Nội dung tư tưởng và nội dung hiện thực

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 49)

6. Những đóng góp mới của luận văn

2.1.Nội dung tư tưởng và nội dung hiện thực

2.1.1. Động lực tình cảm – Cảm hứng chủ đạo

Thay lời mở đầu đoạn này, tôi xin lấy trích dẫn từ bài thơ vô đề in trong tập Hương rừng Cà

Mau như sau:

Trong khói sương mênh mông Có bóng người vô danh

Từ bên này sông Tiền Qua bên kia sông Hậu Mang theo chiếc độc huyền Điệu thơ Lục Vân Tiên Với câu chữ:

Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, Tới Cà Mau – Rạch Giá

Cất chòi, đốt lửa giữa rừng thiêng… Muỗi, vắt nhiều hơn cỏ,

Thân không là lính thú Sao không về cố hương? Chiều chiều nghe vượn hú Hoa lá rụng, buồn buồn Tiễn đưa về cửa biển Những giọt nước lìa nguồn Đôi tâm hồn cô tịch

Nghe lắng sầu cô thôn Dưới trời mây heo hút…

Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút Điệu hò… ơ theo nước chảy, chan hòa Năm tháng đã trôi qua

Ray rứt mãi lòng ta Nắng mưa miền cố thổ

Phong sương mấy độ qua đường phố

Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê… [42, tr.7-8]

Có thể nói, bài thơ vô đề trên đã nói được một phần những động lực tình cảm và cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của nhà văn với quê hương “miền cố thổ”.

Phần lớn những truyện ngắn được nhà văn sáng tác trong những năm 1945-1975, trong đó chủ yếu là những năm 50 - thời kỳ ông đã chuyển lên sinh sống và làm việc tại Sài Gòn. “Phong sương mấy độ qua đường phố/hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” hàng ngày bước chân trên đường phố Sài Gòn phồn hoa, tấp nập, phải “vật lộn” với cuộc sống mưu sinh vốn chẳng mấy dễ dàng nhưng lòng ông vẫn da diết nỗi nhớ khôn nguôi hướng về quê hương “miền cố thổ”. Tình cảm sâu nặng, đậm in trong tâm hồn ông một người con xứ sở luôn nhớ về quê hương với tất cả tình cảm yêu mến, thân thương nhất. Tình yêu, nỗi hoài niệm, ray rứt về quê hương, con người lao động vất vả, cuộc sống giản dị mà ngập tràn tình người nhân ái, với những phẩm chất cao đẹp, sáng ngời đã là động lực tình cảm, là cảm hứng chủ đạo để ông viết hàng loạt những câu chuyện chân thực, xúc động, lý thú về đất nước và con người miền Tây Nam Bộ. Với quê hương, xứ sở, ông luôn dành một tình cảm đặc biệt không lời nào tả hết, bởi thế ông luôn “nghiêng mình nhớ đất quê”. Với nơi ông đã

sinh ra và lớn lên, ông luôn “kính cẩn”, “nghiêng mình” (một hành động vô cùng trân trọng và gây xúc động mạnh với người đọc; có lẽ chỉ những ai đã từng ở trong hoàn cảnh người con xa xứ như ông mới hiểu được phần nào tình cảm khắc khoải và da diết với nơi chôn rau cắt rốn) tưởng nhớ, yêu thương về đất mẹ - nơi mình được sinh ra, lớn lên và nguyện hóa thành hạt bụi khi trở về cõi vĩnh hằng. Bài thơ tuy chỉ là “vô đề” nhưng lại gói trọn được tình cảm của ông với quê hương và cũng nói lên được phần nào cảm hứng chủ đạo của nội dung truyện ngắn Sơn Nam.

Tác giả Nguyễn Trường trong bài “Sơn Nam – nhà văn của miệt vườn Nam Bộ” đã

viết “Gần bốn mươi năm sống ở Sài Gòn, ông vẫn giữ nguyên tác phong một lão nông tri điền trên đất Rạch Giá. Trong văn chương của ông, ít có khung cảnh đô thành với những phương tiện, tiện nghi hiện đại, các nhân vật của ông thường là những lão nông, những người tiên phong đi mở đất, những người từ xa xưa đã vật lộn với thú rừng, rắn rết, với cá sấu ở “Đất rừng phương Nam” [28, tr.18]. Không chỉ trong cuộc đời mình mà trên cả trang văn, nhà văn Sơn Nam vẫn giữ nguyên chất lão nông tri điền, chất dân dã của con người miệt thứ. Cảm hứng của ông chính là viết về thiên nhiên, cuộc sống, con người nơi đây.

Từ tình cảm của chính bản thân mình, nhà văn đã “truyền cảm hứng” đó vào trong các nhân vật của mình với những biểu hiện rất rõ, bàng bạc trong những câu chuyện ông đã viết. Nội dung chủ yếu của truyện ngắn Sơn Nam là những câu chuyện về đất nước, con người, cuộc sống nơi vùng đất miền Tây với những gì đơn sơ, mộc mạc nhưng cũng thật chân thực và xúc động lòng người. Vì thế, các nhân vật của ông không phải là bậc vĩ nhân nhưng vẫn là anh hùng trong lòng quần chúng; không “đao to búa lớn” nhưng rất thiết thực và cụ thể; không phải là những câu chuyện “quốc gia đại sự” mà là câu chuyện thường nhật của người dân lao động bình thường… tất cả tạo nên một chất dân gian rất riêng, rất Sơn

Nam. Ví dụ như qua cuộc nói chuyện của vợ chồng chú Tư trong Mùa len trâu ta cũng thấy

tuy là người dân lao động “chân lấm tay bùn” nhưng chú có cách thể hiện tình cảm đặc biệt với quê hương đất nước “Chú Tư nghiêm mặt: - Nói bậy nữa đi. Đất của mình, nước của mình mà bà dám nguyền rủa hả? Hồi nào cúng vái, bà nói bà phục ông bà đất nước lắm mà…” [42, tr.659]. Hay như chú Tư Đức – một người làm nghề đốn củi kiếm sống qua ngày

trong Sông Gành Hào cũng đã tự hào về quê hương mình trước mặt người ngoại quốc - ông

kiểm lâm Rốp “Dân “An Nam” xưa nay bắt sấu không cần súng đạn, họ bắt sấu từ hồi Tây chưa qua lận kìa” [42, tr.807]. Và còn rất nhiều nhân vật khác, những biểu hiện khác nữa đã thể hiện tình cảm đặc biệt với quê hương, đất nước.

Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn Sơn Nam là tình yêu, lòng tự hào, nỗi nhớ về quê hương, đất nước; là những bài ca bất tận về thiên nhiên, đất nước và con người Nam Bộ với tất cả những gì sống động, tự nhiên, mang chất dân gian rất rõ. Trong bất cứ câu chuyện nào của ông, ta cũng thấy ở đó những “hạt ngọc” sáng lấp lánh của trí tuệ, tài năng và tâm hồn của con người vùng đất này. Ông tái hiện cuộc sống như những gì nó vốn có. Vì thế, đọc truyện ngắn của ông ta không thấy sự gượng gạo, o ép mà chỉ thấy những câu chuyện thật như sự thật ngoài đời. Nội dung truyện, vì thế cũng rất “dân gian” chứ không phải nhào nặn, hoa mỹ cầu kỳ. Có lẽ do vậy nên truyện ngắn của “Ông già Ba Tri” vẫn có sức sống lâu bền trong lòng đọc giả, như ngọc càng mài càng sáng trong. Từ nguồn cảm hứng về chính cuộc sống của người dân lao động mà “chắp bút” nên những trang văn giàu đẹp, có sức biểu cảm, lắng đọng tâm hồn, lay động cảm xúc. Ra đi từ nhân dân lao động, viết về nhân dân lao động và trở về với nhân dân lao động, chính điều đó đã làm nên giá trị nội dung cho truyện ngắn Sơn Nam.

2.1.2. Tình người và triết lý nhân sinh

Tình người trong truyện ngắn Sơn Nam, trước hết là tình cảm sâu nặng của chính tác giả dành cho quê hương, đất nước; tiếp đến là tình người giữa các nhân vật – những người bình dân lao động đối đãi với nhau thể hiện qua nhiều tác phẩm.

Nặng lòng với quê hương, đất nước, Sơn Nam đã dành tình cảm đặc biệt của mình cho vùng đất này. Chính vì thế, trên từng con chữ cũng thể hiện rõ tình cảm tha thiết, trân trọng đó của nhà văn. Dẫu qua bao năm tháng, nắng mưa, dẫu trải qua bao thăng trầm cuộc sống, dù là ai, đi đâu, ở đâu, tấm lòng của ông vẫn hướng về quê hương và như hạt bụi trong biển đời mênh mông, vẫn hoài nhớ và ước nguyện về đất quê, ở lại với quê hương “Năm tháng đã trôi qua/Ray rứt mãi lòng ta/Nắng mưa miền cố thổ/Phong sương mấy độ qua đường phố/Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”.

Chỉ một bài thơ thôi, chỉ bấy nhiêu con chữ thôi cũng đã ẩn chứa trong đó tình cảm sâu nặng, đặc biệt của nhà văn dành cho quê hương mình. Nơi đó, ông đã sinh ra, lớn lên và trải nghiệm bao buồn vui cuộc sống, điều quan trọng hơn, có lẽ quê hương đó đã vun đắp, hình thành nên một phần trong con người nhà văn. Ông viết về quê hương, xứ sở như để

“trả nợ” tấm ân tình mà ông còn nợ với nơi này. Ông viết say mê, viết tài hoa, viết xúc

động, chan chứa tình cảm bởi xuyên suốt trong đó là tình người chân thành, nồng ấm và thấm đượm tình quê. Trang văn của ông không có chỗ dành cho những gì sáo rỗng, không

vẹn nguyên một TÌNH NGƯỜI của chính những con người lao động, giản dị, khổ cực mà tính tình cởi mở, vui tươi, tâm hồn nhân hậu và bao dung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuộc sống tuy không phải lúc nào cũng suôn sẻ, may mắn nhưng con người vẫn đối đãi với nhau bằng tất cả tấm chân tình. Họ có thể không giàu có về vật chất nhưng tâm hồn luôn rộng mở, tương thân tương ái như cảnh ông bà Hai trong truyện ngắn Một cuộc bể dâu đem cái cối xay lúa – đồ vật rất quý và có giá trị đối với gia đình, để xẻ ra làm quan tài cho

lão Bích – một người không hề quen biết trong cảnh cha con lão gặp nạn giữa đồng đất

nước người “Đừng nói nữa ông ơi. Tới mùa nước giựt, bề nào ông cũng ráng nhớ hốt xương, chôn cất kỹ giùm nó. Tôi khổ lắm…” [42, tr.633]. Dẫu cho không thân thích, họ hàng nhưng những con người lao động nơi đây luôn sẵn sàng giúp nhau trong lúc khốn khó. Bởi hơn ai hết họ rất hiểu những trớ trêu của số phận, khổ cực của cuộc đời và đồng cảm, chia sẻ cùng nhau.

Truyện ngắn Tình nghĩa giáo khoa thư là một câu chuyện đầy cảm động về tình bạn,

tình người cao đẹp trong hoàn cảnh nghèo khổ, éo le. Cả hai nhân vật chính trong truyện là thầy phái viên nhà báo “Chim trời” và thầy giáo Trần Văn Có ở xóm Cà Bây Ngọp đều là những người không dư dả về vật chất, sống đắp đổi qua ngày nhưng lại đều là những người trân trọng lễ nghĩa, sống giàu tình cảm và coi trọng Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín. Tác phẩm nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, đơn giản về cốt truyện nhưng lại có sức lay động lòng người bởi giá trị nhân văn cao đẹp ẩn chứa trong đó. Sống giữa thời buổi khó khăn, thiếu thốn về vật chất, thầy giáo Trần Văn Có tuy ở tận nơi xa xôi cách trở nhưng vẫn hàng tháng đều đặn chèo xuồng lên công sở lãnh báo, yêu thích văn chương, báo chí, quan tâm đến thời cuộc; còn thầy phái viên nhà báo “Chim trời” ban đầu với ý định xuống đây đòi tiền thầy giáo Có còn thiếu nợ tòa soạn nhưng khi hai người gặp nhau, trò truyện và tìm được sự đồng cảm với nhau thì không nỡ lòng nào nhắc đến chuyện nợ nần. “Im lặng một hồi lâu, rất lâu. Tư Có nói ngậm ngùi sau một tiếng thở dài: Biết lấy gì làm sở phí cho thầy. Thầy nói thiệt tình nghe coi… Chắc thầy tới đây thâu tiền.

- Đâu có! Đâu có! Mình là bạn đời với nhau…” [42, tr.880].

Giá trị làm nên tác phẩm chính là tư tưởng nhân văn sâu sắc đề cao tình người, sự đồng cảm, sẻ chia và trân trọng nhau trong cơn khốn khó. Câu chuyện cứ nhẹ nhàng trôi qua trong từng con chữ chất chứa bao nỗi niềm tâm sự. Hình ảnh nhân vật ông thầy phái viên báo “Chim trời” và thầy giáo Có đều là những minh chứng tiêu biểu cho tình nghĩa, sự đối đãi trân trọng và sẻ chia giữa con người với con người. Trong đêm khuya thanh vắng, nơi

xóm ấp nghèo “chưa cất nổi cái trường học” nhưng câu chuyện của thầy phái viên và thầy giáo Có lại xoay quanh chuyện sách vở, học hành và ôn lại chuyện cũ trong cuốn Quốc Văn

Giáo Khoa Thưvới một tình cảm trân trọng, quý mến “Cha tôi chết, má tôi giữ lại mấy pho

sách, dạy lại tôi. Đó là sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, thầy còn nhớ không?:

- Nhớ chứ. Làm sao mà quên được. Hồi đó, trí óc mình sáng suốt, nhớ dai lắm. Bây giờ lớn

tuổi, đầu bạc hoa râm, đi làm ăn rày đây mai đó, nhớ nhà, nhớ trường học, nhớ làng xưa”

[42, tr.876-877]. Đọc những đoạn văn đầy xúc cảm như vậy, chắc hẳn trong lòng nhiều đọc

giả cũng không khỏi thổn thức khi nhớ về một thời thơ ấu cắp sách đến trường và cùng chia sẻ cảm xúc để đồng cảm với nhân vật chính. Có thể, cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả với bao lo toan, bộn bề nhưng trong sâu thẳm mỗi con người những ký ức ngọt ngào về tuổi thơ vẫn đong đầy qua năm tháng, sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng nhau giữa con người với con người vẫn là sợi dây nối kết mọi tâm hồn lại gần nhau hơn. Và đó cũng là chân lý của cuộc sống này, là giá trị đích thực của tác phẩm.

Qua truyện ngắn này, nhà văn cũng đã xây dựng thành công hình ảnh hai nhân vật đều là thầy: một là thầy giáo nghèo Trần Văn Có và một là thầy phái viên báo “Chim Trời”. Họ là hiện thân của vẻ đẹp giá trị tình người, là minh chứng cho những ước vọng mà nhân dân ta gửi gắm vào những người đang được tôn vinh là “thầy” trong xã hội.

Nội dung truyện ngắn Sơn Nam không chỉ có tình người chan chứa mà tính triết lý dân gian cũng thể hiện rất rõ.

Triết lý dân gianlà một loại hình triết lý mang tính dân gian. Triết lý và triết học đều cùng một phạm trù, đó là thế giới quan và nhân sinh quan. Nhưng triết lý là thế giới quan kinh nghiệm nó khác với triết học là thế giới quan lý luận. Triết lý dân gian là tinh hoa của dân gian.

Sống giữa sông nước mênh mông, ruộng vườn xanh ngát, rừng bạt ngàn với sự ưa ái của thiên nhiên nên tính cách người Nam Bộ thường phóng khoáng, cởi mở, hào sảng. Thuở cha ông đến đây lập nghiệp (lưu dân người Việt), phần đông người Nam Bộ đều có nguồn gốc từ miền Bắc và miền Trung di dân vào đây hàng trăm năm trước. Trong hành trang đi khai hoang mở cõi của lớp di dân đầu tiên ấy ngoài ý chí nghị lực chinh phục vùng đất mới còn có hình bóng quê nhà với những sinh hoạt văn hóa đã ngấm vào trong tiềm thức. Vì thế, tuy có những đặc trưng riêng biệt của cuộc sống nơi vùng đất mới nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là bóng dáng thân quen của nếp sống người dân đất Việt. Tính cách của người Nam Bộ có những nét riêng nhưng vẫn hòa chung vào trong tính cách dân tộc.

thực tế từ cuộc sống đã tạo nên kinh nghiệm, làm giàu vốn sống cho người dân. Họ có những hiểu biết từ chính cuộc sống mà tích lũy thành tri thức, ta có thể gọi là minh triết dân gian. Xuyên suốt trong các truyện ngắn của Sơn Nam phân bổ ở cả hai tuyển tập Hương rừng Cà

Mau, Tây Đầu Đỏ - Hương quê và một số truyện ngắn khác, ta thấy có rất nhiều truyện mang

tính triết lý dân gian, tôi tạm phân thành triết lí dân gian thể hiện qua những phát ngôn trực tiếp của nhân vật và triết lý gián tiếp ẩn sau nội dung tác phẩm.

Thứ nhất, về triết lý dân gian thể hiện qua những phát ngôn trực tiếp của nhân vật. Ở dạng triết lý này nhà văn để nhân vật tự phát biểu ý kiến của mình như nhân vật ông Tư Huỳnh trong tác phẩm Cao khỉ U Minh đã rất có lý và cơ sở khoa học (mặc dù ông chỉ là một nông dân) khi nhận định “Ăn nhiều cho đủ sức lực. Bà con xứ này nhờ ăn cá mà khỏi chết vì bịnh rét rừng. Muỗi cắn sanh bịnh rét. Nhưng nhờ muỗi mà cá được mập mạp. Cá U Minh lớn con nhờ ăn muỗi. Tóm lại, vì muỗi mà mình mang bịnh, vì muỗi mà mình có đủ cá để ngừa bịnh...” [42,

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 49)