Giáo án bài 33

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 114 - 118)

LUYỆN TẬP VỀ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO 1. Mục tiêu bài học

Củng cố kiến thức:

- Nắm được các tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của clo. Hiểu được nguyên tắc và các phương pháp điều chế clo.

- Nắm được tính chất các hợp chất clo với hiđro và với kim loại. Hiểu và vận dụng được cách nhận biết ion clorua.

- Biết tên, điều chế và ứng dụng của một số hợp chất chứa oxi quan trọng của clo.

Rèn kĩ năng

- Giải thích tính oxi hóa mạnh của clo và các hợp chất có oxi của clo bằng kiến thức đã học (cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa, …).

- Viết các PTHH, giải thích và chứng minh tính chất của clo và hợp chất của clo.

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học nói chung, BTHHTN nói riêng. Kĩ năng thực hành thí nghiệm.

2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cần thiết. - Phiếu học tập:

 Phiếu học tập 1: Củng cố kiến thức

1. Viết cấu hình electron của nguyên tử clo, CTCT của phân tử clo, nêu các số oxi hóa có thể có của clo. Dựa vào các số oxi hóa của clo, hãy dự đoán tính chất hóa học của clo. Lấy ví dụ minh họa.

2. Nguyên tắc điều chế clo. Viết PTHH điều chế clo trong PTN và trong công nghiệp. 3. Nêu các TCHH cơ bản của axit clohiđric. Lấy ví dụ minh họa.

Phiếu học tập 2: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

HClO →(1) CaOCl2 Cl2 KClO3 →(7) O2

NaClO

 Phiếu học tập 3: Có 4 lọ mất nhãn chứa các dd sau: NaOH, HCl, NaCl, Na2CO3. Hãy tiến hành các thí nghiệm hóa học để phân biệt các lọ hóa chất trên.

 Phiếu học tập 4: Bộ dụng cụ dưới đây dùng cho TN khí clo tác dụng với khí hiđro. a. Viết PTHH của phản ứng.

b. Khi phản ứng kết thúc, đóng khóa đường dẫn khí H2và mở khóa K thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích và viết PTHH của phản ứng (nếu có).

c. Có thể thay dd NaOH + phenolphtalein bằng hóa chất nào khác để nhận biết sản phẩm của phản ứng? (2) (3) (5) (6) (8) (9) H2 Khí H2 Khí Cl2 dd NaOH + phenolphtalein K

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

 Hình vẽ: Sơ đồ tinh chế muối ăn

Dd chứa: Na2SO4, MgCl2, CaCl2, CaSO4, NaCl

3. Phương pháp dạy học

- GV cho HS thảo luận nhóm và chuẩn bị trước ở nhà phiếu học tập 1, 2, 3. - PP dạy học chủ yếu đàm thoại, tìm tòi kết hợp với phương tiện trực quan.

4. Thiết kế hoạt động học tập

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, củng cố kiến thức

-GV: yêu cầu mỗi nhóm cử HS trả lời phiếu học tập 1, 2, bài tập 3 (trang 136 SGK)

- HS trình bày phần chuẩn bị của mình.

Hoạt động 2: Làm bài tập thực nghiệm - Phân biệt dd mất nhãn

- GV: chiếu phiếu học tập 3. yêu cầu HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm trình bày cách nhận biết, chọn phương pháp tối ưu sau đó cử 1 HS lên làm TN.

- GV chỉnh lí và nhận xét.

- HS thảo luận và trả lời. to + dd BaCl2(dư)

BaSO4↓ Dd: MgCl2, CaCl2, NaCl, BaCl2 (dư)

Kết tủa: MgCO3, CaCO3, BaCO3 dd: NaCl, Na2CO3(dư) + HCl (dư) CO2↑ Dd: NaCl, HCl NaCl HCl, H2O↑ + dd Na2CO3 (dư) Formatted Table

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

Hoạt động 3: Làm bài tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập 4.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập thực nghiệm 6 trang 136 (SGK)

- Thiết lập sơ đồ tách các tạp chất khỏi muối ăn: GV yêu cầu 1 vài HS trình bày, sau đó chiếu sơ đồ tách để HS đối chiếu nhận xét, yêu cầu HS viết PTHH của phản ứng.

- GV chỉnh lí và kết luận về PP tinh chế.

- GV yêu cầu cả lớp làm BT 5 (trang 136) SGK.

- GV chú ý cho HS trong bài tập 2

- HS thảo luận và trả lời. PTHH: H2 + Cl2 → 2 HCl - Khi mở khóa K: dd chứa NaOH và phenolphtalein sẽ chảy sang bình chứa khí HCl và dd sẽ mất màu hồng do phản ứng kết thúc, nhiệt độ trong bình giảm và khí HCl tan nhiều trong nước làm giảm nhanh áp suất trong bình, nước bị đẩy từ chậu thủy tinh sang bình tạo dd HCl. HCl tác dụng với dd NaOH nên dd mất màu hồng.

- Có thể thay dd NaOH + phenolphtalein bằng dd quỳ tím. Dd quỳ tím chảy vào bình và chuyển màu đỏ.

- HS làm bài tập 6

Hòa tan hóa chất vào nước, sau đó tiến hành như sơ đồ.

Các PTHH:

BaCl2 + CaSO4 → BaSO4↓ + CaCl2

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl Na2CO3 + MgCl2→ MgCO3↓

+2NaCl

Na2CO3 + CaCl2→ CaCO3↓ + 2NaCl Na2CO3 + BaCl2→ BaCO3↓ + 2NaCl Na2CO3 + 2HCl → CO2 + 2NaCl +H2O

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

định luật quan trọng: bảo toàn khối lượng và bảo toàn electron.

5. Củng cố bài học

Có các chất sau: KCl, KClO, KClO3, HClO, CaOCl2, Cl2, FeCl2, FeCl3, HCl, AgCl. Hãy lập các sơ đồ biến hóa giữa các chất trên và viết các PTHH thực hiện dãy biến hóa đó.

6. Dặn dò về nhà: Bài tập: 5.34 – 5.37 trang 43 SBT. Bài tập thêm:

Bài 1:Một HS tiến hành lắp dụng cụ điều chế và thu khí Cl2 như hình vẽ sau

Biết bình A chứa dd KMnO4, bình B chứa dd H2SO4 đặc. a. Hãy cho biết tác dụng của bình A, B, bông tẩm dd NaOH.

b. Phân tích những chỗ chưa hợp lí trong sơ đồ trên. Giải thích và vẽ lại bộ dụng cụ TN đúng nhất.

Bài 2: Để có dd NaCl 16% vần phải lấy bao nhiêu gam nước để hòa tan 20 gam NaCl?

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)