Kết cấu theo lối truyện dân gian

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 109 - 111)

6. Những đóng góp mới của luận văn

3.1.1. Kết cấu theo lối truyện dân gian

Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận... Tất cả những yếu tố, bộ phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất

định… gọi là kết cấu. Hiểu cụ thể thì kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm văn học. Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có kết cấu, bởi đó là sự xâu chuỗi, liên kết với các thành phần, yếu tố của tác phẩm. Xét về kết cấu thì truyện ngắn của

Sơn Nam có kết cấu theo kiểu dân gian, thuận chiều trong đó có kiểu kết cấu theo trình tự

thời gian, chuyện gì trước nói trước, chuyện gì diễn ra sau nói sau. Để bắt đầu một câu chuyện nào đó, nhà văn thường hay mở đầu bằng mô thức thời gian theo kiểu mở đầu của

văn học dân gian như: chuyện xưa kể rằng, vào thời ấy, khoảng vào năm, ở làng nọ, tại

vùng.... Đặc biệt, đơn vị chỉ thời gian trong các truyện ngắn thường được đo đếm ở đơn vị

tương đối lớn và mang tính ước chừng chứ không cụ thể hóa, nên ở đây chỉ đi trực tiếp vào

cách dẫn chuyện của nhà văn. Ở truyện Đánh cọp Gò Quao nhà văn đã bắt đầu câu chuyện

như sau “Non trăm năm về trước, làn sóng người Việt từ Cần Thơ, Vĩnh Long đổ xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang. Họ đã gặp những trở ngại thiên nhiên nào? Tài trí, sự dũng cảm của họ ra sao? Lòng chúng ta không khỏi phập phồng lo âu, khi ngày nay đọc lại truyện “Truyện đời xưa” của cụ Trương Vĩnh Ký [45, tr.155].

Đọc đoạn văn trên ta thấy ở đây nhà văn đã dẫn câu chuyện đi từ xa đến gần, từ ngày xửa ngày xưa đến hôm nay, từ thời gian đến không gian và cũng viện dẫn ra nhiều chứng cứ, tư

liệu như “chuyện xưakể rằng” mà ta thường tìm thấy trong văn học dân gian. Làm phép so

sánh với cách mở đầu truyện cổ tích dân gian ta thấy có sự trùng gặp ở mô típ giới thiệu thời

gian từ xa xưa, theo kiểu “ngày xửa ngày xưa”. Ở đây, ta thấy có sự gặp gỡ nhau giữa lối

dẫn chuyện của hai tác phẩm, đó là một tác phẩm được dẫn bởi người dẫn ở ngôi thứ ba chứ không phải ngôi thứ nhất thường thấy trong văn học hiện đại sau này (thường là nhân vật dẫn chuyện xưng “tôi”); thứ hai là cách dẫn chuyện đi từ xa đến gần, từ thời gian đến không gian “ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ” (truyện cổ tích), “non trăm năm về trước, làn sóng

người Việt từ Cần Thơ, Vĩnh Long” (truyện Đánh cọp Gò Quao)…

Ngoài kết cấu thời gian thì truyện ngắn Sơn Nam cũng có lối kết cấu với ngôi dẫn

ngôi thứ ba, người dẫn ẩn đi chứ không hiển hiện trực tiếp, vì thế câu chuyện như được tái hiện lại thông qua nhân vật hoặc qua sự hồi tưởng của người dẫn chuyện “giấu mặt” ẩn đằng sau đó. Đây cũng là cách dẫn chuyện khá phổ biến thường thấy trong văn học dân gian, bởi văn học dân gian thường là những câu chuyện xảy ra từ ngày xửa ngày xưa và được kể lại thông qua nhân vật ngôi thứ ba ẩn đi từ từ dẫn dắt câu chuyện, nhân vật với các tình tiết, hành động cụ thể. Tất nhiên, ở truyện ngắn của Sơn Nam và truyện dân gian có sự khác nhau giữa tính cách, nội tâm nhân vật nhưng ở đây ta chỉ bàn đến kết cấu mở đầu khá tương

đồng giữa một số truyện ngắn của nhà văn Nam Bộ này và các truyện dân gian. Truyện

ngắn Súng bắn không chết là một ví dụ. Truyện mở đầu với lời dẫn chuyện của nhân vật

người kể chuyện giấu mặt ẩn đi như sau “Ít ai thấy mặt Đơn Hùng Tín. Anh ta có nhiều vợ. Luôn luôn anh ta dời chỗ ở, không phải vì sợ nhà cầm quyền nhưng vì mục đích dọ thám. Vài người cho biết thêm: tướng cướp lợi hại này thay hình đổi dạng rất nhanh. Anh ta thích cải trang theo dáng điệu người thiếu phụ mặc áo dài, đội khăn” [45, tr.358]. Trong kết cấu dẫn chuyện trên, tác giả để cho câu chuyện trôi theo mạch kể với kết cấu thời gian, ngoại cảnh như kết cấu của văn học dân gian “Một hôm, nhà vua ra khỏi hoàng cung, tình cờ ghé

vào quán nước của bà cụ. Nhà vua thấy có miếng trầu têm cánh phượng quen quen liền gạn

hỏi. Bà lão kể lại sự tình và gọi Tấm. Tấm bước ra gặp nhà vua, hai vợ chồng mừng mừng

tủi tủi”(Tấm Cám). Kết cấu của truyện kể dân gian thường có hướng một chiều thuận,

thường là mở đầu (ngày xửa ngày xưa)  nội dung chính với các tình tiết, sự kiện, nhân vật

kết thúc. Ở truyện dân gian ta rất ít khi thấy có kết cấu “ngược” tức là nhân vật hồi ức lại,

kể lại. Truyện ngắn Sơn Nam thì không hoàn toàn như thế vẫn có những truyện ngắn mà ở

đó câu chuyện được tái hiện thông qua lời kể hay ký ức của nhân vật như truyện Hát bội

giữa rừng, Đánh cọp Gò Quao…, nhưng nhìn chung chiếm một số lượng không nhỏ trong

truyện ngắn của sơn Nam vẫn thể hiện chất dân gian rất rõ thông qua kết cấu thuận, một chiều.

Một đặc điểm thường thấy nữa trong truyện ngắn Sơn Nam là kết cấu phân tuyến

thành hai tuyến nhân vật đối lập – một dạng thức kết cấu thường thấy trong truyện dân gian. Nhiều truyện ngắn của nhà văn thể hiện khá rõ điều này như Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Con

sấu cuối cùng, Sông Gành Hào, Đánh cọp Gò Quao, Con rắn ri voi… Trong các truyện

ngắn đó ta thấy có sự đối lập giữa con người và thiên nhiên hung dữ thường là cọp, rắn rết, cá sấu. Đó là cuộc chiến không khoan nhượng mà con người phải đương đầu, thử thách để chiến thắng kẻ thù, mang lại cuộc sống bình yên. Kết cấu kiểu này ta thường bắt gặp trong các thể loại của văn học dân gian, nhất là truyền thuyết, sử thi, cổ tích. Vì lúc đó, cuộc sống còn hoang vu, con người phải đối mặt với kẻ thù là tự nhiên hoang dã, nguy hiểm. Vì thế, trong những truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam, ta thấy có phần nào những sự tích, truyền thuyết của văn học dân gian kể lại công cuộc chinh phục thiên nhiên của loài người. Đó chính là sự gần gũi và tương đồng trong kết cấu nhân vật mang đậm chất dân gian của nhà văn “Đất rừng phương Nam” – Sơn Nam.

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)