Sử dụng BTHHTN lồng ghép trong tiết thực hành thí nghiệm để rèn luyện KNTH,

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 101 - 103)

KNTH, phát triển tư duy cho HS

Với đặc trưng là tiết thực hành nên GV có nhiều cơ hội hướng dẫn HS tiến hành giải các BTHHTN bằng thực hành thí nghiệm. Thực ra các yêu cầu về một thí nghiệm cũng chính là một BTHHTN, tuy nhiên nội dung các thí nghiệm trong phần thực hành thường là chứng minh một tính chất lí hóa nào đó hoặc là điều chế một chất, do đó cần lồng ghép thêm các BTHHTN có tính chất tổng hợp và có khả năng phát triển tư duy, rèn luyện KNTH. Từ đó phát huy tính tích cực học tập cho HS.

Để sử dụng BTHHTN trong tiết thực hành đạt hiệu quả cao, GV có thể thực hiện theo trình tự sau:

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

- Bước 1: Đọc kĩ các thí nghiệm được nêu trong SGK.

- Bước 2: Nghiên cứu xem các thí nghiệm đó có thể thực hiện theo cách khác không, có thể mở rộng hoặc có những điểm nào cần lưu ý mà SGK chưa đề cập đến (lẫn tạp chất, thay thế bằng chất khác, hóa chất nguy hiểm, độc hại, thí nghiệm không an toàn, gây ô nhiễm, ...), ...

- Bước 3:Tìm hướng giải quyết các trường hợp của bước 2.

- Bước 4: Biên soạn các BTHHTN có nội dung bám sát với các trường hợp của bước 2 và 3. Ở bước 4 này GV cần lưu ý các câu hỏi, bài tập lồng ghép phải ngắn gọn, súc tích để đảm bảo kịp thời gian.

- Bước 5: Yêu cầu HS giải quyết các BTHHTN đã nêu. Các bài tập dễ có thể giải song

song với TNTH. Các bài tập khó, phức tạp có thể cho HS

chuẩn bị trước ở nhà.

- Bước 6:Chữa bài tập, rút ra kết luận.

Ví dụ: Trong bài thực hành số 3 “Tính chất của các

Halogen”, ở thí nghiệm 1 “Điều chế clo. Tính tẩy màu

của khí clo ẩm” SGK trình bày và yêu cầu HS tiến hành

như sau (hình 2.26):

Bóp nhẹ phần cao su của ống nhỏ giọt để dd HCl chảy

xuống ống nghiệm. Quan sát các hiện tượng xảy ra. Giải thích.

Phân tích:

Trong thí nghiệm này chúng ta thấy được yêu cầu đối với HS là khá đơn giản. Sau khi lắp dụng cụ, HS chỉ thực hiện một thao tác là bóp nhẹ phần cao su của ống nhỏ giọt rồi quan sát. HS cũng có thể dự đoán trước được hiện tượng thí nghiệm vì phần tên của thí nghiệm đã giải thích rõ ràng. Thí nghiệm này chỉ rèn luyện cho HS chủ yếu là khả năng quan sát, chứng minh, minh họa tính chất của chất, chưa tạo được nhiều tính tích cực suy nghĩ, phát triển tư duy cho HS.

Thông thường, trên lớp khi học phần điều chế, HS thường chỉ quan tâm làm thế nào sinh ra được chất cần điều chế mà không chú ý đến tạp chất, cách loại bỏ tạp chất. GV có thể lồng ghép BTHHTN vào thí nghiệm trên như sau:

1. Trong thí nghiệm trên, khí clo thu được có lẫn tạp chất là khí gì? Giải thích. 2. Nêu cách loại bỏ tạp chất, vẽ lại hình có lắp dụng cụ để loại tạp chất.

dd HCl đặc Giấy màu ẩm KClO3 Hình 2.26 Hình 2.26. Tính tẩy màu của khí clo ẩm

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

3. Nếu thay KClO3 bằng MnO2 trong thí nghiệm trên thì có thu được khí Cl2 không? Nêu điều kiện của phản ứng. Tạp chất trong trường hợp này giống và khác nhau so với thí nghiệm trên như thế nào?

Rõ ràng, nếu GV yêu cầu HS giải quyết bài tập trên thì HS sẽ hoạt động tích cực hơn, giúp HS hiểu rõ, hiểu sâu bản chất của việc điều chế Cl2 từ các hóa chất khác nhau.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 101 - 103)