Mô tả và giải thích các hiện tượng thí nghiệm

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 55 - 59)

Loại BT này có thể cho HS tiến hành làm thí nghiệm (tùy vào điều kiện của PTN). Tuy nhiên HS có thể giải loại BT này bằng cách phân tích về mặt lí thuyết sau đó dự đoán hiện tượng xảy ra để kết luận về mặt thực nghiệm. GV cần hướng dẫn HS các hoạt động:

- Tư duy: Phân tích cấu tạo, tính chất lí hóa và phương pháp điều chế các đơn chất và hợp chất hóa học được học trong chương trình.

- Kĩ năng: Mô tả các hiện tượng kết tủa, hòa tan, màu sắc, mùi vị... xảy ra trong thí nghiệm theo thứ tự quan sát.

- Dựa vào đặc điểm cấu tạo và tính chất, giải thích các hiện tượng đã nêu và viết các PTHH của phản ứng minh họa.

Bài 1: Dự đoán các hiện tượng có thể xảy ra và giải thích, viết PTHH của các phản ứng khi nhúng thanh Zn vào dd H2SO496% trong một thời gian.

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

Khi giải BT này HS thường chỉ nêu được một hiện tượng duy nhất: có khí mùi xốc (SO2) bay ra. Để lời giải đạt yêu cầu cần nêu được 5 hiện tượng sau đây:

- Ban đầu có khí mùi xốc (SO2) bay ra:

Zn + 2H2SO4 (đ)  ZnSO4 + SO2 + 2H2O

- Sau đó dd H2SO4 được pha loãng (do sp phản ứng có nước tạo ra và một lượng axit đã tiêu hao trong phản ứng), nên sẽ xuất hiện kết tủa màu vàng (S):

3Zn + 4H2SO4 (đ)  3ZnSO4 + S + 4H2O - Tiếp đến có khí mùi trứng thối (H2S) thoát ra:

4Zn + 5H2SO4 (đ)  4ZnSO4 + H2S + 4H2O

- Sau cùng, khi dd H2SO4 loãng dưới 30% thì có khí không màu, không mùi (H2) bay ra: Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2

Bài 2: Sục khí Cl2 vào dd KI (có hồ tinh bột) cho đến dư. Nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích.

Phân tích:

Khi giải BT này, cần lưu ý cho HS sục từ từ cho đến dư, cần chú ý tính oxi hóa khử của các halogen.

Cl2 + 2I-  I2 + 2Cl- (I2 làm xanh hồ tinh bột)

5Cl2 + I2 + 6H2O  10HCl + 2HIO3 (màu xanh hồ tinh bột biến mất).

Bài 3: a. Có 2 ống nghiệm, mỗi ống đựng 1ml của từng muối sau: FeCl2, Pb(NO3)2. Thêm vào mỗi ống 4 – 5 giọt dd Na2S. Nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích.

b. Lấy 2 ống nghiệm khác đựng các dd muối như trên. Lần lượt sục khí H2S vào từng ống nghiệm cho tới dư. So sánh lượng kết tủa thu được trong mỗi ống với lượng kết tủa trong các ống ở thí nghiệm a. Giải thích sự khác nhau đó.

Phân tích:

Để giải BT này, GV cần phân tích cho HS sự khác nhau về độ tan của các muối sunfua: Nhóm tan trong nước: Na2S, K2S, BaS, CaS, SrS. Còn MgS, Cr2S3, Al2S3dễ bị thủy phân.

 Nhóm không tan trong nước nhưng tan trong axit loãng: FeS, MnS, ZnS, CoS, NiS. Nhóm không tan trong nước và trong axit loãng: PbS, CuS, HgS, Ag2S, CdS, SnS. a. Hiện tượng: xuất hiện kết tủa đen ở 2 ống nghiệm:

FeCl2 + Na2S  FeS + 2NaCl (đen)

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

Pb(NO3)2 + Na2S  PbS + 2NaNO3

(đen)

b. Sẽ có kết tủa đen xuất hiện ở 2 ống nghiệm, tuy nhiên lượng kết tủa ở ống nghiệm đựng dd FeCl2 ít hơn lượng kết tủa ở trường hợp a còn lượng kết tủa ở ống nghiệm đựng dd Pb(NO3)2 bằng lượng kết tủa trong trường hợp a. Nguyên nhân do FeS tạo thành bị hòa tan 1 phần do phản ứng có axit tạo thành, trong khi đó PbS không tan trong nước và axit:

FeCl2 + H2S  FeS + 2HCl Pb(NO3)2 + H2S  PbS + 2HNO3

Bài 4: Khi hòa tan clo vào nước ta thu được nước clo có màu vàng nhạt. khi đó một phần clo tác dụng với nước. Vậy nước clo chứa những chất gì? Có thể làm TN nào để xác định sự có mặt của những chất đó?

Bài 5: Khi cho nước clo tác dụng với kẽm, với dd KI thì sẽ có các phản ứng hóa học nào xảy ra? Dự đoán hiện tượng của các thí nghiệm trên.

Bài 6: Tại sao nước clo mới được điều chế thì có tính tẩy màu mạnh nhưng để một thời gian thì không có tính tẩy màu nữa? Đề xuất cách tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm.

Bài 7:Tại sao khi để bình nước clo mới điều chế ra ngoài nắng, đưa một que đóm còn tàn đỏ lên miệng bình thì que đóm bùng cháy?

Bài 8:Giải thích các hiện tượng và làm TN minh họa cho các TN sau:

a. Nhỏ dd iod vào dd hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh, đun sôi lên thấy mất màu. Để nguội lại xuất hiện màu xanh?

b. Nhỏ dd iod vào một lát sắn hoặc một lát chuối xanh thì thấy chúng chuyển từ màu trắng sang xanh. Nhỏ dd iod vào một lát cắt từ thân cây sắn hoặc cây chuối thì không thấy chuyển màu?

Bài 9: a. Người ta có thể dùng dd KI có thêm một ít hồ tinh bột để nhận biết khí clo. Hãy giải thích, viết PTHH của phản ứng và dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra.

b. Người ta dùng khí NH3để loại bỏ khí clo làm nhiễm bẩn không khí trong PTN. Hãy giải thích cách làm trên.

Bài 10: Thổi khí clo đi qua dd sôđa người ta thấy khí CO2 thoát ra. Hãy giải thích hiện tượng trên bằng các PTHH của các phản ứng.

Bài 11: Cho khí clo đi qua dd NaBr thấy dd có màu vàng. Tiếp tục cho khí clo đi qua thấy dd mất màu. Lấy vài giọt dd sau phản ứng nhỏ lên giấy quì tím, thấy giấy quì tím hóa đỏ. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

Bài 12: Có 2 ống nghiệm đều đựng dd KI. Cho một luồng khí oxi đi qua dd ở ống nghiệm 1 và luồng khí ozon đi qua dd ở ống nghiệm 2. Dự đoán hiện tượng và giải thích.

Bài 13:Dẫn khí H2S đi qua dd chứa KMnO4 và H2SO4loãng, nhận thấy màu tím của dd chuyển sang không màu và vẩn đục màu vàng. Hãy giải thích và vẽ bộ dụng cụ để tiến hành TN này.

Bài 14: Khi nhỏ vài giọt nước oxi già lên vết thương bị chảy máu thì thấy sủi bọt nhiều và nhanh, còn nhỏ lên vùng da lành lặn thì ít sủi bọt hơn. Hãy giải thích hiện tượng trên và viết các PTHH của phản ứng xảy ra.

Bài 15: Một bình cầu đựng đầy khí HCl được đậy bằng một nút cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua. Úp ngược bình cầu vào một cốc thủy tinh đựng dd NaOH loãng có pha thêm vài giọt dd phenolphtalein (dd có màu hồng) thấy nước trong cốc thủy tinh phun mạnh vào bình cầu và dd mất màu hồng. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Bài 16:Để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt người ta thường cho thêm một ít bột natri peoxit (Na2O2). Hãy giải thích cách làm trên và viết PTHH của phản ứng xảy ra.

Bài 17: Cho vào ống nghiệm 2g đường trắng. Nhỏ từ từ dd H2SO4 đặc vào cho vừa thấm ướt lớp đường. Hơ nóng nhẹ ống nghiệm rồi để trên giá thí nghiệm quan sát thấy đường chuyển dần sang màu đen và bị đẩy cao lên trong ống nghiệm. Giải thích hiện tượng, viết PTHH của các phản ứng xảy ra. TN này chứng minh những TCHH nào của H2SO4đặc?

Bài 18: a. Khi cho một mẫu giấy quỳ tím ẩm vào bình khí clo sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích hiện tượng và viết PTHH của phản ứng.

b. Vì sao có thể dùng bình bằng thép đựng khí clo khô mà không được dùng để đựng khí clo ẩm? Giải thích và viết PTHH của phản ứng (nếu có).

Bài 19:Khi cho FeS tác dụng với axit HCl thu được chất khí có mùi trứng thối, nhưng FeS tác dụng với axit H2SO4 đặc lại thu được chất khí có mùi xốc và dd bị vẩn đục. Hãy giải thích các hiện tượng trên và viết PTHH của phản ứng.

Bài 20:Có 1 ống hình trụ chứa đầy khí clo. Người ta làm thí nghiệm đốt cháy luồng khí hiđro và đưa vào phần trên của ống, khí hiđro tiếp tục cháy. Sau đó đưa một ngọn nến đang cháy vào ống trụ. Nếu đưa ngọn nến từ từ vào ống thì nến tắt ngay ở phần trên của ống. Nếu đưa nhanh ngọn nến xuống đáy ống thì nến tiếp tục cháy và có nhiều muội đen. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm nêu trên và viết phương trình hóa học của các phản ứng. Cho biết chất làm nến là parafin có công thức C20H42.

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)