Sử dụng BTHHTN để tạo tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 98 - 99)

Hiện nay dạy học nêu vấn đề đang là một phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả rất cao trong việc hoạt động hóa người học, phát triển tính chủ động và sáng tạo cho HS. Để giải quyết các tình huống có vấn đề thì một trong những phương pháp mang lại nhiều hiệu quả là sử dụng BT thực nghiệm.

Khi dùng BTHHTN để tạo tình huống có vấn đề, GV cần tổ chức các hoạt động học tập của HS như sau:

- GV giới thiệu mục đích BT cần nghiên cứu.

- Trên cơ sở kiến thức HS đã có, tổ chức cho HS dự đoán, nêu phương pháp làm bài, kết quả của BT theo lí thuyết.

- Tổ chức cho HS giải BT thực nghiệm và tiến hành TN theo các PP mà HS vừa nêu. - Kết quả của BTHHTN lại không đúng như đa số HS dự đoán, từ đó gây ra mâu thuẫn nhận thức và xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu.

- GV tổ chức cho HS phát biểu vấn đề nghiên cứu dưới dạng bài toán nhận thức, khích thích HS tìm tòi giải quyết vấn đề.

- Tổ chức cho HS giải quyết vấn đề (GV hướng dẫn HS hoặc HS độc lập giải quyết vấn đề).

- Kết luận về kiến thức và con đường tìm kiếm, thu nhận kiến thức.

Ví dụ: GV tổ chức cho HS làm BT sau: Bằng PP hóa học, phân biệt 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng các dung dịch riêng biệt sau: NaCl, NaI, NaBr và NaF.

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

- GV giới thiệu mục đích BT cần nghiên cứu: Phân biệt các muối halogenua bằng phương pháp hóa học.

- HS dự đoán phương pháp làm bài trên cơ sở lí thuyết đã học: AgF (tan), AgCl (kết tủa trắng), AgBr (kết tủa vàng nhạt), AgI (kết tủa vàng). Như vậy, đa số HS sẽ dùng dd AgNO3

để phân biệt, cách làm của HS thường dùng là:

+ Lấy ở mỗi lọ một ít làm mẫu thử, đánh số thứ tự tương ứng từ 1 đến 4.

+ Lần lượt nhỏ dd AgNO3 vào từng mẫu thử. Mẫu nào không xuất hiện kết tủa thì mẫu đó là NaF, mẫu xuất hiện kết tủa trắng là AgCl, mẫu xuất hiện kết tủa vàng nhạt là AgBr, mẫu xuất hiện kết tủa vàng là AgI.

- Sau khi HS trình bày, GV nêu ra mâu thuẫn trong cách làm của HS: GV lấy 2 ống nghiệm đựng 2 dd riêng biệt là NaBr và NaI, nhỏ lần lượt vào từng ống nghiệm vài giọt dd AgNO3, cho HS quan sát màu sắc của kết tủa. Lúc này HS sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt màu vàng nhạt của AgBr và màu vàng của AgI.

- GV tổ chức cho HS phát biểu vấn đề nghiên cứu dưới dạng bài toán nhận thức, khích thích HS tìm tòi giải quyết vấn đề: Như vậy, có nên chỉ dùng dd AgNO3 để phân biệt dd NaBr và dd NaI hay không? Nếu không thì phân biệt 2 muối này bằng cách nào?

- Tổ chức cho HS giải quyết vấn đề: I2 khi gặp hồ tinh bột sẽ tạo màu xanh đặc trưng, trong khi Br2không có tính chất này. Vậy ta nên thực hiện theo 2 bước:

+ Dùng chất oxi hóa mạnh hơn Br2 và I2 (nước clo) để đẩy Br2, I2 ra khỏi muối của chúng là NaBr, NaI.

+ Nhỏ tiếp vào hỗn hợp sau phản ứng vài giọt hồ tinh bột, nếu xuất hiện màu xanh thì nhận được dd NaI. Còn lại là NaBr.

Sau khi phân tích phương pháp giải, GV cho 1 HS trực tiếp làm thí nghiệm để nhận biết. - Kết luận về kiến thức và con đường tìm kiếm, thu nhận kiến thức: Như vậy, để phân biệt các muối halogenua ta có thể dùng dd AgNO3, nhưng nếu có đồng thời dd NaBr, NaI thì ngoài dd AgNO3 ta nên dùng nước clo và hồ tinh bột để phân biệt 2 muối này.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 98 - 99)