Sử dụng BTHHTN để hình thành một số khái niệm, định luật, thể hiện tính chất

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 99 - 101)

của chất

Các khái niệm, định luật, tính chất của chất, ... thường nằm trong giờ học nghiên cứu tài liệu mới. Ở các tiết học này HS tiếp thu nội dung kiến thức mới về khái niệm, định luật, tính chất lí hóa của các chất, ... hoặc có một cách hiểu mới về kiến thức đã học, hoặc thấy rõ phạm vi giới hạn áp dụng kiến thức đã biết.

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

Nói chung, BT thực nghiệm được sử dụng trong giờ học nghiên cứu tài liệu mới là những BT khá đơn giản, cơ bản và chủ yếu là các BT thực nghiệm định tính. BT thực nghiệm trong tiết nghiên cứu tài liệu mới thường được dùng để hình thành một số khái niệm, giải quyết một số tình huống có vấn đề, củng cố, khắc sâu kiến thức và để tạo niềm tin cho HS vào những gì đã học, từ đó làm tăng tính tích cực học tập cho HS. Các BTHHTN sử dụng trong giờ học lí thuyết sẽ phát huy hiệu quả tốt khi GV sử dụng cùng với các thí nghiệm nghiên cứu.

Hóa học là một khoa học thực nghiệm có lập luận nên việc sử dụng BTHHTN để hình thành khái niệm, định luật, thể hiện tính chất của chất, ... là một việc hết sức cần thiết. Để hình thành các khái niệm hóa học cơ bản như phản ứng oxi hóa khử, tính chất hóa học của một số loại hợp chất, ... thực sự có hiệu quả khi GV giao cho các nhóm HS tiến hành làm các BT thực nghiệm, chứng kiến phản ứng xảy ra và nhận thấy sự biến đổi từ chất này thành chất khác. GV có thể sử dụng BTHHTN tùy theo mục đích của mình như sau:

- Sử dụng các dữ kiện thực nghiệm, yêu cầu HS phân tích để rút ra được quy luật.

Ví dụ 1: Sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của các halogen: Cl2, I2, Br2, F2. Biết rằng khi cho các halogen trên lần lượt tác dụng với khí H2, đặc điểm của mỗi phản ứng được tổng hợp trong bảng sau:

PTHH của phản ứng Đặc điểm phản ứng

F2 + H2  2HF - Nổ mạnh ngay trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp. Cl2 + H2  2HCl - Xảy ra chậm trong bóng tối, xảy ra nhanh khi được

chiếu sáng hoặc hơ nóng. Nếu tỉ lệ 2 khí là 1:1 thì hỗn hợp sẽ nổ mạnh.

Br2 + H2  2HBr - Xảy ra khi đun nóng (không gây nổ).

I2 + H2  2HI - Chỉ tác dụng ở nhiệt độ cao và có mặt chất xúc tác. Phản ứng thuận nghịch.

GV hướng dẫn HS phân tích (hoặc yêu cầu HS phân tích): Trong các phản ứng trên H2

thể hiện tính khử, các halogen thể hiện tính oxi hóa. Từ F2 đến I2 phản ứng xảy ra khó khăn hơn, do đó tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2.

- Sử dụng BT thực nghiệm về nêu và giải thích hiện tượng, yêu cầu HS tự phân tích để làm nổi bật tính chất hóa học của chất cụ thể.

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

Ví dụ 2: Khi dạy phần tính chất hóa học của axit sunfuric đặc, GV có thể tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho dd HCl và H2SO4đặc lần lượt tác dụng với quỳ tím, CuO, Cu(OH)2, CaCO3.

Thí nghiệm 2: Cho kim loại Cu lần lượt vào 2 ống nghiệm chứa dd HCl và H2SO4 đặc. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

- Nêu hiện tượng xảy ra trong 2 thí nghiệm. - Viết PTHH của các phản ứng (nếu có).

- Từ kết quả của 2 thí nghiệm, hãy nêu điểm giống và khác nhau của axit HCl và H2SO4

đặc. Giải thích dựa trên cấu tạo của HCl và H2SO4. - Kết luận về tính chất hóa học của axit H2SO4 đặc.

Khi tiến hành thí nghiệm và đặt yêu cầu cho HS bằng các câu hỏi trên, HS phải hoạt động tích cực hơn. HS phải so sánh và phân tích:

Trong thí nghiệm 1, H2SO4 đặc tác dụng với CuO, Cu(OH)2, CaCO3 tương tự như HCl. Riêng với quỳ tím thì ban đầu giấy quỳ tím hóa đỏ, sau đó chuyển sang màu đen do H2SO4

đặc chiếm nước của giấy quỳ tím, làm giấy quỳ tím bị hóa than. Vậy kết luận: H2SO4 đặc có tính axit giống với HCl, nhưng khác axit HCl là H2SO4 đặc có tính háo nước. HCl đặc còn có tính khử khi tác dụng chất oxi hóa mạnh như KMnO4, MnO2, KClO3, ...

Ở thí nghiệm 2: Cu không tác dụng axit HCl nhưng tác dụng với H2SO4 đặc tạo CuSO4

và khí SO2. Vậy H2SO4 đặc có tính oxi hóa, thể hiện ở gốc SO4 2-

(khác HCl).

Kết luận: H2SO4 đặc có tính axit mạnh và tính oxi hóa mạnh, ngoài ra H2SO4 đặc còn rất háo nước.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)