TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA HALOGEN 1. Mục tiêu bài học
- Củng cố kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra, vận dụng kiến thức để giải thích, viết PTHH của phản ứng và viết tường trình.
- Làm quen với việc giải bài tập thực nghiệm về nhận biết các dung dịch. - Củng cố tính axit của axit clohiđric, tính tẩy màu của nước Gia – ven. - Biết cách nhận biết ion clorua.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học dd HCl đặc MnO2 A B Bông tẩm dd NaOH
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
Hóa chất: dd NaOH, dd CuSO4, dd HCl, bột CaCO3 (hoặc mẫu đá vôi), Zn viên, quỳ tím, giấy màu, dd NaBr, dd NaI, dd NaCl, dd AgNO3, nước brôm, nước clo, …
Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, thìa xúc hóa chất, bộ giá thí nghiệm, ống nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, nút có ống nhỏ giọt, …
3. Phương pháp dạy học
Chia HS thành mỗi nhóm 4 – 5 HS, GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và chuẩn bị tờ tường trình theo mẫu
Họ và tên: ………..Lớp: ……….. Bài thực hành số: ………..Nhóm: ……….. Thí nghiệm Cách tiến hành và những lưu ý (nếu có) Dự đoán hiện tượng Kết quả - giải thích – viết PTHH (nếu có) (1) (2) (3) (3)
Nội dung các cột 1, 2, 3 đã được HS chuẩn bị sẵn, cột 4 sẽ được hoàn chỉnh sau khi HS làm thí nghiệm.
4. Thiết kế hoạt động học tập
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Mở đầu tiết thực hành
- GV nêu mục đích của tiết thực hành, những lưu ý và nêu yêu cầu cần thực hiện (axit clohiđric rất dễ bay hơi, rất độc nên HS cần cẩn thận khi sử dụng).
Hoạt động 2: Thí nghiệm 1 – Tính axit của axit clohiđric
- GV: yêu cầu HS nhắc lại những tính chất hóa học của axit HCl.
Trước khi HS tiến hành thí nghiệm, GV đặt ra các câu hỏi:
+ HCl dễ bay hơi và độc, khi làm thí nghiệm cần chú ý những gì?
+ Để thí nghiệm tiến hành nhanh chóng, có thể làm như thế nào?
- GV gợi ý trả lời:
+ HCl dễ bay hơi và độc nên khi làm thí nghiệm cần chú ý làm với lượng hóa
- HS trả lời.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
Formatted Table
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
chất vừa phải, dd axit loãng.
+ Có thể dùng 4 ống nghiệm đặt trên giá để ống nghiệm, đánh số thứ tự 1 – 4, cho sẵn các hóa chất theo thứ tự: Cu(OH)2, CuO, CaCO3, Zn, sau đó nhỏ lần lượt 2 ml dd axit HCl vào từng ống nghiệm.
- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 1 như SGK và ghi vào bảng tường trình. (Các nhóm phân công cho mọi HS đều được làm TN biễu diễn trước nhóm).
- HS tiến hành thí nghiệm như SKG, quan sát hiện tượng xảy ra (so sánh với cột (3)), giải thích và viết PTHH của phản ứng và ghi vào bảng tường trình.
Hoạt động 3: Thí nghiệm 2 – Tính tẩy màu của nước Gia – ven
- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 2 như trong SGK.
- GV: Giải thích vì sao nước Gia – ven lại có tính tẩy màu?
- HS tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và so sánh với cột 3, giải thích, viết PTHH và ghi vào bảng tường trình.
- HS thảo luận trả lời: do trong không khí, nước Gia – ven dễ tác dụng với CO2tạo axit HClO có tính oxi hóa mạnh, có tác dụng tẩy trắng hợp chất màu.
- HS viết PTHH.
Hoạt động 4: Thí nghiệm 3 – bài tập thực nghiệm nhận biết các dung dịch
- GV: cho các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày cách nhận biết trước lớp, GV yêu cầu HS nhận xét về mỗi phương án, chọn phương pháp tối ưu nhất. Yêu cầu HS trình bày kẻ bảng nhận biết trước khi tiến hành.
- GV đặt câu hỏi: Có nên dùng dd
- HS thảo luận, trình bày bảng nhận biết.
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
AgNO3 để nhận biết NaBr với NaI không? Nếu không, hãy chọn hóa chất thích hợp.
- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 3 như trong SGK và ghi bảng tường trình.
kết tủa màu vàng, dễ bị nhầm lẫn. Hóa chất nên dùng là nước brom (hoặc nước clo có hồ tinh bột) để nhận NaI. Còn lại là NaBr.
- HS tiến hành thí nghiệm, viết bảng tường trình.
5. Kết thúc tiết thực hành
- Nhận xét, đánh giá kết quả tiết thực hành, yêu cầu HS hoàn thành bảng tường trình, dọn vệ sinh nơi làm thí nghiệm.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.