Dựa vào các cơ sở và những điểm xuất phát trên có thể xây dựng được một BTHHTN có tính chất cơ bản, điển hình gọi là bài tập gốc. Chúng ta có thể biến đổi nội dung bài tập gốc thành nhiều bài tập khác nhau theo 6 cách sau đây:
1. Nghịch đảo giữa điều kiện và yêu cầu. 2. Thay đổi điều kiện.
3. Thay đổi yêu cầu.
4. Thay đổi cả điều kiện và yêu cầu. 5. Tổ hợp nhiều bài tập.
6. Chuyển BT dạng tự luận sang trắc nghiệm khách quan và ngược lại.
Các cách trên là cơ sở để phân hóa BTHHTN theo từng mục đích dạy học khác nhau, làm cho số lượng và chất lượng (độ khó) các BTHHTN được tăng lên.
Ví dụ
- Muốn kiểm tra tính chất lí hóa và các kĩ năng thực hành điều chế, thu khí clo trong PTN, có thể đưa ra bài tập gốc như sau:
Bài tập gốc: Trong PTN, người ta điều chế khí clo từ MnO2 và HCl đặc. a. Viết PTHH của phản ứng.
b. Khí clo thu được từ phản ứng trên có tinh khiết không?
Phân tích:
Bài tập trên được xây dựng trên các dữ kiện về lí thuyết và thực nghiệm (điều kiện) là phản ứng giữa MnO2 và HCl đặc đun nóng sinh ra khí clo. HS phải viết PTHH và phân tích sản phẩm tạo thành để đưa ra kết luận về độ tinh khiết của khí clo (yêu cầu).
MnO2 + 4HClđ →t0
MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Dựa trên phương trình, HS sẽ nhận ra khí clo thu được chưa tinh khiết vì còn lẫn khí HCl (do HCl là axit dễ bay hơi) và hơi nước.
Vận dụng các cách đã nêu trên để biến đổi bài tập gốc thành nhiều BT khác nhau:
Bài 1:Nghịch đảo giữa điều kiện và yêu cầu
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
MnO2 + 4HCl →t0 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Nếu thu trực tiếp khí clo từ phản ứng này sản phẩm sẽ không tinh khiết. Giải thích.
Bài 2:Phức tạp hóa yêu cầu
Trong PTN, người ta điều chế khí clo từ MnO2 và
HCl đặc.
a. Viết PTHH của phản ứng.
b. Phân tích chỗ sai khi lắp bộ dụng cụ dùng cho thí
nghiệm như hình 2.3
(Chỗ sai: HCl loãng, thiếu đèn cồn, ống dẫn khí quá
ngắn, thừa nút cao su ở bình thu, thiếu bông tẩm dd NaOH).
Bài 3:Phức tạp hóa cả điều kiện lẫn yêu cầu
Một HS tiến hành lắp dụng cụ điều chế và thu khí Cl2 như hình vẽ sau (hình 2.4): Biết bình A chứa dd KMnO4, bình B chứa dd H2SO4đặc.
a. Hãy cho biết tác dụng của bình A, B, bông tẩm dd NaOH.
b. Phân tích những chỗ chưa hợp lí trong sơ đồ trên. Giải thích và vẽ hình bộ dụng cụ thí nghiệm đúng nhất.
dd HCl 10%
MnO2
Hình 2.3
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
Bài 4: Chuyển BT dạng tự luận sang dạng trắc nghiệm khách quan
Để thu khí clo trong PTN có thể làm theo cách nào sau đây? A. Thu trực tiếp bằng phương pháp đẩy không khí.
B. Thu qua nước. C. Thu qua dd NaOH. D. Cả 3 cách trên đều được.
Bài 5: Tổ hợp nhiều BT
Trong PTN người ta lắp bộ dụng cụ điều chế và thu khí C (hình 2.5). Trong đó bình cầu A đựng chất rắn còn phễu B đựng chất lỏng
a. Cho biết khí C nặng hay nhẹ hơn không khí?
b. Nếu A chứa MnO2, B chứa dd HCl đặc và đun nóng thì khí C là khí gì?
dd HCl đặc
MnO2
A B
Bông tẩm dd NaOH
Hình 2.4. Điều chế và thu khí clo
→ C K B A H2SO4, đ Giấy màu Bông tẩm ddNaOH Hình 2.5. Điều chế và thử tính chất của khí C khô
Deleted: 1¶
Formatted: Left
Formatted: English (United States)
c. Với khí C xác định ở câu b) thì có hiện tượng gì xảy ra với mảnh giấy màu khô khi đóng và mở khóa K? Giải thích..
- Ngoài cách xây dựng BT dựa vào BT gốc theo cách trên, GV có thể xây dựng theo cách xuất phát từ những sai lầm (về lí thuyết và thực hành) mà HS thường mắc phải. Nếu GV có khả năng dự đoán được các sai lầm sẽ tạo nên được các tình huống hấp dẫn trong bài tập mà ta có thể gọi là “bẫy”. Đây cũng là cơ sở để xây dựng các BTHHTN. Tuy nhiên, GV cũng có thể chọn một bài tập có sẵn trong các tài liệu tham khảo có chất lượng để làm bài tập gốc, từ đó biến đổi dựa trên nguyên tắc để thiết kế, xây dựng hệ thống bài tập đa dạng, đầy đủ và chất lượng.