Tách và tinh chế các chất

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 70 - 73)

Đây là loại BTHHTN có tác dụng rèn luyện các kĩ năng thực hành thông qua cách giải BT của HS. Khi giải BT, GV cần hướng dẫn HS sử dụng 2 phương pháp sau:

Phương pháp vật lí

- Phương pháp lọc: dùng để tách chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.

- Phương pháp cô cạn: dùng để tách các chất tan rắn (không hóa hơi ở nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.

- Phương pháp chiết: dùng để tách các chất (thường là chất lỏng) ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất.

- Phương pháp thăng hoa: dùng để tinh chế những chất rắn có áp suất hơi khá lớn ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của chúng tại áp suất thường, ví dụ tinh chế iot, axit benzoic, naphtalen, quinon, …

- Phương pháp chưng cất: dùng để tách biệt và tinh chế chất lỏng ra khỏi hỗn hợp dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi và đặc tính của các chất.

Phương pháp hóa học: Sơ đồ tách:

Phản ứng được chọn để tách phải thỏa mãn 3 yêu cầu:

- Chỉ tác dụng lên một chất trong hỗn hợp cần tách.

- Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng ra khỏi hỗn hợp bằng PP vật lí. - Từ sản phẩm phản ứng tạo thành có thể tái tạo và tách được chất ban đầu.

+ X p.ư.tách AX B + Y p.ư.tái tạo A XY hh {A,B}

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

Chú ý: có thể coi BT tinh chế (làm sạch chất) là một trường hợp riêng của BT tách các chất. Khi đó có thể tiến hành giải BT theo 2 phương pháp:

Phương pháp 1: Dùng hóa chất và phản ứng thích hợp để loại bỏ các tạp chất dưới dạng kết tủa, hay chất khí trong khi chất cần tinh chế không tác dụng, tách riêng, thu lại.

Phương pháp 2: Hoặc là dùng hóa chất thích hợp chỉ có chất cần tinh chế tác dụng tạo thành một hóa chất mới rồi từ hóa chất này tái tạo lại và thu lại hóa chất cần tinh chế bằng phản ứng thích hợp, các tạp chất không quan tâm.

Bài 1: Bằng biện pháp hóa học hãy tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp gồm Cl2, O2 và CO2. Phân tích: PTHH của các phản ứng: CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O 2NaClO →t0

2NaCl + O2

Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2 + H2O NaOH + HCl  NaCl + H2O

2NaCl + 2H2Ođpdd,cmn→ 2NaOH + H2 + Cl2

Bài 2: Muối NaCl có lẫn tạp chất là NaI. Làm thế nào để có NaCl tinh khiết?

Phân tích:

Hòa tan muối NaCl có lẫn tạp chất vào nước. Dẫn từ từ khí clo vào thấy xuất hiện kết tủa I2. Lọc kết tủa sau đó cô cạn thu được NaCl tinh khiết.

PTHH của phản ứng:

Hỗn hợp khí { Cl2, O2, CO2} + dd NaOH dư

Đun nóng, + dd HCl dư {Na2CO3, NaCl, NaClO, NaOH} O2

{NaCl, HCl} CO2

Đpdd, cmn Cl2

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

2NaI + Cl2  2NaCl + I2

Bài 3: Muối ăn (NaCl) bị lẫn tạp chất là NaBr, Na2SO4, MgCl2, CaSO4 và CaCl2. Hãy trình bày phương pháp loại bỏ tạp chất để thu được muối ăn tinh khiết.

Bài 4: Hãy trình bày phương pháp

a. Tách tạp chất ra khỏi hỗn hợp muối ăn có lẫn NaBr, MgCl2. b. Tách KCl ra khỏi hỗn hợp gồm KCl, MgCl2, BaCl2, FeCl3.

Bài 5: Muối ăn NaCl bị lẫn các tạp chất là Na2SO4, MgSO4, BaSO4, MgCl2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Hãy trình bày PP loại bỏ tạp chất để thu được muối ăn tinh khiết.

Bài 6: Bằng phương pháp hóa học hãy tách CO2 ra khỏi hỗn hợp gồm SO2, CO2, O2.

Bài 7: Hãy trình bày phương pháp tách từng chất khí sau đây ra khỏi hỗn hợp gồm: O2, HCl, CO2.

Bài 8: Khí oxi có lẫn hơi nước, CO2, SO2. Làm thế nào để thu được oxi tinh khiết?

Bài 9: Khí hiđro thu được bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl đôi khi bị lẫn tạp chất là khí clo. Làm thế nào thu được khí hiđro tinh khiết?

Bài 10: Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Làm thế nào để thu được brom tinh khiết? Viết PTHH của phản ứng.

Bài 11: Iot được bán trên thị trường thường chứa các tạp chất là clo, brom và nước. Làm thế nào để tinh chế iot trên. Viết các PTHH xảy ra.

Bài 12: Nếu iot lẫn tạp chất là natri iotua thì cách đơn giản nhất để có iot tinh khiết là gì?

Bài 13: Khí oxi có lẫn tạp chất là các khí sau: cacbonic, clo, lưu huỳnh đioxit. Hãy trình bày cách để thu được khí oxi tinh khiết.

Bài 14: Trình bày phương pháp tách nhanh BaSO4 ra khỏi hỗn hợp bột gồm NaCl, K2SO4, BaSO4.

Bài 15: Dung dịch hỗn hợp gồm các muối: NaCl, AlCl3, MgCl2 và BaCl2. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng chất.

Bài 16:Khí HCl có lẫn khí CO2 và SO2. Làm thế nào để thu được HCl tinh khiết?

Bài 17: trong PTN, khí CO2 được điều chế từ CaCO3 và dd HCl thường bị lẫn khí hiđroclorua và hơi nước. Để thu được khí CO2 gần như tinh khiết, người ta dẫn hỗn hợp khí lần lượt qua 2 bình đựng các dung dịch nào trong các dung dịch dưới đây?

A. NaOH, H2SO4đặc. B. NaHCO3, H2SO4đặc.

C. Na2CO3, NaCl. D. H2SO4đặc, Na2CO3.

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

A. Cho hỗn hợp khí qua dd nước vôi trong dư.

B. Cho hỗn hợp khí qua dd brôm dư.

C. Cho hỗn hợp khí qua dd Na2CO3. D. Cho hỗn hợp khí qua dd NaOH.

Bài 19: Để làm khô khí SO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng

A. H2SO4 đặc. B. CuO. C. KOH đặc. D. CaO.

Bài 20: Khí oxi có lẫn tạp chất là khí clo và hơi nước. Để loại bỏ tạp chất đó ta cho hỗn hợp khí lần lượt qua các chất sau:

A. dd NaOH, dd HCl. B. dd NaOH, dd H2SO4 đặc.

C. dd NaOH, dd CaCl2. D. cả B và C đều được.

Bài 21: Khí oxi có lẫn tạp chất CO2, SO2, HCl. Để loại bỏ tạp chất trên ta dùng A. nước. B. dd H2SO4 loãng. C. dd CuSO4. D. dd Ca(OH)2.

Bài 22: Khí clo điều chế bằng cách cho MnO2tác dụng với dd HCl đặc thường bị lẫn tạp chất là khí HCl. Có thể dùng dd nào sau đây để loại tạp chất là tốt nhất?

A. dd NaOH. B. dd AgNO3. C. dd H2SO4 đặc. D. Dd NaCl bão hòa.

Bài 23: Brôm bị lẫn tạp chất là clo. Để thu được brom tinh khiết ta dùng cách nào sau đây?

A. Dẫn hỗn hợp đi qua dd H2SO4 loãng. B. Dẫn hỗn hợp đi qua nước.

C. Dẫn hỗn hợp đi qua dd NaBr.

D. Dẫn hỗn hợp đi qua dd NaI.

Bài 24: Khí oxi điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm qua chất nào sau đây để thu được khí oxi khô?

A. Al2O3. B. CaO. C. dd Ca(OH)2. D. dd HCl.

Bài 25: Để loại bỏ H2S ra khỏi hỗn hợp khí với H2 bằng cách cho hỗn hợp khí lội qua dd A. Na2S. B. KOH. C. dd Pb(NO3)2. D. Cả B và C.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)