Nông dân HộiAn tham gia cao trào kháng Nhật cứu nước, khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám (1944 – 1945)

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 36 - 40)

chính quyền trong Cách mạng tháng Tám (1944 – 1945)

Từ cuối năm 1944 đến năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ở Đông Dương, lực lượng Pháp đang ráo riết hoạt động chờ thời cơ phản công quân Nhật, mẫu thuẫn Nhật – Pháp trở nên gay gắt. Để tránh Pháp đánh tập hậu khi quân Đồng minh tiến vào Đông Dương, đêm ngày 9-3-1945, quân Nhật làm cuộc đảo chính Pháp, độc chiếm toàn cõi Đông Dương.

Tại Hội An, toàn bộ quân Pháp bị bắt. Chiều ngày 10-3, Nhật dán bố cáo khắp nơi lừa bịp nhân dân rằng Nhật đã lật đổ chính quyền của Pháp và cho “Việt Nam độc lập”. Trước những luận điệu tuyên truyền mị dân của Nhật, ở Hội An đã xuất hiện một số tổ chức thân Nhật như “Dân ủy”, “Đoàn Thanh niên Việt Nam”, “Tân Lập hiến”… gây ảnh hưởng xấu cho phong trào cách mạng trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa.

Đúng lúc này các tài liệu quan trọng của Trung ương đã đến được Thị ủy Hội An9, trong đó quan trọng nhất là Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra ngày 12-3-1945. Chỉ thị đã xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật, thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp” bằng khẩu hiệu

“Đánh đuổi phát xít Nhật” và đưa ra khẩu hiệu “Thành lập chính quyền cách mạng để chống lại chính quyền bù nhìn thân Nhật”, Trung ương cũng quyết định phát động một cao trào “Kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”. Những tài liệu quan trọng này của Trung ương đã giúp Thị ủy Hội An vạch trần âm mưu “độc lập” giả hiệu của Nhật và bộ mặt của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, lãnh đạo nhân dân tập trung vào mục tiêu “đánh đổ phát xít Nhật, đánh đổ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, khởi nghĩa giành chính quyền”.

Tháng 5-1945, Thị ủy Hội An tổ chức Hội nghị mở rộng tại nhà bà Khóa (ấp Trung Châu, Kim Bồng) để bàn kế hoạch triển khai chủ trương của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị cũng đã phân công trực tiếp từng cán bộ phụ trách, nhanh chóng phát triển các tổ chức cứu quốc để gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa.

Hưởng ứng cao trào kháng Nhật cứu nước, Hội Nông dân cứu quốc Hội An đã vận động nông dân chống địch bắt lính, chống lệnh thu thuế, chống thu mua bông vải, dầu phụng… với giá rẻ mạt, đấu tranh đòi bán gạo cho dân theo giá quy định, tham gia các cuộc mít tinh vạch trần âm mưu“độc lập” giả hiệu của Nhật, phát động nông dân tẩy chay chính phủ Trần Trọng Kim.

Để chuẩn bị lực lượng vũ trang cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền, được sự tuyên truyền, vận động của Hội Nông dân cứu quốc các xã, nông dân đã tích cực 9 Do đồng chí Hồng Xích Tâm đưa vào tại nhà đồng chí Nguyễn Sang [7, tr.176]

tham gia vào các đội tự vệ vũ trang, sôi nổi luyện tập quân sự. Hầu như làng xã nào cũng có đội tự vệ cứu quốc với vài chục hội viên. Cả Hội An có trên 1000 hội viên. Riêng ở Ngọc Thành, Vĩnh Hưng, Ngọc Uẩn và Thanh Hà đã thành lập cả trung đội tự vệ, trong đó đa số là nông dân, hằng đêm các đơn vị đều tập trung luyện tập tại bãi cát ấp Phước Thắng, ngoài tập các môn quân sự thường thức còn học các môn võ dân tộc. Ngoài ra, nông dân còn đóng góp mâm thau, nồi đồng… để rèn đúc vũ khí, các chị em nông dân thì hăng hái may cờ đỏ sao vàng chuẩn bị cho ngày khởi nghĩa. Không khí chuẩn bị cho ngày khởi nghĩa đã sục sôi ở khắp các xóm làng.

Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật đang khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của quân Đồng minh; quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân đồng minh vào.

Căn cứ vào những chuyển biến mau lẹ trong thời gian đầu tháng Tám năm 1945, ngày 14-8-1945, Tỉnh ủy họp hội nghị tại Tam Kỳ đã nhận định: “Điều kiện khách quan và chủ quan trong nước cũng như trong tỉnh đã chín muồi. Thời cơ khởi nghĩa đã đến, không nên ngồi chờ chỉ thị của Trung ương mà phải kịp thời hành động” [5, tr.95]. Trên cơ sở nhận định đó, Tỉnh ủy nhất trí quyết định phát động nhân dân trong toàn tỉnh dấy lên khởi nghĩa giành chính quyền và thành lập Ủy ban Khởi nghĩa.

Chấp hành nghị quyết của Tỉnh ủy, ngày 15-8-1945, đồng chí Nguyễn Phe cấp tốc triệu tập cuộc họp Thị ủy Hội An tại Kim Bồng để phổ biến nghị quyết và kế hoạch khởi nghĩa của Tỉnh ủy. Đồng thời Thị ủy cũng đề ra kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa.

Cũng trong ngày 15-8-1945, phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Ở Đông Dương, quân đội Nhật mất tinh thần, hoang mang cực độ. Chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim hầu như tê liệt.

Ở Hội An, đến ngày 17-8-1945, hoàn toàn không còn quân lính Nhật. Ở đồn Bảo an và đồn Cửa Đại, quân lính đã rút đi gần hết. Số binh lính còn lại hoặc hoang mang dao động, hoặc đều có xu hướng ngả về phía lực lượng cách mạng.

Với tình hình thực tế trên ở Hội An, Thường vụ Tỉnh ủy và thường trực Ủy ban Khởi nghĩa đã quyết định cho Hội An khởi nghĩa vào đêm 17-8-1945.

Thực hiện chỉ thị của Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Ủy ban Khởi nghĩa, nông dân Kim Bồng, Cẩm Phô, Thanh Hà đã nổi dậy khởi nghĩa làm chủ gần như toàn xã ngay trong đêm 17-8. Bộ máy lý hương bị khống chế, một số tham gia tổ chức cứu quốc.

Vào lúc 3 giờ sáng ngày 18-8-1945, trong nội ô, cuộc khởi nghĩa của nhân dân bắt đầu. Lực lượng khởi nghĩa gồm các đội tự vệ vũ trang và lực lượng quần chúng nhân dân, trong đó đa số là nông dân tay cầm giáo, mác, gậy, gộc, câu liêm,

cuốc, rựa làm vũ khí từ các xóm Ngọc Thành, Thanh Hà, Kim Bồng, Cẩm Phô tiến xuống Chùa Cầu để vào thành phố cướp chính quyền. Đoàn quân khởi nghĩa đi đến đâu cũng đều hô vang khẩu hiệu, phất cờ, kêu gọi quần chúng hưởng ứng tiếp tục gia nhập đoàn quân đến đó. Lực lượng tự vệ xung kích quần chúng bao vây, cơ sở bên trong mở cửa, quần chúng chiếm đồn Bảo an, phá kho vũ khí, tịch thu hơn 120 khẩu súng trang bị ngay cho lực lượng tự vệ, tỏa đi giải phóng các xã huyện lân cận. Ủy ban Khởi nghĩa tuyên bố chính quyền thuộc về nhân dân, kéo cờ đỏ sao vàng lên kêu gọi anh em binh lính tham gia lực lượng cách mạng, bố trí lực lượng canh gác đồn. Đoàn quân khởi nghĩa nhanh chóng kéo đến bao vây Tòa tỉnh đường, Tỉnh trưởng Tôn Thất Giáng run sợ giao nộp ấn tín, tài liệu, sổ sách cho cách mạng. Đến 6 giờ sáng ngày 18- 8-1945, Hội An đã hoàn toàn giành được chính quyền về tay cách mạng.

Sau khi giành được chính quyền ở Hội An, Ủy ban khởi nghĩa đưa một đoàn tự vệ vũ trang chuyển vũ khí, tiền bạc, tài liệu quan trọng lên Duy Xuyên theo chỉ thị của Tỉnh ủy. Sau đó, đoàn tiếp tục đi vào phía Nam hỗ trợ cho các huyện khởi nghĩa.

7 giờ sáng ngày 18.8, đoàn tự vệ vũ trang được tổ chức gồm 1 đại đội tự vệ Kim Bồng được trang bị vũ khí đầy đủ do đồng chí Nguyễn Thanh Sơn làm đại đội trưởng. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Toàn, đoàn xuất phát từ tòa tỉnh trưởng tiến lên hướng Vĩnh Điện đi hỗ trợ cho lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền ở các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kì, Tiên Phước nổ ra kịp thời.

Như vậy, sau 15 năm đấu tranh liên tục dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hội An đã làm nên chiến công vang dội, là địa phương đầu tiên ở Quảng Nam giành được chính quyền về tay cách mạng, đồng thời còn hỗ trợ, tạo điều kiện cho các huyện khác trong tỉnh giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa. Trong thắng lợi đó, nông dân Hội An có quyền tự hào về những đóng góp của mình. Là lực lượng đông đảo nhất trong hầu hết các phong trào đấu tranh, nông dân với nhiệt tình cách mạng và tình yêu quê hương đất nước đã không ngại nguy hiểm, khó khăn, bất chấp bắt bớ, tù đày, âm thầm nuôi giấu cán bộ, bảo vệ Đảng tránh khỏi sự lùng sục, truy bắt của quân địch, trực tiếp tham gia khởi nghĩa giành chính quyền trong các đội tự vệ, kiên cường đấu tranh chống bọn quan lại, cường hào ở các làng xã nhũng nhiễu, hà hiếp nhân dân… Qua đấu tranh, nông dân ngày càng trưởng thành về mọi mặt, nhiều người đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, trở thành những cán bộ lãnh đạo có năng lực, làm nòng cốt cho các giai đoạn cách mạng sau này.

* ** *

Thời kỳ 1930 - 1945 là giai đoạn lịch sử quan trọng đánh dấu một bước phát triển có tính chất quyết định của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời. Đây cũng là giai đoạn đầy khó khăn đối với phong trào cách mạng ở Hội An cũng như tỉnh Quảng Nam, tổ chức Đảng liên tục bị bể vỡ, cán bộ đảng viên bị

lùng sục, bắt bớ nhưng nhờ có địa bàn nông thôn với sự ủng hộ, che chở của đông đảo nông dân nên các cán bộ đảng viên đều được đùm bọc, bảo vệ và tạo điều kiện để gây dựng lại tổ chức. Có thể nói, giai đoạn này Hội An như một mắt xích quan trọng để liên kết, phục hồi và phát triển các tổ chức đảng ở Quảng Nam – Đà Nẵng, góp phần làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay nhân dân, chấm dứt hàng nghìn năm cai trị và bóc lột của chế độ phong kiến thực dân, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên của độc lập tự do và hạnh phúc cho toàn dân.

Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hội An đã góp phần quan trọng làm cho tỉnh Quảng Nam trở thành một trong bốn địa phương khởi nghĩa giành thắng lợi đầu tiên trong cả nước. Thắng lợi này đã minh chứng cho tinh thần, khả năng và vai trò cách mạng to lớn của nông dân và nhân dân Hội An trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Suốt 15 năm đấu tranh, lúc cao trào cũng như lúc thoái trào, lúc tương đối thuận lợi cũng như lúc cực kỳ khó khăn, nông dân Hội An luôn một lòng hướng về Đảng, tích cực hưởng ứng các phong trào cách mạng, luôn là lực lượng đông đảo nhất trong các tổ chức đoàn thể yêu nước, xứng đáng là đội quân chính trị chủ lực của cách mạng .

Cũng trong 15 năm ấy, tổ chức của nông dân với nhiều tên gọi khác nhau đã từng bước được hình thành, tuy chưa hoàn chỉnh thành một hệ thống từ làng cho đến thị - thành, chưa đồng đều giữa các địa phương do kẻ thù liên tục khủng bố, đàn áp, các tổ chức cơ sở đảng ở Hội An liên tục bị vỡ, nhưng các tổ chức này đã thể hiện được vai trò đoàn kết, lãnh đạo nông dân trong một tổ chức thống nhất đấu tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc, đã thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng với nông dân. Thắng lợi và những bài học kinh nghiệm trong phong trào đấu tranh của nông dân Hội An giai đoạn 1930 - 1945 sẽ là những bài học kinh nghiệm quý cho phong trào cách mạng về sau.

Chương 3

NÔNG DÂN HỘI AN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂNPHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954) PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954)

3.1. Tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân, diệt giặcđói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và xây dựng đời sống văn hóa mới (1945 – 1946) đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và xây dựng đời sống văn hóa mới (1945 – 1946)

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w