Đồng chí Nguyễn Nhạc (Thưởng) là một đảng viên hợp pháp của ta ở Ngọc Thành Nửa đêm, bọn mật vụ cảnh sát ngụy đã đến nhà bắt đồng chí

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 68 - 70)

- Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, chống “tố cộng, diệt cộng”, bảo toàn lực lượng cách mạng (1954 – 1960)

21 Đồng chí Nguyễn Nhạc (Thưởng) là một đảng viên hợp pháp của ta ở Ngọc Thành Nửa đêm, bọn mật vụ cảnh sát ngụy đã đến nhà bắt đồng chí

Ngọc Thành. Nửa đêm, bọn mật vụ cảnh sát ngụy đã đến nhà bắt đồng chí đem đi tra tấn rất dã man. Trước roi đòn của kẻ thù, đồng chí đã thể hiện khí phách kiên cường bất khuất của mình, không khai báo bất cứ điều gì. Chúng đã mỗ bụng đồng chí rồi bỏ vào bao tời thả xuống sông Hội An.

Tiếp sau sự kiện ngụy quyền bắt và giết hại dã man đồng chí Nguyễn Nhạc, ngày 29 tháng 9 năm 1955, địch đưa một trung đội đến đập phá đài tưởng niệm liệt sĩ ở Vĩnh Thành. Do biết trước, quần chúng ở khu Nam đã kéo đến đấu tranh giằng co quyết liệt với địch.

Nhằm đấu tranh chống lại trò “trưng cầu dân ý”, “bầu cử Quốc hội” lừa bịp của kẻ thù, ngày 23 tháng 10 năm 1955, khi bị ngụy quyền cưỡng ép bỏ phiếu và phải làm theo hướng dẫn của chúng “phiếu xanh bỏ giỏ, phiếu đỏ bỏ thùng”, nhân dân Hội An đã tìm mọi cách tránh né. “Tại các phòng bỏ phiếu, đồng bào ta giả vờ gây chuyện cãi nhau ầm ĩ gây mất trật tự, bỏ phiếu có in hình Diệm vào quần để về nộp cho cán bộ ta. Truyền đơn chống Diệm được nòng cốt mang đến bỏ vào thùng phiếu. Nhiều điểm bỏ phiếu, đồng bào đấu tranh quyết liệt, xé phiếu in hình Diệm, có chị giả vờ chuyển dạ nằm ngay trước thùng phiếu giãy giụa, có nơi đồng bào xông vào đập nát thùng phiếu, vây đánh các tên tay sai, buộc chúng phải tháo chạy về nội ô”[5, tr.221].

Trong khi bỏ phiếu, nhân sự kiện nhiều đồng bào ta ở làng Hà Gia, Hà My (nay là Điện Dương) bị địch bắn chết và bị thương tại điểm bỏ phiếu, đồng bào đã khiêng xác những người bị địch bắn chết vào nội ô và đã làm bùng lên một cuộc biểu tình lớn thu hút khoảng 1000 người tham gia. Trên đường đi, nhân dân An Bàng, Tân Thành, Cẩm Hà tham gia cùng với nhân dân Hà Gia. Đoàn biểu tình vừa đi vừa hô to khẩu hiệu: “Đả đảo đàn áp nhân dân”, “Nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ”. Mặc dù quần chúng chỉ đấu tranh hòa bình, không có vũ khí trong tay nhưng “bọn ngụy quyền đã thẳng tay đàn áp làm chết thêm 4 người, bị thương hàng trăm người và bắt 470 người giam vào nhà lao Hội An”[34]. Như vậy, mặc dù càng về sau chính quyền Diệm càng bộc lộ bộ mặt dã man và tàn bạo của nó, tăng cường đàn áp và khủng bố nhân dân, nhưng phong trào đấu tranh chính trị của đồng bào Hội An đòi hiệp thương tổng tuyển vẫn diễn ra liên tục, sôi nổi, sâu rộng và quyết liệt. Điều đặc biệt là trong từng thời điểm Đảng bộ và nhân dân Hội An đã biết kết hợp giữa các mục tiêu đòi hiệp thương tổng tuyển cử với các mục tiêu đòi dân sinh, dân chủ, “chống khủng bố, đàn áp nhân dân”…Đây là một sự vận dụng sáng tạo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng vào tình hình cụ thể của Hội An.

Từ giữa năm 1956, địch đẩy mạnh “tố cộng” ở Hội An. Chúng tập trung đánh phá, “theo dõi từng hũ gạo trong nhà, từng gói cơm mang ra ngoài đồng ăn trưa, gây không khí chết chóc bao trùm khắp nông thôn”. Trong bối cảnh đó, nhân dân Hội An vẫn không hề nao núng, âm thầm hoạt động, tiếp tế cho cán bộ và tìm cách đấu tranh hợp pháp góp phần giữ lửa cách mạng. “Nhân dân Hội An đã xây dựng hầm bí mật nuôi giấu, bảo vệ cán bộ, đảng viên. Có những hầm bố trí ngay dưới bàn thờ hoặc làm bằng phên đôi ngay trong nhà. Có những hầm được xây dựng trong khu vườn gia đình hay trên các trục đường ven sông hoặc trong các khu dừa nước. Nhân dân có trăm phương nghìn kế, nghĩ ra nhiều cách đánh lừa địch, tận dụng hết mọi khả năng để che chở, nuôi giấu, tiếp tế, thông báo tình hình cho cán bộ, khi bất trắc thì sẵn sàng giải thoát cho cán bộ nhận lãnh sự hi sinh về mình. Những gia đình mẹ Thuận (An Mỹ - Cẩm Châu), chị Trành, ông Chuẩn (Trà Quế, Cẩm Hà)…bị địch bắt tra tấn, hành hạ năm lần bảy lượt nhưng khi được thả về lại tiếp tục liên lạc, nuôi giấu, tiếp tế cho cán

bộ. Còn biết bao tấm gương khác đã chứng minh tình máu thịt giữa Đảng với dân ngày càng được tôi luyện qua cơn thử thách hiểm nghèo” [5, tr.228]. Và mặc dù chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” của chính quyền Diệm đã gây ra nhiều tổn thất khó khăn cho cách mạng, nhưng phong trào đấu tranh của đồng bào Hội An đã thể hiện một niềm tin sắt đá vào sự lãnh đạo của Đảng và khát vọng hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Đó chính là niềm tin, sức mạnh, là động lực để Thị ủy tiếp tục lãnh đạo nhân dân Hội An đấu tranh chống lại những thủ đoạn và mưu mới của kẻ thù.

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w