6. Những đóng góp mới của luận văn
3.3.3. Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao, câu đố
Truyện ngắn Sơn Nam còn đậm chất dân gian khi ông vận dụng một cách sáng tạo
và thành công những thành ngữ, tục ngữ, ca daorất tài tình vào trong tác phẩm để trong những trang văn xuôi ta vẫn bắt gặp lối nói văn vần, nhịp điệu đầy xúc cảm và ý vị của dân gian. Tần suất xuất hiện của thành ngữ, tục ngữ, ca dao, câu đối, vè trong truyện ngắn của Sơn Nam là khá lớn. Để tiện cho việc theo dõi, tôi đã thống kê tần suất xuất hiện của các
câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, câu đố trong bảng phụ lục đính kèm ở cuối luận văn. Theo
số liệu tôi tạm thống kê thì có tới khoảng 600 câu thành ngữ, tục ngữ và gần 100 câu ca dao, câu đố, vè xuất hiện trong truyện ngắn Sơn Nam. Đó, chắc hẳn không phải chỉ là sự tự nhiên, tự phát mà là minh chứng tiêu biểu của chất dân gian thể hiện trong truyện ngắn Sơn
Nam để làm tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn, để truyện ngắn của ông mang chất rất riêng, chất dân
gian. Đã có lần nhà văn bày tỏ lòng yêu mến tha thiết với ca dao - thể loại văn học dân gian
đặc sắc của dân tộc. Tác giả bày tỏ lòng kính yêu của mình đối với ca dao, và cũng mong muốn mọi người hãy cùng nhau giữ gìn nét đẹp đó: “Từ đó tôi yêu kính ca dao. Ngoài giá trị văn chương, địa lý, phong tục… nó còn là bùa cứu khổ cứu nạn thời kháng chiến” [28, tr.110].
Nhìn chung, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đối được nhà văn sử dụng trong các truyện ngắn dưới các dạng thức sau:
Thứ nhất, trong một số truyện ngắn, nhà văn đã dẫn nguyên câu thành ngữ, tục ngữ,
ca dao của dân gian để đưa vào tác phẩm. Ở các trích dẫn này, người đọc thường dễ nhận ra ngụ ý mà tác giả muốn gửi gắm như câu “cơm không lành, canh không ngọt/vợ chồng đóng
cửa bảo nhau” để khuyên răn chuyện vợ chồng Tư Hưng trong truyện Bốn cái ngu; “hoa lài cắm bãi cứt trâu” là lời cảm thương cho nhân vật nữ phải lấy người chồng không tương
xứng – truyện Giấc mơ ngoài bãi tha ma; “Ngồi mát ăn bát vàng/Vàng thiệt không sợ thử
lửa” – truyện Hai mẹ con; “Một mai thiếp có xa chàng/Đôi bông thiếp trả, đôi vàng thiếp
xin” là nỗi niềm tâm sự của cô gái khi vợ chồng phải chia xa – truyện Miễu Bà Chúa Xứ;
“Thương người như thể thương thân” – truyện Mối tình đầm lai; “Lá lành đùm lá rách” –
truyện Một ngày đầu mưa; “Một miếng thịt làng bằng một sàng thịt chợ” – truyện Ngôi mộ
chôn đứng; “Được voi đòi tiên” – truyện Người tình của cô đào hát; “Tháng năm chưa nằm
thì tối” – truyện Ông già xay lúa; “Biết thì thưa thốt/Không biết dựa cột mà nghe” là lời
khuyên răn của ông Hai rắn với Năm Điền – truyện Ông thầy rắn…
Dạng thức thứ hai là việc nhà văn chỉ sử dụng một ý nào đó trong câu thành ngữ, tục
ngữ, ca dao, vè để viện dẫn đến câu chuyện, nhân vật. Như trong truyện Con sấu cuối cùng nhân vật ông Năm Hên khi kể lại nguyên do dẫn đến nghề bắt sấu của mình là do anh trai của ông bị sấu bắt nên ông quyết trả thù cho anh và trừ họa cho dân lành nên đến với nghề này. Ông kể về những nơi mà loài sấu hung dữ trú ngụ nhiều, là nỗi khiếp sợ cho dân chúng và ví chúng như “phá Tam Giang, truông nhà Hồ của mình ngoài Huế” [42, tr.89]. Lời kể của ông Năm Hên cho ta liên tưởng đến câu ca dao “Thương em anh cũng muốn vô/Sợ
truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”. Trong truyện Bức tranh con heo nhân vật bà hương
trưởng đã dùng ý của câu thành ngữ “khôn nhà dại chợ” để thể hiện ngụ ý của mình với chồng như sau “Ở nhà thì tôi biết khôn biết dại, ngặt ra chợ ra búa, đi làm sao, đứng làm
sao, mua sắm làm sao, tôi chưa từng biết” [42, tr.113]. Ở truyện Mối tình đầm lai nhân vật
Hai Tâm đã nói với cô Rít tâm sự “Tôi khôn lắm chớ. Tôi muốn đến giai đoạn rất cụ thể... Một khi người con gái yêu tha thiết thì tam tứ núi họ cũng trèo. Tôi muốn mời nàng trèo qua ngọn núi thứ nhất” [42, tr.617] chính là ý dẫn từ câu ca dao “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/Ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua”.
Ngoài ra, một dạng thức sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đối được nhà văn
Sơn Nam vận dụng là việc đảo trật tự các vế để nhấn mạnh cho ý muốn chuyển đạt hoặc ở
một số trường hợp, nhà văn cũng sử dụng phương ngữ Nam Bộ thay thếđể người đọc dễ
hình dung hơn. Ví dụ như câu “Chân lấm tay bùn”, được ông đổi lại thành “Chơn lấm tay bùn”, câu “Tam sao thất bản” được ông viết thành “Tam sao thất bổn”… Việc nhà văn đảo trật tự hay thay thế từ địa phương không làm mất đi nghĩa chính của nguồn tư liệu văn học
dân gian này mà trái lại còn tăng thêm sự hấp dẫn, độc đáo và đặc trưng cho tác phẩm của mình.
Việc nhà văn sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao, câu đố là minh chứng cho thấy chất dân gian được biểu hiện rõ nét trong nghệ thuật truyện ngắn Sơn Nam. Bên cạnh đó, việc đưa nhiều tư liệu văn học dân gian vào tác phẩm của mình cũng đã làm cho trang văn xuôi của “Ông già đi bộ” thêm phần hấp dẫn, lôi cuốn người đọc không chỉ ở nội dung đậm chất dân gian mà còn ở những lời ca, điệu hát, lối nói ví von gần gũi với cuộc sống của dân
gian, bởi trong lời ăn tiếng nói hàng ngày dân gian cũng thường viện dẫn nhiều thành ngữ,
tục ngữ, ca dao. Chính nhờ điều đó mà truyện ngắn của nhà văn Nam Bộ này rất được bạn đọc nhất là tầng lớp nhân dân lao động yêu mến. Đọc lại một trong những truyện ngắn mà nhà văn đã sử dụng rất sáng tạo và thú vị những thành ngữ, tục ngữ, ca dao, vè, đó là truyện
Cô Út về rừngđể thấy rõ điều đó. Ở truyện ngắn này ngay câu mở đầu, tác giả đã trích dẫn
câu ca dao – dân ca Nam Bộ nghe da diết nỗi niềm “Má ơi! Đừng gả con xa/Chim kêu vượn
hú biết nhà má đâu” [42, tr.335] để bắc cầu cho nội dung chuyện ông bà hương Cả Ba đang chuẩn bị gả cô Út cho cậu Quỳnh về xứ Cạnh Đền xa xôi cách trở. Trong chuỗi suy nghĩ băn khoăn đó, bà hương Cả Ba còn viện dẫn thêm “Xứ đâu như xứ Cạnh Đền/Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội lềnh như bánh canh” [42, tr.337] để bảo vệ cho ý kiến của mình không muốn gả con gái đi xa như thế. Nhưng chồng bà – ông hương Cả Ba vẫn muốn chiều theo ý con mà đặng lòng gả chồng, vì vậy bà còn viện dẫn thêm câu hát để mong ông suy nghĩ lại “Mẹ mong gả thiếp về vườn/Ăn bông bí rợ, dưa hường nấu canh” [42, tr.338] nhưng rồi ông vẫn theo ý con để đôi trẻ được toại nguyện.
Kể từ ngày con gái đi lấy chồng xa, lâu không về thăm viếng, bà hương Cả Ba càng thêm thương nhớ khôn nguôi. Trong những lúc như thế, câu ca dao, dân ca với lời hát “Một mai ai đứng bên kinh/Ai phò giá triệu, ai rinh quan tài?/Bên kinh đã có con trai,/Gái triệu con
gái, quan tài nàng dâu/Hỏi nào chàng rể ở đâu/Chàng rể uống rượu đi sau nói xàm…” [42,
tr.340] cũng chính là tâm sự của ông bà khắc khoải mong ngóng tin con từ phương xa, nhất
là khi thời gian cứ lặng lẽ trôi qua mà con gái, con rể ông bà vì điều kiện không thể về thăm cha mẹ thường xuyên. Nếu tác phẩm chỉ có những lời văn xuôi thông thường mà không có những câu ca dao như trên thì có lẽ đã bớt đi phần nào độ sâu lắng, trữ tình và cả những lôi cuốn riêng. Việc sử dụng đúng nơi, đúng lúc, đúng ý những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao đã mang lại cho truyện ngắn Sơn Nam chất riêng, vẻ đẹp, sự hấp dẫn và cả hàm ý riêng. Đó
chính là thành công của nhà văn khi đã vận dụng được tinh hoa của văn học dân gian thành tư liệu riêng trong truyện ngắn của mình.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Với tác phẩm văn học, nghệ thuật là sự thể hiện nội dung, là phương tiện để nhà văn chuyển tải tư tưởng cảm hứng, vì thế giữa nội dung và nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết tạo nên tính chỉnh thể thống nhất cho tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học xuất sắc được đánh giá trên cả hai bình diện: giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật. Chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam được thể hiện ở trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Chính điều đó đã làm nên giá trị cho truyện ngắn Sơn Nam có sức sống lâu bền trong lòng độc giả.
Riêng về nghệ thuật, trong truyện ngắn Sơn Nam thể hiện khá rõ nét và thành công chất dân gian chung nhưng vẫn thể hiện được màu sắc dân gian Nam Bộ. Đọc truyện ngắn Sơn Nam ta như “lạc” vào thế giới của kho tàng tri thức, kinh nghiệm, văn hóa dân gian miền sông nước Cửu Long với thế giới nhân vật, lớp lang ngôn ngữ, cách diễn đạt rất “dân gian”, rất Nam Bộ. Nói như thế không có nghĩa là chất dân gian ở đây mang tính địa phương “cục bộ” mà cái hay, cái “lạ” và độc đáo của tài nghệ viết truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam là rất Nam Bộ nhưng vẫn nằm trong “quỹ đạo” chung của dân tộc. Chính nhờ điều đó đã làm nên kết tinh nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam. Vẫn là một Nam Bộ với thiên nhiên, đất nước, con người, xã hội mang đặc trưng riêng nhưng không tách biệt, lạc lõng mà hòa cùng với dân tộc, đất nước, nhân dân. Để có được thành công đó là nhờ vào thi pháp nghệ thuật truyện ngắn mang chất riêng của nhà văn với những thành công đặc sắc
mang đậm chất dân gian trên nhiều phương diện như xây dựng hệ thống nhân vật, ngôn ngữ,
giọng điệu, sử dụng nhiều tư liệu của văn học dân gian, văn hóa dân gian. Nhờ vào thành công đó về mặt nghệ thuật mà truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam hiện đại nhưng đậm dấu ấn truyền thống; vừa cụ thể vừa khái quát với những đúc rút từ tục ngữ, thành ngữ, ví von ca
dao; vừa thực vừa “huyền ảo” với những chuyện xưa tích cũ được vận dụng tài tình và hợp
lý. Tất cả đã hội tụ và kết tinh nên giá trị nghệ thuật mang đậm chất dân gian của truyện
KẾT LUẬN
Với nội dung hơn 160 trang, luận văn này đã đi vào những trọng tâm chính của vấn đề như cơ sở lý luận có liên quan, nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Sơn Nam. Trong đó, những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài, các nội dung chính thể hiện rõ vấn đề đề tài đang nghiên cứu đã được tôi chọn lọc trình bày. Là một nhà văn lớn nên đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về nhà văn Sơn Nam, trong đó mảng truyện ngắn cũng được triển khai nghiên cứu dưới nhiều góc độ riêng. Tuy nhiên, bản thân tôi nhận thấy những đề tài nghiên cứu trước đó chủ yếu đi vào vấn đề con người, thiên nhiên Nam Bộ và đặc biệt là văn hóa Nam Bộ. Khi tiếp cận với các truyện ngắn của nhà văn Nam Bộ này tôi nhận thấy ngoài những vấn đề mà lâu nay mọi người vẫn khai thác như trên thì truyện ngắn của Sơn Nam còn mang đậm chất dân gian. Tại sao một nhà văn hiện đại như Sơn Nam lại có nhiều thể hiện khác nhau của chất dân gian trong truyện ngắn? Phải chăng xuất phát từ tình yêu với tinh hoa văn hóa dân gian, từ tấm lòng luôn hướng về đời sống của người bình dân lao động, tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước mà ông đã thể hiện phần nào những kết tinh văn hóa và giá trị của dân gian trong các truyện ngắn của mình? Đọc truyện ngắn của Ông già
Ba Tri này ta thấy chứa đựng trong đó cả kho tàng tri thức, kinh nghiệm, văn hóa và giá trị
kết tinh của dân gian. Một sự chắt lọc của nhà văn trong biển đời mênh mông của nhân gian này. Các giá trị, tinh hoa, văn hóa của dân gian luôn có vai trò và tầm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội, con người và luôn luôn có một sức hút mãnh liệt lôi cuốn đến kỳ lạ. Những đúc kết, kinh ngiệm, giá trị, văn hóa của dân gian tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa cả kho tàng tri thức và kết tinh trí tuệ, tâm hồn, trong đó có cả dấu tích của lịch sử ngàn năm. Năm tháng dù đã qua đi, có những thứ tưởng chừng như đã đổi thay nhưng dường như vẫn có những thứ bất biến: trong đó có những kết tinh tri thức, giá trị, văn hóa của dân gian. “Quan nhất thời, dân vạn đại” chính là sự khẳng định cho tính trường tồn và giá trị không thể hoán đổi của dân gian. Có một câu nói như thế này, nếu đi hết ngôi làng bạn sẽ thấy nhân loại ở đó, để chứng minh cho giá trị vĩnh cửu và bí ẩn của các giá trị dân gian mà chúng ta nên khám phá.
Truyện ngắn Sơn Nam, vì thế luôn có một sức sống mãnh liệt và sâu sắc trong lòng bạn đọc qua bao thế hệ bởi ẩn chứa bên trong từng con chữ, từng nhân vật, từng câu chuyện đó là tất cả những gì thuộc về dân gian. Bởi vậy, đề tài Chất dân gian trong truyện ngắn
Sơn Namnhư là một phác đồ mới để đi vào nghiên cứu tìm hiểu truyện ngắn Sơn Nam dưới
thẩm mỹ đang có nhiều biến đổi, thậm chí là ở đâu đó đã có sự lệch lạc trong nhận thức và tung hê các giá trị ảo, hời hợt, chạy theo lối sống vật chất, sính ngoại của một bộ phận, nhóm người nào đó đã khiến các giá trị kết tinh văn hóa của dân gian bị quên lãng. Với những người làm công tác nghiên cứu văn hóa nghệ thuật hay với bất cứ ai có quan tâm, nặng lòng với văn hóa dân tộc thì đó là một thực trạng khá đau lòng, đặt ra nhiều câu hỏi lớn, trong đó không thể không nhắc đến vấn đề những giá trị, kết tinh văn hóa của dân gian đang đứng ở điểm nào và cần được vận dụng như thế nào trong đời sống để có thể tiếp cận với mọi người nhiều hơn, đặc biệt là giới trẻ.
Tiếp xúc với văn chương, nghệ thuật để ta thấy mình trưởng thành hơn, biết nhận thức đúng đắn, biết rung động yêu thương… và trên hết là hướng đến giá trị thực, cách sống nhân văn hơn. Những tác phẩm văn chương như những viên ngọc còn ẩn mình trong biển đời mênh mông mà chúng ta nên khám phá, mài rũa để viên ngọc ấy mãi sáng trong. Các tác phẩm văn chương luôn chứa đựng trong đó nhiều giá trị tinh thần, mà mỗi lần khám phá là một lần thêm hiểu biết bao nhiêu điều hay ý đẹp. Truyện ngắn của Sơn Nam cũng vậy, dẫu đã ra đời từ những năm năm mươi của thế kỷ trước nhưng đến nay tất cả vẫn còn vẹn
nguyên giá trị. Bởi văn là đời, văn là người, là tâm hồn, là phong cách, là sự kết tinh của giá
trị nghệ thuật cao cả. Đọc truyện ngắn Sơn Nam như mở ra trước mắt ta là cả đời sống xã hội của miền Nam Việt Nam từ thế kỷ XX với bao cảnh đời, cảnh vật, thiên nhiên, con người… thấm đượm chất dân gian vừa rất Nam Bộ nhưng cũng rất Việt Nam. Và đề tài luận văn này đã cố gắng để khai thác vấn đề chất dân gian trong biểu hiện nội dung và nghệ thuật