- Nông dân HộiAn chuyển hướng hoạt động theo chủ trương giải phóng dân tộc của Đảng (1939 – 1943)
7 Cồn Nổi, sau này còn có tên là Cồn Kiện, Cồn Thuận Tình
sông không cho lính đem cột mốc lên bờ. Bọn lính đàn áp, lập tức đồng bào lấy gậy gộc đã chôn giấu ngay từ trước đánh trả, lợi dụng gió nam đang thổi, đồng bào hất cát bay mù mịt. Tên giám binh Pháp là Lan-vơ-be bị sưng mặt, Tri phủ Điện Bàn bị thương, quân lính bị bao vây. Bố chính Quảng Nam hoảng sợ yêu cầu đồng bào ngừng đánh để các quan về rồi sẽ giải quyết sau.
Hai ngày sau, địch điều lính từ Đà Nẵng kéo vào đàn áp cuộc đấu tranh, chúng lùng bắt 102 người của hai làng, trong đó có cả chánh tổng, lý trưởng, ngũ hương. Có người bị kết án tù chung thân, ai nhẹ nhất cũng bị án treo. Riêng vùng cồn Nổi vẫn thuộc về nhân dân hai làng Thanh Tam và Thanh Nam canh tác.
Có thể nói, vụ việc này không đơn thuần là cuộc tranh chấp đất đai mà đây là một cuộc đấu tranh bạo lực trực diện của nông dân chống lại sự bất công, áp chế của bọn quan lại cường hào địa phương. Nó cho thấy tinh thần phản kháng quyết liệt, sức mạnh đấu tranh quật khởi và tinh thần đoàn kết của nông dân Hội An trong cuộc đấu tranh chống lại chính quyền thực dân phong kiến.
Không chỉ đấu tranh chống bọn cường hào quan lại áp bức bất công, được sự tuyên truyền vận động của Hội Nông dân cứu quốc, nông dân khắp các làng xã còn âm thầm ủng hộ, giúp đỡ cách mạng, nuôi dấu cán bộ, chăm lo thuốc men, cơm cháo lúc cán bộ ốm đau, mưu trí đánh lừa mật thám, cất giấu tài liệu của Đảng, vượt vòng vây của địch để đưa đường, chuyển tài liệu bí mật quan trọng cho các cơ quan xứ ủy Trung kỳ, cơ quan Tỉnh ủy và các tỉnh bạn. Nhiều gia đình nông dân đã trở thành chỗ dựa tin cậy của Đảng như gia đình cụ Bốn Kiết đã nuôi dưỡng đồng chí Huỳnh Đắc Hương. Nhà rất nghèo, hằng ngày cụ đã chắp nối từng mảnh vải vụn thành áo, thành gối, áo lót đưa ra chợ bán lấy tiền nuôi cán bộ, giúp anh chị em bị tù ở nhà lao Hội An [50, tr.77]. Đồng chí Võ Toàn và Nguyễn Sắc Kim, cán bộ Tỉnh ủy, trong thời gian này đang bị địch lùng sục khắp nơi, ảnh của hai đồng chí được dán khắp các ngả đường, chính quyền thực dân còn treo giải thưởng rất hậu cho những ai bắt được hai chiến sĩ cách mạng của ta, nhưng hai đồng chí đi đến đâu cũng được bà con nông dân nuôi dấu, bảo vệ chu đáo, giúp hai đồng chí tổ chức mít tinh, triển khai tinh thần Nghị quyết VIII của Trung ương Đảng. Những việc làm, hành động cao đẹp đó đã chứng minh tinh thần yêu nước, lòng trung thành và sự tin tưởng của nông dân đối với cách mạng. Chính điều đó đã giúp cho phong trào cách mạng của Hội An trong giai đoạn này dù bị khủng bố ác liệt vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.
Đầu năm 1942, phong trào cứu quốc trong tỉnh phát triển mạnh, đồng thời cũng bộc lộ một số nhược điểm như một số vùng tổ chức mít tinh, diễn thuyết, tập du kích, kết nạp hội viên vào đội cứu quốc quá công khai ồ ạt; Đảng bộ chủ trương tranh đấu quá trớn không lường trình độ hiện có của quần chúng và năng lực thực tế của Đảng bộ [50, tr.84].
Nhận thấy hạn chế đó, Tỉnh ủy Quảng Nam mở Hội nghị kiểm điểm tình hình (đầu năm 1942), và ra Nghị quyết quan trọng gọi là Thông báo khẩn cấp của Thường
vụ Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Tứ Xuyên8. Nghị quyết đặc biệt nhấn mạnh vào mục tiêu
“chuẩn bị đầy đủ lực lượng chính trị, kinh tế, quân sự và phương pháp cách mạng để đón thời cơ vũ trang khởi nghĩa đánh đổ kẻ thù Pháp, Nhật và bọn Việt gian, giành lại đất nước ta một tương lai chói lọi” [7, tr.162].
Hưởng ứng chủ trương của Tỉnh ủy, phong trào tổ chức mít tinh quần chúng diễn ra khắp các làng xã ở Hội An. Nhân Tết âm lịch Quý Mùi (2-1943), Ủy ban vận động Việt Minh Hội An đã tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày chiến thắng Đống Đa tại rừng dương phía tây Ngọc Thành. Đông đảo quần chúng đã đến dự, trong đó có hơn một nửa là nông dân. Tại buổi mít tinh, đồng chí Võ Văn Đặng đã kêu gọi toàn dân phát huy truyền thống kiên cường của cha ông, hăng hái tham gia Mặt trận Việt Minh, đánh đổ phát xít Nhật Pháp, giành chính quyền về tay nhân dân. Cùng với việc mở mít tinh, các chi bộ đảng và các tổ chức đoàn thể còn treo cờ, căng biểu ngữ, viết khẩu hiệu, rải truyền đơn khắp nơi để tuyên truyền kêu gọi đồng bào tham gia đấu tranh chống chính sách đàn áp, khủng bố, cướp bóc của Pháp, Nhật; ủng hộ Mặt trận Việt Minh đánh đổ Pháp, Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.
Từ các hoạt động tuyên truyền trên, nông dân càng hiểu hơn chủ trương đường lối của Đảng, Chương trình, Điều lệ Việt Minh; tích cực ủng hộ cách mạng, nhận nuôi giấu cán bộ, làm cơ sở cho cách mạng; tự nguyện gia nhập Hội Nông dân Cứu quốc, tham gia đội tự vệ... Nhân dịp Tết Nguyên Đán năm 1942, Xứ ủy Trung kỳ chủ trương quyên góp vật chất ủng hộ đội du kích Bắc Sơn, Hội Nông dân cứu quốc Hội An đã vận động đông đảo nông dân nhiệt tình hưởng ứng, đóng góp nhiều quà bánh, tiền bạc, quần áo… Cũng trong thời gian này, Tỉnh ủy phát hành vé số cứu quốc nhằm gây quỹ hoạt động, nông dân Hội An đã tham gia tích cực, vừa mua vé số ủng hộ, vừa tuyên truyền, vận động các tầng lớp khác tham gia. Kết quả Hội An là một trong hai địa phương bán được vé số nhiều nhất. Đến tháng 4-1943, do việc bán vé số bị lộ, địch ráo riết truy lùng, bắt giam nhiều hội viên Nông dân Cứu quốc.
Mặc dù bị địch khủng bố ác liệt, Thị ủy Hội An bị vỡ nặng, một số đoàn thể cứu quốc phải ngừng hoạt động nhưng nhìn chung phong trào nông dân cứu quốc vẫn được giữ vững, các tổ chức biến tướng như trợ tang, đồng dân, vòng công vẫn tiếp tục hoạt động, chờ thời cơ cách mạng.
Nhìn chung, trong giai đoạn này, Hội Nông dân Cứu quốc Hội An ngày càng được củng cố và mở rộng, số hội viên tham gia ngày càng đông, ý thức chính trị của hội viên được nâng lên rõ rệt, vai trò lãnh đạo của Hội ngày càng được khẳng định. Nhờ đó, phong trào nông dân Hội An tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn được duy trì và phát triển, bằng nhiều hình thức sáng tạo, phong phú, nông dân đã ủng hộ cách mạng cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo tiền đề để đón thời cơ cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh.