0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Quy trình xây dựng hệ thống BTHHTN

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM PHẦN PHI KIM LỚP 10 NÂNG CAO THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC (Trang 49 -51 )

BTHH nói chung và BTHHTN nói riêng đều có tác dụng rèn luyện KN, phát triển tư duy, rèn luyện tính kiên trì, chịu khó, tạo sự say mê, yêu thích môn học, tăng tính tích cực học tập, … cho HS. Do đó việc xây dựng hệ thống BTHH chất lượng, đầy đủ, đa dạng là điều quan trọng và cần thiết. Thực tế hiện nay nhiều GV chỉ lấy những BT có sẵn trong các tài liệu tham khảo, trên mạng về chỉnh sửa (hoặc không chỉnh sửa). Ít khi hoặc không xây dựng BT theo một quy trình cụ thể, do đó BT dễ có những sai sót, dẫn đến làm giảm chất lượng dạy và học. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng hệ thống BTHHTN như sau:

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

- Mục tiêu của BT cũng giống như mục tiêu của bài học, là đích đặt ra cho HS cần đạt được khi giải BT đó. Mục tiêu của BT chỉ đạo toàn bộ nội dung, PP giải, PPDH và PP đánh giá.

- Mục tiêu của BT gồm: kiến thức, KN, thái độ. Khi xác định mục tiêu BT ta cần chú ý tới những kiến thức và đặc biệt là các KN, thái độ ẩn chứa trong BT.

Bước 2: Xác định nội dung BT

- Sau khi xác định mục tiêu, giáo viên cần xác định nội dung như: BT xây dựng nằm ở chương nào, phần nào, HS đã được trang bị những kiến thức gì có liên quan, những kiến thức đó liên hệ với các phần, chương khác như thế nào, có những kiến thức nào cần được rèn luyện, củng cố hoặc mở rộng, mức độ nhận thức của BT (biết, hiểu, vận dụng, vận dụng sáng tạo, …).

- Nội dung BT phải rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng HS, không được quá đơn giản (vì BT xây dựng được sẽ dễ gây nhàm chán) hoặc không được quá phức tạp (không nằm trong chương trình, vượt quá chương trình, …).

Bước 3: Xác định loại BT

- Dựa trên cách phân loại BTHHTN, GV có thể lựa chọn BT có tính chất chỉ giải lí thuyết hoặc BT có tính chất thực hành. Sau đó lựa chọn dạng BT cụ thể như: nhận biết và phân biệt chất, tách và tinh chế, tổng hợp, điều chế, … tùy vào mục tiêu và nội dung GV muốn truyền đạt.

Bước 4: Xác định cơ sở và nguyên tắc thiết kế

- Cơ sở lí thuyết và thực nghiệm bao gồm các nội dung về lí thuyết, nội dung thực nghiệm và các KNTH. Đây là cơ sở quan trọng để GV xây dựng BT gốc, dựa trên các nguyên tắc và PP thiết kế (đã nêu ở mục 2.2) để biến đổi tạo ra các BT khác nhau về độ khó, độ phức tạp.

- Dựa trên các dữ kiện lí thuyết và thực nghiệm, GV đặt ra các yêu cầu để HS tìm lời giải, từ đó đưa ra kết luận về lí thuyết và thực nghiệm.

Bước 5: Xây dựng bài tập gốc

Bước 6: Biến đổi bài tập gốc thành nhiều BT khác nhau Bước 7: Xác định phương pháp giải BT

- Các phương pháp giải BTHHTN thường sử dụng là: PP so sánh, PP phân tích, PP tổng hợp, PP quan sát, … Tùy vào từng dạng bài và nội dung mà GV lựa chọn PP giải phù hợp.

Deleted:

Formatted: Left

Formatted: English (United States)

- Đáp án phải rõ ràng, chính xác.

- Trong quá trình xây dựng đáp án, GV cần lưu ý đối với BTHHTN định tính như nhận biết, tách chất, điều chế, … có thể có nhiều cách giải khác nhau. GV cần giới thiệu cho HS cách giải ngắn gọn, tổng quát nhất để có thể áp dụng cho nhiều trường hợp, nhiều bài khác nhau.

- Dự trù các tình huống sai lầm mà HS có thể mắc phải để kịp thời điều chỉnh, khắc sâu kiến thức cho HS.

Bước 9: Thử nghiệm và chỉnh lí

- Các BT đã xây dựng được cần trao đổi với chuyên gia, đồng nghiệp và cho HS làm thử. - Thông qua sự góp ý của chuyên gia, đồng nghiệp và bài làm của HS mà GV chỉnh lí cho phù hợp. Từ đó GV xếp vào hệ thống BT, tư liệu dạy học của cá nhân.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM PHẦN PHI KIM LỚP 10 NÂNG CAO THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC (Trang 49 -51 )

×