6. Những đóng góp mới của luận văn
1.2.3. Trong hoạt động văn học
Chủ thể sáng tạo của văn học dân gian chính là quần chúng nhân dân lao động. Xuất phát từ đời sống tinh thần cùng với nhu cầu sáng tạo, diễn xướng và thưởng thức mà người dân lao động đã sáng tác nên văn học dân gian. Chủ thể sáng tạo của văn học dân gian có thể là người nông dân chân lấm tay bùn, người tiều phu, người câu cá, người thợ, trẻ chăn châu và kể cả những người có học thức. Nói chung, chủ thể sáng tạo của văn học dân gian khá rộng, thường là những người cùng chung tầng lớp, quan điểm, lối sống; bản thân họ
cũng là người lao động nhưng có tâm hồn, năng lực của người nghệ sĩ và trở thành nhân tố sáng tạo chính...
Sinh hoạt cộng đồng của người lao động, giữa tầng lớp nhân dân lao động với đủ
mọi thành phần là môi trường giao lưu truyền bá nền nghệ thuật dân gian ấy chủ yếu bằng hình thức truyền miệng. Quá trình lưu truyền này đã chau chuốt hơn, làm sáng giá hơn những "tác phẩm" văn học dân gian ấy. Quá trình ấy cũng là quá trình "cộng đồng hóa" và là nguyên nhân khuyết danh tác giả. Họ hân hoan cùng cộng đồng và đón nhận lại món ăn tinh thần đã thắm đượm màu sắc hương vị mới cùng cộng đồng mà bản thân người nghệ sỹ dân gian ấy cũng không biết và không ngờ chính họ đã làm nên những tác phẩm văn học dân gian được lưu truyền trong đời sống.
Đánh giá sự ảnh hưởng của dân gian đối với văn hóa nghệ thuật nói chung trong nội hàm của nó đã bao gồm cả sự ảnh hưởng đối với cá nhân người nghệ sỹ. Nếu coi bất cứ một nền văn hóa nghệ thuật nào cũng đều chịu sự chi phối, ảnh hưởng của yếu tố dân gian thì cá nhân người nghệ sỹ đều phải chịu sự tác động và ảnh hưởng đó. Nhà văn Sơn Nam đã từng tâm sự “Đồng quê là nơi tính dân tộc thể hiện rõ nhất, gần gũi với thời thơ ấu của nhiều người… Đồng quê là cái nôi lớn của dân tộc” [28, tr.10]. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, trong tiềm thức của nghệ sỹ luôn tồn tại những ý niệm về kho tàng tri thức, kinh nghiệm, giá trị văn hóa, chất dân gian đã được tiếp thu trước đó. Vì nhiều lý do khác nhau mà sự tồn tại, tác động và biểu hiện của nó ở mỗi nghệ sỹ khác nhau thể hiện ở tư duy, cảm hứng sáng tác, trong tư tưởng, chủ đề tác phẩm và trong cả nghệ thuật thể hiện. Cũng cần nói thêm là ở ngay mỗi nghệ sỹ trong từng giai đoạn và hoàn cảnh khác nhau mà sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian cũng khác nhau.
Giá trị, tri thức, kinh nghiệm, văn hóa dân gian, chất dân gian là thành quả sáng tạo
và lưu truyền tinh hoa văn hóa của nhân dân lao động. Thời gian qua đi như bồi đắp thêm
cho dân gian những kết tinh mới. Hơn ai hết người nghệ sỹ với khả năng thiên bẩm của
mình luôn có những dự cảm nghệ thuật tuyệt vời, có những cảm giác nghệ thuật nhanh nhạy để biết chọn lọc tiếp thu những tinh hoa của dân gian. Quan trọng hơn nữa người nghệ sỹ thực thụ luôn biết cách để sáng tạo chất dân gian đó một cách khéo léo và điêu luyện trong tác phẩm nghệ thuật. Công chúng khi tiếp cận với tác phẩm nghệ thuật sẽ thấy được trong đó có ẩn chứa chất dân gian mà người nghệ sỹ đã tiếp thu. Tuy nhiên, với những nghệ sỹ tài năng thì chất dân gian này qua bàn tay của người nghệ sỹ đã được “tinh luyện” và phát triển lên một bậc mới với những biến hóa phù hợp nên có thể nói chất dân gian đã mang trong
mình một “hình hài” mới, vẫn là dân gian đó nhưng đã mang những “chất” riêng không thể trộn lẫn. Ví như từ hình ảnh vầng trăng xẻ nửa trong ca dao, đại thi hào Nguyễn Du đã sáng
tạo nên hình tượng vàng trăng mang đầy tâm trạng và số phận như trong Truyện Kiều“Vầng
trăng ai xẻ làm đôi/Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”. Ở đây ta thấy, Nguyễn Du đã tiếp thu đầy sáng tạo cấu tứ, hình ảnh của vầng trăng xẻ nửa trong ca dao để tạo ra một hình ảnh vừa quen lại vừa lạ. Quen vì vẫn là hình ảnh vầng trăng muôn thưở trong tự nhiên, là vầng trăng đã từng xuất hiện khá nhiều trong thi ca nhạc họa nhưng với câu Kiều này ta như cảm thấy vầng trăng này lạ quá. Lạ vì trăng đã không chỉ là trăng mà còn là một ẩn dụ mang đầy tính nghệ thuật, trăng đã hóa thành một biểu tượng nghệ thuật ẩn chứa bao thâm tình ý vị trong đó. Vầng trăng xẻ nửa như tan tác phân ly như tâm trạng của nhân vật. Và như thế, trăng cũng như một con người có vui buồn, có tan hợp, có cô đơn lẻ bóng. Người đọc sẽ cảm nhận được ở đây sự tiếp thu đầy sáng tạo của bậc thi sỹ tài hoa đối với những tư liệu quý giá của dân gian.
Về phương diện nội dung tác phẩm: Văn học dân gian là một thành tố cấu thành văn hoá dân gian. Vì thế, lẽ dĩ nhiên chất dân gian là điều không cần bàn đến trong văn học dân gian vì đó là bản chất, là đặc thù của của nó. Ở đây, người viết chủ yếu chỉ đề cập đến vấn đề chất dân gian trong văn học viết để thấy được sự ảnh hưởng của chất dân gian trong văn học viết.
Nội dung của tác phẩm bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học với hiện thực. Đó là mối quan hệ nhất định của con người đối với hiện tượng đời sống đã được phản ánh. Đó vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là thái độ cảm xúc – đánh giá đối với cuộc sống đó. Nói cách khác, nội dung tác phẩm văn học là một thể thống nhất giữa khách quan và chủ quan vừa có phần bắt nguồn từ cảm xúc, huyết mạch, lí tưởng của tác giả. Nói đến các thành tố cấu thành nội dung tác phẩm văn học thì không thể không nhắc đến tư tưởng, chủ đề, đề tài, sự kiện… đó chính là những thành tố cơ bản của nội dung tác phẩm và vì thế chúng cũng thể hiện rõ chất dân gian nếu như tác phẩm đó chứa đựng điều đó.
Nói sự ảnh hưởng của chất dân gian đối với các tác phẩm văn học viết trước hết thể hiện trong tư duy và cảm hứng sáng tác vì đó là những tiền đề quan trọng của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc; nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian; nhiều tác phẩm, nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết.
Suốt một thời gian dài khi đất nước chịu sự đô hộ của giặc phong kiến phương Bắc, đời sống tinh thần và văn hóa của cả dân tộc cũng chịu sự ảnh hưởng bởi văn hóa phương Bắc. Tuy nhiên, tinh thần tự tôn dân tộc vẫn âm ỉ cháy trong bầu huyết quản của bao lớp người Việt Nam. Khi đất nước giành được độc lập, cũng khoảng thời gian đó, văn học viết ra đời và phát triển mạnh mẽ cùng với sự chấn hưng nền văn hóa dân tộc qua các thời đại Lý, Trần, Lê… Tất nhiên, sau một ngàn năm bị phương Bắc đô hộ thì việc văn hóa Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Phương Bắc là điều không thể tránh khỏi. Nhưng không phải vì thế mà ngọn nguồn cảm hứng, tư duy sáng tạo, chất liệu nghệ thuật của văn học viết không mang dấu ấn của chất dân gian Việt Nam, trái lại ta thấy trong các tác phẩm văn học viết chất dân gian vẫn chan chứa và luôn được các nhà văn, nhà thơ thể hiện trong tác phẩm của mình. Với tư duy mang đậm chất dân gian, triết lý dân gian như gieo nhân nào gặp quả ấy, ở hiền gặp lành, sau bao gian khổ sẽ được hạnh phúc, ra tay cứu giúp nguời gặp hoàn cảnh khó khăn, thấy việc nghĩa thì làm… các nhà văn, nhà thơ của chúng ta thời kỳ
này đã thể hiện trong các tác phẩm văn học viết như Chuyệnngười con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình
Chiểu…
Một điều dễ nhận thấy là nhiều cách nói, từ ngữ của mang đậm chất dân gian đã đi vào văn học viết như một lẽ tự nhiên. Và dường như các nhà thơ, nhà văn lớn lại chính là những người vận dụng một cách thành thục nhất những tinh hoa của dân gian, trong những tác phẩm của họ luôn có thấp thoáng bóng dáng của chất dân gian, tùy theo từng tác phẩm mà có độ đậm nhạt khác nhau. Điểm qua lịch sử văn học của dân tộc ta là minh chứng cụ thể cho nhận định trên, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh, Tố Hữu cho đến các nhà văn hiện tại như Sơn Nam, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, … đều là những nhà văn nhà thơ vận dụng rất sáng tạo chất dân gian trong các sáng tác của mình. Có thể đó là một trong những lí do mà tác phẩm của họ dễ đi vào lòng người và được công chúng đón nhận bởi ở đó công chúng tìm được những gì thân thương, gần gũi mang đậm chất dân gian.
Khi tư duy và cảm hứng sáng tác được khơi nguồn từ mạch nguồn dân gian sẽ đem đến cho tác giả những tri thức và hiểu biết để sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Tư tưởng và chủ đề của tác phẩm văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc từ tư duy và cảm hứng
sáng tác. Tư tưởng của tác phẩm văn học là những nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn
ra ở trong đó. Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, ở những tác phẩm đỉnh cao là sự thống nhất cao độ của nội dung và hình thức. Nếu như ngôn ngữ, nhân vật, cốt truyện là những gì thuộc về hình thức tác phẩm thì chủ đề, tư tưởng lại thuộc về phạm trù nội dung tác phẩm.
Sự tiếp nhận của tác giả từ chất dân gian, văn hóa dân gian đã ngầm chảy trong mạch nguồn sáng tạo và thấm đẫm trong tư tưởng chủ đề, tác phẩm. Một tác phẩm văn học thành công là đã chuyển tải được tâm ý, suy nghĩ và những gửi gắm của nhà văn, của nhân vật với cuộc sống để có thể “sống” với công chúng tiếp nhận. Không quá khi cho rằng bất cứ nhà văn, nhà thơ nào cũng đều ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của nguồn cội văn hóa, văn học dân gian và sự ảnh hưởng đó cụ thể và rõ ràng nhất trong tư duy và cảm hứng sáng tác để cụ thể hóa trong tư tưởng và chủ đề tác phẩm. Ví như tư tưởng nhân văn, nhân đạo là mạch nguồn xuyên suốt chảy qua bao dòng văn học cả dân gian và văn học bác học của văn học Việt Nam. Tư tưởng nhân văn đó đã được các tác phẩm văn học dân gian thể hiện rõ trong các
sáng tác như truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ… Hàng loạt các truyện cổ tích Việt Nam (và cả
Thế giới nói chung) đều có hướng đến các giá trị nhân văn như lên án cái xấu xa, ca ngợi cái thiện, cái đẹp và hướng con người đến những giá trị cốt lõi của cuộc sống: Chân – Thiện – Mỹ.
Là một đất nước có lịch sử hơn bốn nghìn năm văn hiến, Việt Nam cũng là một đất nước phải trải qua rất nhiều cuộc chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước. Hơn một nghìn năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, cuộc chiến để bảo vệ bờ cõi với quân xâm lược các nước và gần đây nhất là hai cuộc chiến tranh đánh giặc Pháp, Mỹ. Có thể nói, với người Việt Nam tinh thần đề cao cảnh giác và ngoan cường chiến đấu với quân xâm lược đã trở thành một điều hiển nhiên của cuộc sống, vì thế “giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh” đã là một lẽ thường tình và mặc nhiên là điều dễ hiểu. Văn học phản ánh đời sống. Cuộc sống của người dân đất Việt luôn thường trực với đấu tranh bảo vệ chủ quyền, độc lập của đất nước nên chủ đề các tác phẩm văn học viết về chiến tranh nhiều không thể kể hết. Dù chưa có số lượng thống kê chính thức nhưng tôi mạn phép nghĩ rằng có lẽ Văn học Việt Nam là một trong những nền văn học viết nhiều nhất về chiến tranh và có những thành tựu
đáng kể. Có thể chúng ta chưa có một tác phẩm đồ sộ như Chiến tranh và hòa bình của
Lep.Tonxtoi nhưng những tác phẩm như Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi), Chinh phụ
ngâm khúc (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm), Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh) cũng
học dân gian Việt Nam đã viết về chiến tranh ngay từ buổi đầu dựng nước với các câu
chuyện, truyền thuyết đã trở thành bài học kinh nghiệm như Truyền thuyết Mị Châu Trọng
Thủy, hay bản anh hùng ca như Truyền thuyết Hồ Gươm, truyền thuyết Thánh Gióng…
Truyền thuyết Mị Châu Trọng Thủy là một bài học, một lời cảnh tỉnh sâu sắc của không
riêng gì thời đại vua Hùng, phải tỉnh táo trước quân thù, quyết không bị dụ dỗ và bị quân thù che mắt… luôn cần thiết cho tất cả mọi người, mọi thời đại. Không những thế, ở góc độ
khác, Mỵ Châu Trọng Thủy còn là câu chuyện về thân phận tình yêu trong chiến tranh loạn
lạc, từ đề tài này, câu chuyện đầy chất bi thương nhưng cũng thật xúc động này đã trở thành nguồn cảm hứng cho những đề tài, mô típ sau này khi khai thác thân phận tình yêu trong
chiến tranh (như Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai)…
Về phương diện nghệ thuật tác phẩm: Thể hiện chất dân gian trong văn học viết xét trên bình diện nghệ thuật được xem xét dưới chủ yếu ở các góc độ sau: Thể loại; thế giới nhân vật; kết cấu nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và kết thúc; ngôn ngữ.
Lâu nay giới chuyên môn nhận định thể loại thơ lục bát là thể thơ thuần túy của dân học dân tộc, là sự sáng tạo riêng có của văn học Việt Nam và tự hào vì đây là một thể thơ chuyển tải được tâm ý của người sáng tác đã được nhiều nhà thơ nhà văn sử dụng. Tôi nhớ, trong một tài liệu, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn đã nói về thơ lục bát, đại ý là: Nếu như người Trung Quốc tự hào về thơ Đường luật, người Nhật tự hào về thơ Haiku thì người Việt Nam có quyền tự hào về thơ lục bát. Thơ lục bát là thể loại thơ “thuần Việt” và được người dân Việt Nam đặc biệt ưa thích, sử dụng, là thể thơ mang đậm chất dân gian và bản sắc dân tộc. Tất nhiên, lịch sử văn học Việt Nam đã ghi nhận sự ra đời và phát triển của thể thơ lục bát. Theo những tài liệu lịch sử thì thể thơ lục bát có từ rất lâu, những câu ca dao được sáng tác theo thể thơ lục bát là minh chứng cho điều đó “Chiều chiều ra đứng ngõ sau/Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”; “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương”… Thể thơ lục bát được người Việt ưa thích vì sự gần gũi, mộc mạc, dễ hiểu nhưng chan chứa tình cảm, chuyển tải được tâm tư tình cảm của con người. Vì vậy, dễ hiểu khi ta thấy sự đồng hành và phát triển của thể thơ lục bát trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Không chỉ có văn học dân gian mà cả dòng văn học bác học từ xưa đến tận hôm nay cũng thường xuyên sử dụng thể thơ lục bát: “Đầu lòng hai ả Tố Nga/Thúy Kiều là chị,