Kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng học tập của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng thể hiện như sau:
- Tỉ lệ % HS yếu – kém, trung bình của lớp thực nghiệm luôn thấp hơn lớp đối chứng. - Tỉ lệ % HS khá, giỏi ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng.
Chứng tỏ việc nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
- Đồ thị đường lũy tích của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía dưới lớp đối chứng Điều này cho thấy kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. - Độ lệch chuẩn S của lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp đối chứng Chứng tỏ mức độ phân tán điểm của lớp đối chứng rộng hơn lớp thực nghiệm.
- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng Chất lượng lớp thực nghiệm đồng đều hơn và kết quả thu được đáng tin cậy.
- Với α = 0,01 và k = 349 thì tα,k = 2,36 Giá trị t của các bài kiểm tra luôn lớn hơn 2,36 Vậy sự khác nhau về kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa với độ tin cậy 99%.
Từ kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy việc xây dựng và sử dụng BTHHTN theo hướng dạy học tích cực là cần thiết và khả thi, có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường THPT.
* Một số ý kiến nhận xét của GV trường thực nghiệm đánh giá mức độ phù hợp của các BTHHTN đã xây dựng:
- Thầy Nguyễn Văn: “Hệ thống BT phong phú, đa dạng. Các dạng bài liên quan đến thực tế cuộc sống, BT có sử dụng hình vẽ là những dạng mới có tác dụng làm tăng hứng thú học tập. Một số BT có thể dùng bồi dưỡng HS giỏi”.
- Thầy Nguyễn Văn Hưng: “Hệ thống BT đa dạng, nhiều bài tập hay. Các bài tập có sử dụng hình vẽ gây hứng thú học tập cho HS. Sử dụng BTHHTN trong các giờ dạy HS phát biểu nhiều và hoạt động tích cực. Nếu tổ chức được các hoạt động ngoại khóa hóa học với BTHHTN như đã nêu giúp HS yêu thích môn hóa học nhiều hơn”.
- Thầy Lê Thanh Hùng: “Hệ thống BT phong phú, nhiều BT mới, nếu vận dụng linh hoạt trong dạy học thì HS sẽ hoạt động tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Các BT về giải thích tính chất lí hóa có thể dùng để bồi dưỡng HS giỏi. Tuy nhiên các BT về lắp ráp
Deleted: ¶
¶ ¶ ¶
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
dụng cụ thí nghiệm khi áp dụng sẽ gặp khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất hiện tại chưa đáp ứng kịp”.
- Cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung: “Tác giả xây dựng được nhiều BT, trong đó có nhiều BT hay và mới. Một số BT có tính thực tiễn giúp HS yêu thích môn học. Nhìn chung các BT giúp HS hoạt động và suy nghĩ tích cực hơn. BT về lắp ráp dụng cụ và có làm TN đòi hỏi nhiều thời gian và nên dùng trong các giờ dạy chuyên đề”.
- Cô Trần Thị Thu Thủy: “Hệ thống BT đa dạng, phong phú. Có nhiều dạng mới như BT có sử dụng hình vẽ, BT lắp ráp dụng cụ, BT có tính thực tiễn. Các BT có làm thí nghiệm nên dùng lồng ghép trong các giờ thực hành. Biện pháp dùng BTHHTN trong các giờ ngoại khóa là biện pháp hay mà hiện nay chưa được chú trọng nhiều. Hệ thống BT là nguồn tư liệu quan trọng trong dạy học chương Halogen và Oxi”.
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, chúng tôi đã trình bày quá trình thực nghiệm theo từng bước, gồm các công việc:
1.Tiến hành thực nghiệm trong học kì II của năm học 2010 – 2011 với các giáo án có sử dụng BTHHTN theo hướng dạy học tích cực. Đối tượng thực nghiệm là HS lớp 10 chương trình nâng cao thuộc trường THPT Tân Phú, huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai; với tổng số HS thực nghiệm là 174, đối chứng là 177.
-Tổng số GV tham gia dạy thực nghiệm: 2.
-Số bài tiến hành thực nghiệm là 4 bài (gồm 8 tiết dạy).
2.Lấy ý kiến của 5 GV của trường thực nghiệm đánh giá mức độ phù hợp của các BTHHTN đã xây dựng trong dạy học hóa học theo hướng dạy học tích cực.
3.Xử lí và phân tích kết quả định lượng cho thấy kết quả học tập ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở lớp đối chứng. Kết quả này có được là do hiệu quả của việc sử dụng các giáo án đã nêu trong luận văn chứ không phải do ngẫu nhiên.
4.Phân tích kết quả định tính cũng cho thấy việc sử dụng BTHHTN trong dạy học hóa học theo hướng dạy học tích cực đã thật sự mang lại hiệu quả. Thể hiện ở chỗ: HS hoạt động tích cực, tạo hứng thú học tập, phát triển tư duy cho HS, rèn luyện cho HS KNTH và khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống, …
Về cơ bản chúng tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ thực nghiệm. Hệ thống BTHHTN và các hình thức sử dụng BTHHTN được đa số các GV và HS đồng tình, bước đầu khẳng định tính khả thi của việc áp dụng các đề xuất trong đề tài vào thực tiễn dạy học hóa học, khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài.
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States) KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, đề tài đã cơ bản hoàn thành và thu được những kết quả như sau:
1. Đã hệ thống được những cơ sở lí luận về việc sử dụng BTHHTN theo hướng dạy học tích cực, đây là một trong những hướng đổi mới quan trọng của nền giáo dục nước ta.
2. Đã tiến hành tìm hiểu thực trạng sử dụng BTHHTN của 50 GV ở 16 trường THPT thuộc tỉnh Đồng Nai và TPHCM để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.
3. Từ sự nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã: - Nghiên cứu và đề xuất các nguyên tắc, PP xây dựng hệ thống BTHHTN. - Đề xuất quy trình xây dựng hệ thống BTHHTN.
- Xây dựng hệ thống BTHHTN phần phi kim lớp 10 nâng cao gồm 10 dạng bài, 209 bài tập.
- Đề xuất 5 hình thức sử dụng BTHHTN theo hướng dạy học tích cực: + Sử dụng BTHHTN để tạo tình huống có vấn đề.
+ Sử dụng BTHHTN để hình thành một số khái niệm, định luật, thể hiện tính chất của chất.
+ Sử dụng BTHHTN lồng ghép trong tiết thực hành thí nghiệm để rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển tư duy cho HS.
+ Sử dụng BTHHTN để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Sử dụng BTHHTN trong các giờ hoạt động ngoại khóa để tăng hứng thú học tập. - Xây dựng 4 giáo án minh họa cho việc sử dụng BTHHTN theo hướng dạy học tích cực khi nghiên cứu bài mới, bài luyện tập, bài thực hành.
4. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Tân Phú (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) với 351 học sinh với 4 giáo án đã biên soạn. Sau giờ dạy đã tiến hành trao đổi, rút kinh nghiệm với GV giảng dạy, cho tiến hành 3 bài kiểm tra, chấm 1053 bài và xử lí thống kê kết quả thu được.
2. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
- Biên soạn thêm các dạng bài tập thực nghiệm, đặc biệt là các dạng bài có tính chất thực hành trong SGK, SBT.
- Sử dụng bài tập thực nghiệm có hình vẽ trong các đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH – CĐ,
- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường học, tiến tới đưa dạng bài tập thực nghiệm có tính chất thực hành vào việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS.
2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tăng cường sử dụng các dạng BTHHTN trong đề kiểm tra học kì cho HS.
2.3. Với giáo viên
- Tích cực tham gia xây dựng và sử dụng BTHHTN trong các giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa.
2.4. Với học sinh
- Chú ý rèn luyện kĩ năng giải BTHHTN, kĩ năng thực hành thí nghiệm.
- Nâng cao tính tích cực trong học tập, vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tiễn trong đời sống và sản xuất.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp chúng tôi nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy theo hướng dạy học tích cực nhằm phát huy tính đặc trưng của bộ môn hóa học là môn khoa học gắn liền với thực nghiệm cũng như phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng và thực hành của HS.
Trên đây là những công việc chúng tôi đã làm để hoàn thành luận văn. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Hy vọng đề tài này sẽ góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở các trường phổ thông.
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Ngọc An (2006), Hóa học nâng cao 10, NXB ĐHQG Hà Nội.
2. Cao Thị Thiên An (2011), Phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học 10, NXB ĐHQG Hà Nội.
3. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHQG TP.HCM.
4. Trịnh Văn Biều (2010), Dạy học hợp tác – một xu hướng mới của giáo dục thế kỷ XXI, Khoa hóa, trường ĐHSP TP.HCM
5. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, ĐHSP TPHCM.
6. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP TPHCM.
7. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở trường trung học phổ thông, ĐHSP TP.HCM.
8. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), SGK hóa học 10 nâng cao, NXB GD. 9. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), SGK hóa học 10, NXB GD.
10.Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), SBT hóa học 10 nâng cao, NXB GD. 11.Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), SBT hóa học 10, NXB GD.
12.Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), SGV hóa học 10 nâng cao, NXB GD. 13.Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), SGV hóa học 10, NXB GD.
14.Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hóa học 10, NXB GD. 15.Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hóa học 11, NXB GD. 16.Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá môn hóa học 10, NXB Hà Nội.
17.Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học, một số vấn đề cơ bản, NXB GD.
18.Nguyễn Thị Đào (2007), Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức kĩ năng thí nghiệm cho HS THCS theo hướng dạy học tích cực, luận văn thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội.
19. Trần Quốc Đắc (2006), Hướng dẫn thí nghiệm hóa học 10, NXB GD.
20.Cao Cự Giác (2003), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học tập 1 hóa học vô cơ, NXB GD.
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
21.Cao Cự Giác (2006), Phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh trung học phổ thông qua các bài tập hóa học thực nghiệm, luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội.
22.Cao Cự Giác (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học hóa học, NXB GD.
23. Dương Hoàng Giang (2011), Thể loại và phương pháp giải hóa học 10, NXB ĐHQG Hà Nội.
24.Thái Hải Hà (2008), Đổi mới phương pháp dạy học hóa học lớp 10 theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, khoa Hóa, trường ĐHSP TP.HCM.
25.Đặng Thành Hưng (2004), “Thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá”,
tạp chí Giáo Dục (số 102), trang 10.
26. Lê Đình Nguyên – Hoàng Tấn Bửu – Hà Đình Cẩn (2006), 450 bài tập hóa học 10, NXB ĐHQG TP.HCM.
27.Đỗ Thị Bích Ngọc (2009), Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức, kỹ năng thí nghiệm trong chương trình hóa học 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, khoa Hóa, trường ĐHSP TP. HCM.
28. Mai Văn Ngọc (2004), Lý thuyết hóa nguyên tố (phần phi kim loại), trường ĐHSP TP.HCM.
29.Đặng Thị Oanh và các cộng sự (2006), Thiết kế bài soạn hóa học 10 nâng cao, NXB GD.
30.Trần Thị Thanh Tâm (2008), Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi – lưu huỳnh (lớp 10 chương trình nâng cao), luận văn Thạc sĩ giáo dục học, khoa Hóa, trường ĐHSP TP.HCM.
31. Lê Quán Tần - Vũ Anh Tuấn (2006), Giới thiệu giáo án hóa học 10, NXB Hà Nội. 32.Nguyễn Cẩm Thạch (2009), Thiết kế bài giảng hóa học vô cơ ở trường trung học phổ
thông (ban cơ bản) theo hướng dạy học tích cực, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, khoa Hóa, trường ĐHSP TP.HCM.
33.Trần Thị Phương Thảo (2008), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khác quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, khoa Hóa, trường ĐHSP TP.HCM.
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
34.Lê Trọng Tín (2007), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên trường ĐHSP TP.HCM.
35. Cù Thanh Toàn (2009), Luyện kĩ năng giải nhanh bài tập hóa học 10, NXB ĐHQG Hà Nội.
36.Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP. 37.Nguyễn Xuân Trường và các cộng sự (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học
ở trường phổ thông, NXB ĐHSP.
38. Nguyễn Xuân Trường (2010), Bài tập trắc nghiệm chất lượng cao hóa học 10, NXB Hà Nội.
39.Nguyễn Hòa Uyên (2008), Thiết kế và thực hiện bài giảng hóa học lớp 10 ban cơ bản ở trường trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, khoa Hóa, trường ĐHSP TP.HCM.
40.Võ Phương Uyên (2009), Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn hóa lớp 10, 11 ở trường trung học phổ thông tỉnh Đăk Lăk, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, khoa Hóa, trường ĐHSP TP.HCM.
41.Hà Tú Vân (2008), Thiết kế giáo án điện tử môn hóa học lớp 10 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, khoa Hóa, trường ĐHSP TP.HCM.
42. Hoàng Vũ (2007), Chuyên đề bồi dưỡng hóa học 10, NXB ĐHQG TP.HCM. 43. Phan Thị Bích Vương (2007), Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập hóa
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States) PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng nhận biết một số muối Phụ lục 2. Bảng nhận biết một số chất khí Phụ lục 3. Phiếu điều tra thực trạng
Phụ lục 4. Đề kiểm tra 15 phút chương Halogen (bài 1) Phụ lục 5. Đề kiểm tra 15 phút chương Oxi (bài 2) Phụ lục 6. Đề kiểm tra 45 phút chương Oxi (bài 3) Phụ lục 7. Đáp án các đề kiểm tra
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
Phụ lục 1. Bảng nhận biết một số muối
Dd muối Thuốc thử Dấu hiệu PTHH của phản ứng
Clorua (Cl-) Bromua (Br-) Iotua (I-) Photphat (PO4 3- ) Dd AgNO3 - trắng - vàng nhạt - vàng - vàng Ag+ + X-→ AgX Ag+ + PO4 3-→ Ag3PO4 Sunfit (SO3 2- ) Hiđrosunfit (HSO3 - ) Cacbonat (CO3 2- ) Dd HCl hoặc dd H2SO4 l - làm nhạt màu