a) Theo các tác giả Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh thì BTHHTN có hai tính chất:
- Tính chất lí thuyết: Muốn giải bài tập này cấn phải nắm vững về lí thuyết, vận dụng lí thuyết để vạch ra phương án giải quyết.
- Tính chất thực hành: vận dụng các KN, kĩ xảo thực hành để thực hiện phương án đã vạch ra.
Do đó kết quả của bài tập phụ thuộc vào cả hai khả năng của HS: lí thuyết và thực hành. Mối quan hệ hữu cơ giữa lí thuyết và thực hành được thể hiện rõ khi giải loại bài tập này. Lí thuyết làm vai trò chủ đạo giúp HS xác định phương hướng giải, đưa ra dự đoán xây dựng giả thuyết. Phần thực hành giúp HS tiến hành TN để kiểm nghiệm, xác định giả thuyết đúng để đi đến kết luận. Thực hành đi tới kết quả, thực hành bổ sung và chỉnh lý lí thuyết.
BTHHTN có nội dung từ đơn giản đến phức tạp có thể là: - Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng, giải thích.
- Làm thí nghiệm để thể hiện tính chất đặc trưng của một chất. - Làm thí nghiệm để thể hiện quy luật của hóa học.
- Nhận biết chất hoặc phân biệt các chất. - Điều chế một chất.
- Pha chế dung dịch.
- Nhận xét cách lắp dụng cụ thí nghiệm, vẽ hình.
Chúng ta có thể cho HS làm các BTHHTN với bốn hình thức khác nhau:
1. Bài tập thực nghiệm dùng các dụng cụ và hóa chất đơn giản có thể cho toàn thể HS hoặc tất cả các nhóm đều thực hiện.
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
2. Bài tập thực nghiệm dùng các dụng cụ và hóa chất phức tạp hơn (cho tất các HS đều làm phần lí thuyết và một vài HS làm thí nghiệm biểu diễn).
3. Bài tập chỉ được giải lí thuyết và một phần bằng thí nghiệm (do không đủ hóa chất hoặc không đủ thời gian hoặc không cần vì thí nghiệm quá quen thuộc).
4. Bài tập bằng hình vẽ.
b) Theo tác giả Nguyễn Xuân Trường thì BTHHTN có thể chia thành hai loại: - Bài tập thực nghiệm định tính, gồm các dạng chính sau:
+ Lắp dụng cụ thí nghiệm.
+ Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm.
+ Làm thí nghiệm để nghiên cứu tính chất của một chất hoặc của một phản ứng hóa học. + Nhận biết các chất.
+ Tách các chất ra khỏi hỗn hợp. + Điều chế các chất.
Các bài tập nhận biết, tách chất ra khỏi hỗn hợp, điều chế có thể chỉ giải bằng lí thuyết, hoặc phải làm thực nghiệm tùy yêu cầu của đề bài.
- Bài tập thực nghiệm định lượng, gồm các dạng chính sau:
+ Xác định khối lượng, thể tích, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các chất.
+ Xác định tỉ khối của một chất khí này so với một chất khí khác hay khối lượng phân tử của một chất khí.
+ Xác định lượng nước chứa trong các chất và công thức phân tử của muối ngậm nước. + Xác định độ tan của các chất và nồng độ của dung dịch.
+ Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp các chất.
+ Điều chế các chất và tính hiệu suất của phản ứng hoặc tinh chế một chất rồi tính độ tinh khiết.
c) Tác giả Lê Xuân Trọng và Cao Thị Thặng cũng chia BTHHTN thành hai loại: định tính và định lượng.
Bài tập thực nghiệm định tính gồm hệ thống các bài tập cơ bản và hệ thống bài tập phức hợp.
- Hệ thống bài tập thực nghiệm định tính cơ bản: + Bài tập thực nghiệm tìm hiểu tính chất của một chất. + Bài tập điều chế một số chất trong phòng thí nghiệm.
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
+ Bài tập thực nghiệm nhận biết các chất. + Bài tập thực nghiệm pha chế các dung dịch. + Bài tập tách riêng các chất trong hỗn hợp.
- Hệ thống bài tập thực nghiệm định tính phức hợp bao gồm: + Dùng các loại thuốc thử khác nhau để nhận biết các chất mất nhãn. + Dùng thuốc thử có giới hạn để nhận biết các chất mất nhãn. + Không dùng thêm thuốc thử để nhận biết các chất mất nhãn.
Bài tập thực nghiệm định lượng cũng gồm hệ thống bài tập cơ bản và bài tập phức hợp. - Hệ thống bài tập thực nghiệm định lượng cơ bản gồm:
+ Bài tập thực nghiệm về cân, đo các chất. + Bài tập thực nghiệm thu các chất khí.
- Hệ thống bài tập định lượng phức hợp bao gồm: + Bài tập pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước. + Bài tập xác định nồng độ của dung dịch.
+ Bài tập xác định thành phần % các chất trong hỗn hợp. + Bài tập tính hiệu suất của quá trình điều chế các chất.
d) Tác giả Cao Cự Giác chia BTHHTN thành 3 dạng chính:
- Dạng 1: BTHHTN có tính chất trình bày (giải bài tập thông qua trình bày cách tiến hành các thí nghiệm mà không phải làm thí nghiệm).
- Dạng 2: BTHHTN có tính chất minh họa và mô phỏng (giải bài tập bằng cách vẽ hình hoặc sử dụng hình vẽ, băng hình, phần mềm mô phỏng các thí nghiệm).
- Dạng 3: BTHHTN có tính chất thực hành (Giải bài tập bằng cách thực hành các thí nghiệm).
Trong mỗi dạng đều có các loại bài tập rèn luyện các KN thực hành hóa học sau: + Mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm
+ Thực hiện an toàn, đúng các thao tác thí nghiệm (cân, đo, đun, lọc, …) + Sử dụng các dụng cụ và hóa chất
+ Trình bày các thí nghiệm (nhận biết, tách, làm khô, điều chế các chất, …) + Thực hiện các thí nghiệm (các thao tác thực hành)
+ Ứng dụng trong thực tế (hóa học với sản xuất, đời sống, sức khỏe, môi trường). e) Cũng có thể phân loại BTHHTN thành hai nhóm dựa vào PP thực hiện:
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
- Nhóm các bài tập thực nghiệm biểu diễn: là những thí nghiệm được làm để chứng minh các tính chất vật lí, hóa học của các chất mà HS đã được lĩnh hội qua bài học lí thuyết. Đây chính là những bài tập thực hành sau mỗi chương mà thường được một số HS hoặc GV biểu diễn.
- Nhóm các bài tập thực nghiệm nghiên cứu: là những thí nghiệm do HS tự tiến hành để hình thành kiến thức mới. Thông qua việc tự tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu mà HS tự tìm kiếm và chiếm lĩnh kiến thức, nhưng phải có sự hướng dẫn của GV để HS đạt được mục đích của TN.
g) Từ các quan điểm trên, có thể nhận thấy rằng dù quan niệm và phân loại như thế nào thì BTHHTN cũng phải chứa đựng nội dung thực nghiệm bao gồm: mục đích, phương pháp và kết quả thực nghiệm. Tùy thuộc vào đối tượng và mục đích dạy học khác nhau mà yêu cầu đòi hỏi về BTHHTN cũng khác nhau:
- Ở các cấp học cao (Cao đẳng, Đại học, Sau đại học) thì BTHHTN thiên về tính chất thực hành, nghiên cứu để xác định các nội dung hóa học phức tạp hoặc tìm một phát hiện mới, … Đây chính là nội dung của các bài thực hành trong các giáo trình TNHH hoặc là các đề tài về thực nghiệm của các bộ môn hóa học cơ bản dành cho sinh viên, học viên sau đại học. Ở các kì thi Olympic hóa học khu vực và Quốc tế thường dành riêng một phần thực hành để thi các nội dung này gọi là bài tập thực hành.
- Ở các cấp học thấp hơn (THCS và THPT): vì HS mới bắt đầu làm quen với hóa học do đó BTHHTN cần chú trọng đến phương pháp rèn luyện các KN cơ bản về thực hành hóa học (như sử dụng hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, cách lắp đặt dụng cụ để tiến hành một thí nghiệm và cách quan sát, xử lí các kết quả thực nghiệm đơn giản, ứng dụng trong thực tế …) và phát triển tư duy suy luận giữa kiến thức lí thuyết và thực hành. Rõ ràng với những thí nghiệm có tính chất phức tạp, nguy hiểm, độc hại, tốn kém hoặc thời gian thí nghiệm kéo dài thì yêu cầu làm thực nghiệm để giải bài tập là không thích hợp với điều kiện dạy học ở trường phổ thông hiện nay. Trong những trường hợp này, nội dung BTHHTN có thể được khai thác từ các thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo (lấy từ các phần mềm thí nghiệm), hoặc là từ các đoạn video mô tả thí nghiệm (lấy từ các băng hình, đĩa VCD), hoặc đơn giản hơn đó là các hình vẽ mnih họa thí nghiệm do GV tự thiết kế. Cũng có thể dùng lời để mô tả một thí nghiệm rồi đặt ra những yêu cầu mà học sinh có khả năng tư duy được.
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm BTHHTN để chỉ những BTHH có nội dung gắn liền với thực nghiệm. Dựa vào yêu cầu giải BT phân loại thành 2 dạng chính:
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
- BTHHTN chỉ giải lí thuyết (không tiến hành thực nghiệm).
- BTHHTN giải lí thuyết kết hợp với làm thí nghiệm thật (có tiến hành thực nghiệm.