Cốt truyện theo mô típ truyền thống

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 111 - 114)

6. Những đóng góp mới của luận văn

3.1.2.Cốt truyện theo mô típ truyền thống

Cốt truyện là hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Truyện ngắn Sơn Nam thuộc thể loại tự sự nên có cốt truyện tương đối rõ ràng. Chất dân gian cũng được thể hiện khá rõ nét ở nghệ thuật xây dựng cốt truyện của nhà văn Sơn Nam.

Thông thường cốt truyện có các phần sau: trình bày  thắt nút  phát triển  đỉnh

điểm  mở nút (kết truyện). Truyện dân gian khác với truyện hiện đại ở chỗ, thông thường

thì cốt truyện dân gian thường đơn tuyến (tạm hiểu là chỉ có 1 tầng cốt truyện), còn truyện hiện đại thường có nhiều cốt truyện (cốt truyện đa tuyến, truyện lồng truyện). Nhìn chung truyện ngắn của Sơn Nam nghiêng về cốt truyện đơn tuyến theo kiểu kết cấu truyện của dân gian. Tức là mở đầu một câu chuyện nào đó, đặt nhân vật trong bối cảnh đó (trình bày), xảy ra các sự kiện, tình huống (thắt nút) để nhân vật bộc lộ tính cách, mâu thuẫn (phát triển) và đỉnh điểm là khi mâu thuẫn đó bùng phát, cần được giải quyết.

Truyện Yêu cho được kể chuyện cảnh đối đầu giữa cặp rằng Hực và đứa con trai đang

tán tỉnh con gái lão. Mở đầu truyện là cảnh hai người họ gặp nhau ở quán rượu (trình bày), sau khi nói chuyện, lời qua tiếng lại (thắt nút), cặp rằng Hực khoe khoang tài tán gái của mình năm xưa và có ý mỉa mai cậu trai nọ (phát triển), khi ông ta ra lời thách đấu với cậu trai nọ tức là truyện đang đi đến hồi đỉnh điểm. Vì sĩ diện và muốn trả thù lão, cậu con trai đã bày ra mưu kế “điệu hổ ly sơn” để thực hiện ý đồ tư tình với con lão. Và cậu ta đã thành công với âm mưu của mình, ý đồ được thực hiện, cặp rằng Hực bị chơi cho một vố không sao đỡ nổi (mâu thuẫn được giải quyết).

Dẫn chứng một truyện ngắn khác của nhà văn Sơn Nam có kết cấu đơn tuyến là truyện

Anh hùng rơm. Phần trình bày mở đầu truyện là việc có người tự xưng danh là thầy Nguyễn

Hữu Hăngri quan tỉnh về làng Bình An để điều tra việc có hay không người dân nơi đây ăn cắp trâu bò. Phần thắt nút của câu chuyện được thể hiện qua sự việc “quan tỉnh” lấy ra hàng trăm cặp môn bài có ghi số theo đúng các số mà các hộ dân có trâu bò trong làng đang nuôi giữ. Câu chuyện tưởng như bị rơi vào thế bí, khó gỡ nút khi “quan tỉnh” định bắt hàng trăm hộ dân nơi đây phải bỏ tiền ra chuộc lại cặp môn bài ghi mã số trâu bò của chính mình mà

không biết tại sao lại như thế này. Đỉnh điểm của truyện ngắn Anh hùng rơm chính là việc

“quan tỉnh” cho tập hợp bà con có trâu bò trong làng đến nhà hương quản để đưa tiền chuộc lại cặp môn bài trâu bò với giá cắt cổ. Chuyện đi đến hồi cởi nút, tìm ra lối thoát khi vợ của hương quản rình được việc “quan tỉnh” đang gian lận, đánh tráo các cặp môn bài giả của

mình để lấy các cặp môn bài thật của người dân. Mọi chuyện được giải quyết khi vợ chồng hương quản báo lại cho dân chúng biết và bày mưu tính kế vạch trần bộ mặt thật của “quan tỉnh” khiến y bị một trận chạy thục mạng bán sống bán chết để thoát thân. Ở kiểu kết cấu này trong truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam ta thấy sự “lặp lại” với kết cấu của truyện dân

gian, câu chuyện trở nên dễ hiểu, dễ đọc và gần gũi với tầng lớp nhân dân lao động.

Nhìn chung, cốt truyện trong truyện ngắn Sơn Nam thường có đủ năm bước cơ bản của cốt truyện truyền thống, dễ hiểu, dễ theo dõi, có vị trí và vai trò khá quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm và là sự kế thừa cốt truyện dân gian. Bởi, cốt truyện của văn học tự sự hiện đại thường có nhiều tầng bậc, đan xen nhau, thường đòi hỏi ở người đọc sự nhận biết và nắm bắt mạch truyện khá phức tạp. Truyện lồng trong truyện, bên cạnh cốt truyện chính thường đan xen các cốt truyện phụ, một truyện có thể có thêm nhiều truyện phụ lồng vào trong đó làm nên tính đa dạng và thậm chí là khá phức tạp của tác phẩm văn học hiện đại. Thậm chí trong văn học hiện đại thường có kiểu truyện ngắn hầu như không có cốt truyện, hoặc ở đó, cốt truyện khá đơn giản, không đầy đủ năm bước cơ bản như văn học truyền thống. Ở dạng thức này thì mỗi truyện ngắn thường giống như dòng tâm trạng, ký ức, hoài niệm. Ví dụ như trong các truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu

tốc hành của nhà văn Nguyễn Minh Châu, ta thấy có lẽ nhà văn không đặt nặng vấn đề cốt

truyện mà ở đây yếu tố dòng tâm trạng, những hoài niệm về quá khứ của nhân vật Quỳ mới đóng vai trò là “cốt truyện” dẫn dắt người đọc đi từ hiện tại trở về quá khứ, từ không gian của cuộc sông bộn bề hôm nay đến vùng ký ức mà ở đó cuộc sống chính là cuộc chiến mà Quỳ, Hòa, Ph (chồng quỳ sau này) đã tham dự. Rất khó nếu trong truyện ngắn này khi ta đi tìm cốt truyện thể hiện đầy đủ năm bước cơ bản như đã bàn ở trên đây. Dường như, truyện ngắn không có hồi kết, không có sự cởi nút bởi dòng tâm trạng của Quỳ không thể thoát ra khỏi quá khứ để trở về với hiện tại, cô cứ mải miết chạy theo những giấc mơ xưa, những kỷ niệm đã qua như một người mộng du trong dòng đời tấp nập hôm nay.

Như vậy, ta thấy hầu như trong truyện ngắn của “Ông già Nam Bộ” yếu tố cốt truyện đóng vai trò khá quan trọng, là sợi dây xuyên suốt kết nối các sự kiện, tình tiết lại với nhau. Từ cốt truyện này mà nhà văn bộc lộ được tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Sự rành mạch, rõ ràng và khá đầy đủ theo năm yếu tố của văn học truyền thống được nhà văn Sơn Nam vận dụng khá linh hoạt trong các truyện ngắn của mình. Cốt truyện trong truyện ngắn của nhà văn rặt Nam Bộ này vì thế rất được đối tượng bạn đọc là tầng lớp nhân dân lao động ưa thích bởi có khung, sườn rõ ràng, dễ nghe, dễ kể giống như văn học dân gian. Đó cũng chính là một biểu

hiện của chất dân gian trên phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam. Bởi với những người bình dân, lao động do điều kiện và lối sống nên họ thường thích những tác phẩm có cốt truyện đơn tuyến, cụ thể, khá ly kỳ và hấp dẫn hơn là những tác phẩm mà ở đó cốt truyện không rõ ràng, theo kiểu dòng ý thức, sự đảo lộn trật tự các bước cơ bản vì khó nắm bắt, khó kể lại.

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 111 - 114)