Xây dựng và củng cố tổ chức Hội Nông dân thị xã HộiAn (197 7 1985)

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 103 - 107)

Sau ngày Hội An hoàn toàn giải phóng (28/3/1975), để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, tháng 4/1975 Ban chấp hành Nông hội Thị xã đã được củng cố, hình thành do đồng chí Trần Xuân Tính làm bí thư. Trong giai đoạn này, quy mô của Hội không ngừng được mở rộng. Nếu như vào tháng 6 năm 1975 Nông hội thị xã mới chỉ có 28 phân hội, 114 tổ hội viên với số lượng cán bộ chưa đầy 100 người, thì đến năm 1978, toàn thị xã đã có 29 phân hội, 133 tổ với 1.025 hội viên. Nông hội thị xã đặc biệt quan tâm công tác đào tạo cán bộ cơ sở nhằm phục vụ thiết thực cho công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đang triển khai và phối hợp mở hai lớp bồi dưỡng cán bộ cho 2 hợp tác xã nông nghiệp điển hình Cẩm Châu và Cẩm Hà. Bên cạnh đó, Nông hội thị xã tập trung chỉ đạo củng cố Ban chấp hành Nông hội xã, phường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hội và hội viên.

Song song với việc kiện toàn tổ chức Nông hội thị, các cấp hội cơ sở từ xã, phường đến thôn cũng dần dần được hình thành. Việc xúc tiến thành lập BCH Nông hội ở Cẩm Châu, Cẩm Hà, Cẩm An, Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Phô, Cẩm Nam và Sơn Phong được đẩy mạnh. Đến năm 1978, tổ chức Hội hầu như đã được xây dựng ở tất cả các xã phường này. Bên cạnh đó, bộ máy nông hội ở cấp thôn cũng được xác lập với 35 phân hội và 105 cán bộ. Thậm chí, dưới cấp thôn còn hình thành 79 tiểu tổ nông hội, thu hút 237 hội viên tham gia. Trong 6 tháng đầu năm 1979, nông hội thị xã tiếp tục mở rộng quy mô, kết nạp thêm được 797 hội viên.

Thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TV ngày 10/4/1977 về kế hoạch tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp và Nghị quyết 07/NQ-TV ngày 31/8/1977 về vấn đề phát triển và cải tạo nông nghiệp của Thường vụ Tỉnh ủy, Nông hội thị xã cũng như các xã phường, dưới sự chỉ đạo của Thị ủy và cấp ủy địa phương, tích cực tuyên truyền, vận động nông dân hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ khi vào hợp tác xã, phân tích cho bà con nông dân nắm rõ tính tất yếu của con đường làm ăn tập thể dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hiểu rõ những hạn chế của tư tưởng cá thể, cung cách làm ăn nhỏ lẻ, trên cơ sở đó vận động nông dân tự nguyện gia nhập hợp tác xã.

Căn cứ Nghị quyết Đại hội IV, ngày 25/6/1977, Ban Bí thư ra thông báo số 16- TB/TW về việc thành lập Ban Trù bị Đại hội đại biểu Nông dân tập thể Trung ương. Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư đồng thời đáp ứng cho nhiệm vụ cải tạo nông nghiệp, xây dựng hợp tác hoá nông nghiệp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng đã ra chỉ thị số 12/CT-TV ngày 15/02/1979 về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác xây dựng Hội Nông dân tập thể”, trong đó nêu rõ: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể Mặt trận và Đảng đoàn Nông dân cần chuyển tổ chức Nông hội thành Hội Nông dân tập thể và có kế hoạch cụ thể hướng dẫn cho các địa phương tổ chức thực hiện.

Ngày 27/9/1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 78-CT/TW về việc tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam. Nhiệm vụ của Hội là: tập hợp, đoàn kết rộng rãi nông dân lao động, giáo dục vận động nông dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam; Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức vận động nông dân thi đua lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới, con người mới và bảo vệ Tổ quốc; có quyền và trách nhiệm giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở nông thôn; phản ảnh kịp thời mọi nguyện vọng của nông dân với Đảng, Nhà nước; vận động nông dân tổ chức đời sống mới. Theo đó Ban Nông hội tỉnh tiến hành đổi tên thành Hội Liên hiệp Nông dân tập thể tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và chỉ đạo các huyện, thị triển khai thực hiện.

Trên cơ sở chủ trương của cấp trên, Ban Thường vụ Thị ủy Hội An đã tập trung chỉ đạo Hội Liên hiệp Nông dân tập thể tiến hành Đại hội. Ngày 29 tháng 01 năm 1980, Đại hội lần thứ III Hội Liên hiệp Nông dân tập thể thị xã Hội An đã diễn ra. Đại hội đã tổng kết thời gian 5 năm xây dựng và phát triển Hội. Bên cạnh việc tổng kết hoạt động của Hội và phong trào nông dân phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, Đại hội đã vạch ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Hội cũng như những biện pháp nhằm phát huy năng lực làm chủ tập thể của nông dân trong việc tiến hành ba cuộc cách mạng ở nông thôn, phát triển kinh tế gia đình, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước trong nhiệm kỳ 1981 - 1983. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Nông dân tập thể thị xã gồm 15 đồng chí do đồng chí Trương Văn Nam làm Bí thư, các đồng chí Lê Nhứt và Phạm Tài làm Phó bí thư Nông hội.

Đại hội Hội Liên hiệp Nông dân tập thể thị xã Hội An là một trong những đơn vị chọn làm điểm của Tỉnh, do vậy việc xác định kỳ Đại hội chưa thật chính xác, là Đại hội lần thứ III song thực chất đây là Đại hội đầu tiên của tổ chức Hội Nông dân trên địa bàn thị xã.

Thực hiện Chỉ thị số 78-CT/TW của Ban Bí thư, ngày 07 tháng 8 năm 1980, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Quyết định số 54/QĐ-TV thành lập Ban vận động Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Nông dân tập thể tỉnh gồm 7 thành viên, có nhiệm vụ cùng với

các cấp ủy, các ngành có liên quan chuẩn bị mọi mặt để tiến hành Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Nông dân tập thể ở các cấp đạt kết quả.

Thực hiện Thông tri 02/TT-TV ngày 25/02/1983 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo tổ chức Đại hội đại biểu Nông dân tập thể ở huyện, thị, thành phố tiến tới Đại hội lần thứ nhất Hội Liên hiệp Nông dân tập thể tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Tháng 6 năm 1983, theo sự chỉ đạo và thống nhất của Hội Nông dân tỉnh và Ban Thường vụ thị ủy, Hội Liên hiệp Nông dân tập thể thị xã Hội An đã tiến hành đại hội lần thứ IV (1983 - 1986), Đại hội đã tổng kết những thành quả đã đạt được trong công tác Hội và phong trào nông dân trên các lĩnh vực chính trị tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trong nhiệm kỳ III; thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục đồng thời vạch ra nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Hội trong nhiệm kỳ IV. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Hội Liên hiệp Nông dân tập thể thị xã gồm 21 đồng chí, do đồng chí Huỳnh Hồng làm Chủ tịch, đồng chí Lê Bạn Phó chủ tịch đồng thời Đại hội cũng đã bầu đoàn đại biểu dự Đại hội Hội liên hiệp Nông dân tập thể tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lần thứ I.

Trong 2 năm 1984, 1985, thực hiện Chỉ thị về việc khuyến khích và hướng dẫn phát triển kinh tế gia đình (01/1984), cũng như Chỉ thị giao đất, giao rừng đến hộ nông dân (29/01/1985) của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban chấp hành Hội Liên hiệp Nông dân tập thể các cấp của Hội An đã phối hợp với các ban ngành và các đoàn thể quần chúng trên địa bàn thị xã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền giáo dục cho hội viên nông dân về các nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, Hội còn đứng ra tổ chức hội thảo kinh tế hộ gia đình, nhằm trao đổi thảo luận về cung cách làm ăn mới để nâng cao đời sống nông dân thị xã. Về công tác tổ chức, song song với việc giới thiệu những cán bộ xuất sắc cho chính quyền các cấp, phong trào “xây dựng hội viên 4 tốt” được các cấp Hội phát động và duy trì. Trong những năm 1984 – 1985, trung bình hàng năm kết nạp được khoảng 200 hội viên. Việc phát thẻ hội viên tiên tiến cũng có tác dụng tốt. Đến tháng 9 năm 1985, trên toàn địa bàn thị xã đã có 720 hội viên tiên tiến Những kết quả trên đây đã phần nào phản ảnh sự lãnh đạo đúng đắn của Ban chấp hành Hội Liên hiệp Nông dân Thị xã Hội An trong việc cụ thể hóa đường lối của Đảng và Nhà nước về nông dân – nông nghiệp – nông thôn trong giai đoạn này.

** * * *

Nhìn chung, trong thập niên đầu sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng (1975 – 1985), mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách do hậu quả của chiến tranh, nhưng nhân dân Hội An nói chung, nông dân nói riêng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và Hội Liên hiệp Nông dân tập thể thị xã, đã nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống, đẩy mạnh phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá – xã hội mới. Song song với công tác tuyên truyền, vận động quần

chúng, công tác củng cố và xây dựng tổ chức Hội được chú trọng, nhất là từ khi Hội Liên hiệp Nông dân tập thể thị xã Hội An tiến hành Đại hội đầu tiên của mình. Trong khoảng thời gian hoạt động từ năm 1980 đến 1983, Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Hội An đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong việc tập hợp, hướng dẫn nông dân phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và đã đạt được những kết quả to lớn trên nhiều mặt. Về mặt củng cố tổ chức, Hội cũng không ngừng được kiện toàn và hoàn thiện: Ban chấp hành Nông hội giai đoạn trước năm 1979 còn mang tính chất bổ nhiệm, chỉ định của Đảng; đến đầu năm 1980 Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Nông dân tập thể thị xã Hội An, do chính những đại biểu nông dân trực tiếp bầu ra với một đội ngũ thành viên ban chấp hành hùng hậu là 15 người.

Trong quá trình lãnh đạo phong trào nông dân trên địa bàn, Hội Liên hiệp Nông dân tập thể thị xã Hội An đã thể hiện sự linh động, sáng tạo của mình trong việc tìm ra những giải pháp hiệu quả, nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân phù hợp với tình hình của địa phương. Tất cả những điều đó đã là điều kiện, tiền đề hết sức thuận lợi để Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Hội An tiếp tục đưa phong trào nông dân đi lên và đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong các giai đoạn sau.

Chương 6

PHONG TRÀO NÔNG DÂN VÀ HỘI NÔNG DÂN HỘI AN THỜI KỲ ĐỔIMỚI MỚI

(1986 – 2010)

6.1. Phong trào nông dân và Hội Nông dân Hội An trong những năm đầucủa thời kỳ đổi mới (1986 – 1996) của thời kỳ đổi mới (1986 – 1996)

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w