Sử dụng BTHHTN để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 103 - 106)

Hiện nay cũng có một số loại bài tập thực nghiệm như giải thích tính chất, nhận biết, tách và điều chế các chất, ... được GV sử dụng đưa vào kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của HS. Tuy nhiên, nhìn chung nội dung các bài tập còn đơn giản, chưa phát huy được nhiều tác dụng của tích cực của BTHHTN. Do đó cần đưa thêm một số loại BTHHTN có nội dung minh họa bằng hình ảnh, gắn với thực tế cuộc sống hoặc các bài tập có tính chất giáo dục kĩ thuật tổng hợp vào các đề kiểm tra, thi cử để tăng tính thực tiễn của môn học, rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế (giải thích các hiện tượng tự nhiên, ảnh hưởng của hóa học đến sức khỏe, môi trường, ...), ... Từ đó tạo sự say mê, hứng thú học tập cho HS. Trong tương lai, nếu điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng được, GV cũng có thể sử dụng BTHHTN có tính chất thực hành trong kiểm tra, thi tuyển sinh các cấp để rèn luyện và phát triển PP tư duy, suy luận và KNTH, khả năng vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, góp phần tạo dựng thái độ học tập tích cực cho HS.

Ví dụ 1: Đề kiểm tra 45 phút chương 5. Nhóm halogen

A. Trắc nghiệm (3đ)

Câu 1: Axit clohiđric có thể tác dụng được với chất nào trong dãy sau đây? A. Zn, AgNO3, NaOH, quỳ tím, CuO.

B. Cu, CuO, Ba(OH)2, AgNO3, CO2. C. SO2, AgNO3, CuO, quỳ tím, Zn. D. Quỳ tím, Zn, ZnO, P2O5, Na2CO3.

Câu 2: Cho các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl, NaOH, MgCl2, CuCl2, FeCl3 và các thuốc thử sau: quỳ tím, dd phenolphtalein, dd Ba(OH)2, dd KNO3. Nếu chỉ dùng một thuốc thử để phân biệt các dd thì số thuốc thử có thể được sử dụng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây là đúng nhất khi đưa một mảnh dây đồng được uốn thành hình lò xo, hơ nóng đỏ trên ngọn lửa đèn cồn vào lọ thủy tinh đựng đầy khí clo (lưu ý đáy lọ chứa một lớp nước mỏng).

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

A. Dây đồng không cháy.

B. Dây đồng cháy thành ngọn lửa xanh, có khói màu nâu. C. Dây đồng cháy đỏ rực, có khói nâu và khói trắng tạo ra.

D. Dây đồng cháy đỏ rực, có khói nâu và khói trắng tạo ra, khi khói tan lớp nước ở đáy lọ thủy tinh có màu xanh nhạt.

Câu 4: Để thu khí clo trong PTN có thể làm theo cách nào sau đây? A. Thu trực tiếp bằng phương pháp đẩy không khí.

B. Thu qua nước nóng. C. Thu qua dd NaOH. D. Cả 3 cách trên đều được.

Câu 5: Iot được bán trên thị trường thường có chứa các tạp chất là clo, brôm và nước. Để tinh chế loại iot đó người ta thực hiện theo cách nào sau đây?

A. Nghiền nó với kali iotua và vôi sống rồi nung hỗn hợp trong cốc được đậy bằng một bình có chứa nước lạnh.

B. Đun nóng hỗn hợp để clo, brom và nước thoát ra ngoài.

C. Cho hỗn hợp vào dd nước vôi trong, sau đó nhỏ tiếp dd KI rồi đun nóng. D. Cho hỗn hợp vào hồ tinh bột rồi đun nóng.

Câu 6: Clorua vôi được sử dụng rộng rãi hơn nước Gia – ven là do A. Clorua vôi là chất bột nên diệt khuẩn tốt hơn.

B. Clorua vôi ít ảnh hưởng đến môi trường, dễ vận chuyển.

C. Clorua vôi có hàm lượng hipoclorit thấp hơn nước Gia – ven nhưng khả năng sát khuẩn, tẩy trắng, tẩy uế chuồng trại, … mạnh hơn.

D. Clorua vôi rẻ tiền, dễ bảo quản và chuyên chở,

hàm lượng hipoclorit cao hơn.

B. Tự luận (7đ)

Câu 1 (3đ): Trong PTN, khí clo được điều chế từ MnO2 và axit HCl.

a. Viết PTHH của phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu

có).

b. Khí clo thu được có tinh khiết không?

c. Phân tích những chỗ sai khi lắp bộ thí nghiệm

như hình bên.

dd HCl 10%

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

Câu 2 (3đ): Khi hòa tan hỗn hợp Zn và ZnO cần dùng 100,8 ml dd HCl 36.5% (d = 1,19 g/ml) thu được 8,96 lít khí (đktc).

a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b. Tính khối lượng muối ZnCl2 và C% dd thu được.

Câu 3 (1đ): Viết các PTHH của phản ứng hoàn thành sơ đồ sau: NaCl →(1) Cl2 →(2) CuCl2 →(3) AgCl →(4) Cl2

Ví dụ 2: Đề kiểm tra 45 phút chương 6. Nhóm oxi

A. Trắc nghiệm (3đ)

Câu 1: Khi sục khí SO2 vào dd H2S thì A. dd bị vẫn đục màu vàng.

B. không có hiện tượng gì xảy ra. C. dd chuyển thành màu nâu đen. D. tạo thành chất rắn màu đỏ.

Câu 2: SO2 là 1 trong những chất khí gây ô nhiễm môi trường do SO2

A. là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí, có tính độc. B. là khí độc và là 1 trong các nguyên nhân chính gây mưa axit. C. vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

D. là một oxit axit.

Câu 3: Để pha loãng dd H2SO4 đậm đặc trong PTN có thể tiến hành theo cách nào sau đây?

A. Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều. B. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều. C. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều. D. Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.

Câu 4: Để phân biệt khí O2 và O3 có thể dùng

A. Que đóm có than hồng. B. Hồ tinh bột. C. dd KI có hồ tinh bột. D. dd NaOH.

Câu 5:Để loại bỏ SO2ra khỏi CO2, có thể cho hỗn hợp khí qua A. dd nước vôi trong. B. dd Br2 dư.

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

Câu 6: Có 2 lọ đựng 2 dd H2SO4 có nồng độ 1M (dd A) và dd H2SO4 có nồng độ 2M (dd B). Để pha chế dd H2SO4 có nồng độ 1,2M từ 2 dd axit ở trên thì tỉ lệ thể tích VA : VB

A. 1:4. B. 4:1. C. 1:2. D. 2:1.

B. Phần tự luận (7đ)

Câu 1 (1đ): Viết PTHH hoàn thành sơ đồ phản ứng sau KClO3 →(1)

O2 →(2)

S →(3)

FeS →(4)

Fe2(SO4)3

Câu 2 (3đ):Cho 17,6g hỗn hợp gồm Fe và kim loại R vào dd H2SO4loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Phần không tan cho vào dd H2SO4 đặc, nóng thì giải phóng ra 2,24 lít khí (đktc).

a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b. Xác định tên R.

Câu 3 (2đ): Bộ dụng cụ dưới đây dùng để mô tả tính chất hóa học của H2O2. a. Nếu A là dd KMnO4 và H2SO4, khi nhỏ dd

H2O2vào sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích, viết phương trình của phản ứng và cho biết vài trò của H2O2 trong phản ứng.

b. Nếu A là dd KI thì sau khi nhỏ vài giọt H2O2, cần

thêm hóa chất nào vào dd A để nhận biết sản phẩm sinh

ra của phản ứng. (thêm hồ tinh bột, quì tím hoặc dd phenolphtalein).

Giải thích, viết PTHH của phản ứng và cho biết vai trò của H2O2 trong phản ứng.

Câu 4 (1đ):Vì sao các đồ vật bằng bạc hoặc bằng đồng để lâu ngày thường bị xám đen? Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có).

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)