BTHHTN liên quan đến thực tế cuộc sống

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 73 - 81)

Đây là dạng BTHHTN có nội dung liên quan đến các ứng dụng của hóa học trong thực tế cuộc sống, bao gồm:

- Hóa học với các ứng dụng trong đời sống.

- Hóa học với sự phát triển kinh tế, du lịch, quốc phòng. - Hóa học với các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

- Hóa học với việc bảo vệ môi trường.

- Hóa học với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. …

Thực tế cho thấy nếu GV biết khai thác các nội dung trên theo chương trình SGK để thiết kế các BTHHTN sẽ làm tăng tính thực tiễn của môn học.

Bài 1: Nhà máy nước thường khai thác và xử lí nước ngầm để cung cấp nước sạch cho thành phố. Người ta thường tiến hành theo những cách sau đây:

- Bơm nước ngầm cho chảy qua các giàn mưa. - Sục khí oxi vào bể chứa nước ngầm. Hãy giải thích cách làm trên.

Phân tích:Trong nước ngầm thường chứa sắt dưới dạng muối sắt (II) tan trong nước có ảnh hưởng không tốt tới chất lượng nước. Để loại bỏ hợp chất sắt trong nước ngầm, các nhà máy nước sử dụng một trong 2 cách trên, mục đích làm cho sắt (II) bị oxi hóa thành các hợp chất sắt (III) ở dạng kết tủa, dễ bị tách loại.

4Fe2+ + O2 + 10H2O  4Fe(OH)3 + 8H+

Bài 2: Tại sao nước clo có tính tẩy màu, sát trùng nhưng khi để lâu lại mất đi những tính chất này?

Phân tích:Nước clo có tính tẩy màu sát trùng vì khi tan trong nước một phần clo tác dụng với nước theo phản ứng:

Cl2 + H2O  HCl + HClO

HClO là một chất oxi hóa mạnh, có thể tẩy màu và sát trùng. Tuy nhiên nếu để lâu trong không khí chất này sẽ bị phân hủy nên không còn khả năng sát trùng, tẩy màu. 2HClO

 2HCl + O2

Bài 3: Hồi đầu thế kỉ XIX, người ta sản xuất natri sunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Khi đó xung quanh các nhà máy này, dụng cụ các thợ thủ công rất nhanh bị hỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta cố gắng cho khí thải thoát ra bằng những ống khói cao tới 300m nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khi khí hậu ẩm. Hãy giải thích những hiện tượng trên. Đề xuất biện pháp khắc phục.

Phân tích: Do trong quá trình điều chế, khí thải có lẫn khí HCl. Khí HCl nặng hơn KK. Trong không khí ẩm khí HCl biến thành axit HCl ở dạng sol khí như sương mù. Axit HCl làm cháy lá, chết cây, gây nhiều bệnh nguy hiểm về hô hấp cho cư dân xung quanh nhà máy.

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

Bài 4: Các chất freon (CFC) gây hiện tượng suy giảm tầng ozon. Cơ chế phân hủy ozon bởi freon (ví dụ CF2Cl2) được viết như sau:

CF2Cl2  Cl. + CF2Cl (a) O3 + Cl.  O2 + Cl.O (b) O3 + Cl.O  2O2 + Cl. (c)

Tại sao từ một phân tử CF2Cl2 có thể phân hủy hàng chục ngàn phân tử ozon?

Phân tích:các phản ứng (b) và (c) xảy ra theo cơ chế dây chuyền nên một gốc tự do có thể phá hủy hàng ngàn phân tử ozon trước khi nó hóa hợp thành chất khác.

Bài 5:Để diệt chuột ở ngoài đồng, người ta có thể cho khí clo qua những ống mềm dẫn vào hang chuột. Hai tính chất nào của clo đã cho phép làm như vậy?

Phân tích: do khí clo độc và nặng hơn không khí.

Bài 6:Hỗn hợp gồm C, S, KNO3gọi là thuốc súng đen có thể dùng làm thuốc pháo. a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra khi đốt pháo (ít nhất 4 phương trình).

b. Có quan điểm cho rằng “Đốt pháo gây nguy hiểm cho con người và còn làm ô nhiễm môi trường”. Hãy cho biết quan điểm trên đúng hay sai? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích: a. Các PTHH: S + O2  SO2

C + O2  CO2

2KNO3  2KNO2 + O2

2KNO3 + 3C + S  K2S + 3CO2 + N2

b. Đốt pháo gây nguy hiểm cho con người, nhiều tai nạn xảy ra khi làm pháo và đốt pháo. Các khí tạo ra như SO2, CO2, các hạt bụi nhỏ K2S gây ô nhiễm môi trường.

Bài 7: Thủy ngân là một chất độc. Hãy nêu phương pháp đơn giản để loại bỏ thủy ngân khi bị rơi vãi xuống đất.

Phân tích:Phương pháp đơn giản để loại bỏ thủy ngân khi bị rơi vãi xuống đất là dùng bột lưu huỳnh để khử vì lưu huỳnh tác dụng thủy ngân ngay nhiệt độ thường.

Hg + S  HgS

Bài 8: Vì sao các đồ vật bằng đồng hoặc bạc để lâu ngày thường bị xám đen?

Phân tích: Do Ag, Cu tác dụng với khí O2 và H2S có trong không khí tạo ra Ag2S và Cu2S có màu đen.

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

2Cu + O2 + 2H2S  2CuS + 2H2O

Bài 9: Để cơ thể khỏe mạnh, con người cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố hóa học cần thiết. Iot là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng, nếu thiếu hụt iot sẽ dẫn đến làm não bị hư hại nên người ta trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi, … Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể cần được cung cấp 1,5.10-4

g nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lượng KI cần dùng cho một người trong một ngày là bao nhiêu?

Phân tích:% khối lượng iot trong KI là: %I = 127 x 100% / (127 + 39) = 76,5% Khối lượng KI cần dùng là: 1,5.10-4

x 100 / 76,5 = 1,96.10-4 g.

Bài 10:Nước gia - ven và clorua vôi thường được dùng để tẩy trắng vải sợi, khử trùng, tẩy uế chuồng trại… Hãy giải thích

a. Các ứng dụng trên dựa vào tính chất nào của nước gia - ven và clorua vôi?

b. Vì sao clorua vôi được sử dụng rộng rãi hơn nước gia - ven, đặc biệt là trong việc khử trùng, tẩy uế chuồng trại, khử độc?

Phân tích:

a. Trong nước gia - ven và clorua vôi có gốc ClO- có tính oxi hóa mạnh nên dựa vào tính chất này mà người ta dùng nước gia - ven và clorua vôi để tẩy trắng vải sợi, khử trùng, …

b. Clorua vôi được sử dụng rộng rãi hơn là do: - Hàm lượng hipoclorit cao hơn.

- Rẻ tiền hơn.

- Dễ bảo quản và dễ chuyên chở hơn.

Bài 11:Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây mưa axit phá hủy các công trình xây dựng bằng đá, thép. Tính chất nào của SO2 đã gây nên nguyên nhân trên? Viết PTHH minh họa.

Phân tích:Tính khử của SO2 là nguyên nhân. SO2do các nhà máy thải vào khí quyển, nhờ chất xúc tác là oxit kim loại có trong khói bụi của các nhà máy, nó bị oxi của không khí oxi hóa thành SO3.

SO2 + O2  SO3

SO3 tác dụng với nước mưa tạo thành axit H2SO4 tan trong nước mưa gây ra mưa axit phá hủy các công trình bằng đá (có CaCO3) và thép (có chứa Fe). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

Bài 12: Những bức tranh cổ được vẽ bằng bột “trắng chì” [(PbCO3, Pb(OH)2] lâu ngày sẽ bị hóa đen trong không khí.

a. Vì sao những bức tranh cổ này bị hóa đen? b. Để phục hồi người ta dùng loại hóa chất nào?

Phân tích:

Những bức tranh cổ lâu ngày bị hóa đen là do muối chì tác dụng với các vết khí H2S trong khí quyển tạo thành PbS màu đen (H2S được tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu lưu huỳnh hoặc xác động vật thối rửa).

PbCO3 + H2S  PbS + CO2 + H2O Pb(OH)2 + H2S  PbS + H2O

b. Để phục hồi các bức tranh cổ này người ta sử dụng H2O2(nước oxi già) để chuyển màu đen của chì sunfua thành màu trắng của chì sunfat.

PbS + 4H2O2  PbSO4 + 4H2O

Bài 13: Trong bóng tối, kim đồng hồ dạ quang phát ra ánh sáng huỳnh quang gúp con người có thể nhìn thấy và đọc giờ một cách chính xác. Tại sao đồng hồ dạ quang lại phát sáng vào ban đêm?

Phân tích: Trên các chữ số và bề mặt kim đồng hồ được sơn một lớp hóa chất như ZnS hoặc CaS. Chúng là những hợp chất có khả năng phát sáng. Các hợp chất này hấp thụ năng lượng khi được chiếu sáng do năng lượng mặt trời. Khi không có mặt trời, các hợp chất này có thể phát ra ánh sáng huỳnh quang màu lục.

Bài 14:Trong tự nhiên khí H2S có trong một số nước suối, trong khí núi lửa và bốc ra từ xác chết của người và động vật, nhưng vì sao lại không có sự tích tụ khí này trong không khí?

Phân tích: Do H2S có tính khử mạnh, nó bị O2 của không khí oxi hóa đến S: 2H2S + O2  2S + 2H2O

Mặt khác do trong đất có một số loại vi khuẩn yếm khí phân hủy H2S.

Bài 15: Tại sao có thể dùng bình thép đựng khí clo khô mà không được dùng bình thép đựng khí clo ẩm?

Phân tích:Khí clo ẩm có chứa axit HCl, HClO là chất oxi hóa mạnh sẽ ăn mòn bình thép.

Bài 16: Iot được bán trên thị trường thường có chứa các tạp chất là clo, brôm và nước. Để tinh chế loại iot đó người ta nghiền nó với kali iotua và vôi sống rồi nung hỗn hợp trong

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

cốc được đậy bằng một bình có chứa nước lạnh. Khi đó iot sẽ dễ thăng hoa và bám vào đáy bình.

Hãy giải thích cách làm nói trên. Viết các PTHH của phản ứng.

Phân tích:

- Kali iotua tác dụng với clo và brom: 2KI + Cl2  2KCl + I2

2KI + Br2  2KBr + I2

- Vôi sống tác dụng với nước: CaO + H2O  Ca(OH)2

- Đun nóng để iot thăng hoa bám vào đáy bình.

Bài 17: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ mùi chất sát trùng (là clo) và khả năng diệt khuẩn của nước clo là do

A. Clo độc nên có tính sát trùng. B. Clo có tính oxi hóa mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. Có HClO, chất này có tính oxi hóa mạnh.

D. Có oxi nguyên tử nên có tính oxi hóa mạnh.

Bài 18: Tính chất sát trùng và tẩy màu của nước Gia-ven là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Do chất NaClO phân hủy ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh.

B. Do chất NaClO phân hủy ra Cl2là chất oxi hóa mạnh.

C. Do trong chất NaClO, nguyên tử clo có số oxi hóa là +1, thể hiện tính oxi hóa mạnh. D. Do chất NaCl trong nước Gia – ven có tính tẩy màu và sát trùng.

Bài 19: Có 4 chất bột màu trắng: bột vôi sống, bột gạo, bột thạch cao (CaSO4.2H2O) và bột đá vôi (CaCO3).

Chỉ dùng một chất nào trong các chất cho dưới đây để phân biệt ngay được bột gạo? A. dd HCl. B. dd H2SO4. C. dd Br2. D. dd I2.

Bài 20: Muốn pha loãng dd axit H2SO4đặc, cần làm thế nào? A. Rót từ từ nước vào dd axit đặc.

B. Rót nước thật nhanh vào dd axit đặc.

C. Rót từ từ dd axit đặc vào nước.

D. Rót nhanh dd axit vào nước.

Bài 21: Giải thích vì sao NaCl không độc nhưng có tác dụng diệt khuẩn, bảo quản thực phẩm?

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

Bài 23: Giải thích vì sao trong PTN có dd axit HCl mà không có các dd axit HBr, HI.

Bài 24: Giải thích vì sao khi tưới cây bằng nước máy thì lá cây có các đốm trắng. Nếu lấy nước máy ra xô chậu để qua đêm rồi tưới cây thì không có hiện tượng này? Hãy làm TN kiểm chứng.

Bài 25: Trong suối nước nóng thường có H2S hòa tan. Hãy nêu cách tiến hành TN để kiểm nghiệm điều này.

Bài 26: SO2 được dùng để tẩy trắng, chống nấm mốc ở hàng mây tre đan xuất khẩu. Theo em loại nguyên liệu nào được dùng để điều chế SO2 dùng cho quá trình này?

Bài 27: Theo em có thể làm TN nào để phân biệt được muối thường và muối iốt?

2.4.7. Biện luận công thức các chất hóa học dựa vào các kết quả thực nghiệm

Khi giải loại BT này sẽ giúp HS phát triển kĩ năng phân tích các dữ kiện thực nghiệm để suy luận ra CTPT và CTCT của chất chưa biết.

Bài 1:Đốt Mg cháy rồi đưa vào bình đựng SO2. Phản ứng sinh ra chất bột A màu trắng và bột B màu vàng. A tác dụng với dd H2SO4 loãng sinh ra chất C và H2O. B không tác dụng với dd H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với H2SO4 đặc sinh ra chất khí có trong bình ban đầu.

Hãy cho biết tên các chất A, B và C. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra.

Phân tích:

A: MgO; B: S; C: MgSO4. PTHH của phản ứng:

2Mg + SO2  2MgO + S

MgO + H2SO4 loãng  MgSO4 + H2O S + 2H2SO4đặc  3SO2 + 2H2O

Bài 2: Đun nóng hỗn hợp chứa bột nhôm và lưu huỳnh (không có không khí) được chất rắn A. Hòa tan A trong dd HCl dư thu được dd B, hỗn hợp khí C và còn lại chất rắn D màu vàng. Cho khí C đi chậm qua dd hỗn hợp Fe(NO3)2 và Pb(NO3)2thu được kết tủa E. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định thành phần hóa học của A, B, C, D, E và viết PTHH của các phản ứng minh họa.

Phân tích:

Chất rắn A {Al2S3, Al, S (dư)}; dd B {AlCl3, HCl (dư)}; khí C {H2S, H2} Chất rắn D là S; kết tủa E chỉ có PbS.

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

2Al + 3S →to Al2S3

Al2S3 + 6HCl  2AlCl3 + 3H2S 

2Al (dư) + 6HCl  AlCl3 + 3H2

H2S + Pb(NO3)2  PbS + 2HNO3

Bài 3: Khi cho chất rắn A tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng sinh ra chất khí B không màu. Khí B tan rất nhiều trong nước tạo thành dd axit mạnh. Nếu cho dd B đậm đặc tác dụng với mangan đioxit khi đun nóng thì sinh ra khí C màu vàng nhạt, mùi hắc. Khi cho một mẩu natri tác dụng với khí C trong bình, lại thấy xuất hiện chất rắn A ban đầu.

Hãy xác định 3 chất A, B, C. Viết các PTHH của phản ứng xảy ra.

Phân tích:

A: NaCl; B: HCl; C: Cl2

Bài 4: Chia dd nước brom có màu vàng thành 2 phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần 1 thì dd mất màu. Dẫn khí B không màu đi qua phần 2 thì dd sẫm màu hơn. Hãy cho biết khí A và khí B có thể là những chất gì? Viết các PTHH của phản ứng xảy ra.

Bài 5: Cho chất A tác dụng với chất B ta thu được khí X có mùi trứng thối. Đốt cháy khí X trong oxi dư thu được khí Y có mùi hắc. Cho khí X tác dụng với khí khí Y được chất rắn B màu vàng. Nung chất B với Fe thì được chất C. Cho chất C tác dụng với dd HCl lại thu được khí X.

Xác định các chất A, B, C, X, Y. Viết các PTHH của phản ứng xảy ra.

Bài 6: Cho các chất sau đây tác dụng với nhau: MnO2 + HCl đ →to khí màu vàng (A)

Fe + H2SO4 (đặc, nóng)  khí không màu, mùi sốc (B)

Cho các khí A, B lần lượt tác dụng với dd NaOH, khí B tác dụng với dd nước brôm. Hãy xác định các chất A, B và viết các PTHH của phản ứng xảy ra.

Bài 7:Đốt cháy hoàn toàn một mẫu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh thu được hỗn hợp khí X không màu. Khí X thu được hấp thụ hoàn toàn vào dd NaOH dư thu được dd A, sục khí clo dư vào dd A, sau đó cho tác dụng tiếp với dd BaCl2 dư thu được kết tủa B. Hòa tan kết tủa B trong dd HCl dư thấy còn lại chất rắn Y.

Xác định các chất có trong A, B, X, Y. Viết các PTHH của phản ứng xảy ra.

Bài 8:Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hòa tan A trong dd H2SO4 đặc, nóng thu được dd B và khí C.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 73 - 81)