy cho toàn dân biết chữ. Tại các gia đình, cảnh cha dạy cho con, chồng dạy cho vợ, anh dạy cho em… diễn ra phổ biến. Ngay cả các phiên chợ cũng trở thành nơi học chữ của các bà, các chị. Bên cạnh việc xóa nạn mù chữ cho nhân dân, lúc bấy giờ, được sự chỉ đạo của tỉnh, chính quyền thị xã đã chủ trương xây dựng hệ thống trường công, đồng thời khuyến khích việc mở các trường bán công hoặc

tư thục. Hiện thực hóa chủ trương đó, ngày 15-9-1945, trường trung học Phan Châu Trinh đã khai giảng khóa đầu tiên trên cơ sở vật chất của Trường Tiểu học Nam cũ với 4 phòng học và 270 học sinh. Cùng ngày trường tiểu học của tỉnh cũng được khai giảng gồm các phòng học của Trường Tiểu học Nữ cũ. Như vậy, đây là lần đầu tiên học sinh nam nữ cùng học chung với nhau cùng trong trường lớp của Nhà nước, cũng là lần đầu tiên các môn học được dạy bằng tiếng mẹ đẻ, trong đó học sinh được học kỹ về lịch sử và nền văn hóa dân tộc.

Trong khi “giặc đói, giặc dốt” lần lượt bị đẩy lùi, việc xây dựng đời sống văn hóa mới cũng được chính quyền thị xã hết sức quan tâm và được nhân dân ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình. Bằng sự tuyên truyền, giáo dục của các cấp chính quyền và những nhận thức mới của nhân dân, nhiều hủ tục lạc hậu, các hiện tượng mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội từng bước được xóa bỏ. Nhân dân được hướng vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh, tiến bộ, dân chủ, văn minh … Các buổi diễn kịch, cắm trại, luyện võ dân tộc… được tổ chức thường xuyên trên địa bàn Hội An. Đặc biệt, để phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền, đội kịch “Quyết thắng”

của tỉnh đã ra đời dựa trên đội ngũ diễn viên cốt cán của Hội An…

Ngoài các hoạt động trên, ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Nam bộ, một phong trào “Nam tiến” chiến đấu giải phóng miền Nam được dấy lên trên toàn địa bàn thị xã. Nhiều thanh niên Hội An với nhiệt huyết của tuổi trẻ và lòng yêu nước nồng nàn đã tình nguyện ghi tên vào Nam giết giặc, cứu nước. Trong số đó, nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Như vậy, những ngày đầu sau cách mạng, một đời sống mới đang được hình thành trên quê hương Hội An. Nhân dân được hưởng những thành quả đầu tiên của cách mạng nên càng thêm tin yêu chế độ mới và quyết tâm bảo vệ những thành quả mà cách mạng vừa mới đạt được.

3.2. Nông dân Hội An cùng nhân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954)

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w