Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 119)

6. Những đóng góp mới của luận văn

3.2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.1. Hệ thống nhân vật

Gần một trăm truyện ngắn với hàng trăm các nhân vật chính, phụ ở nhiều thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính cho ta hình dung về bức tranh xã hội sống động của vùng đất Nam Bộ. Những nhân vật trong tác phẩm của Sơn Nam hiện lên chân thật, bình dị và gần gũi như chính con người thực ngoài đời. Từ lời ăn tiếng nói, tính cách, nội tâm, ngoại hình… đều toát lên khí chất của con người Nam Bộ còn mang dấu tích thời kỳ khai hoang, mở cõi. Có lần nhà văn từng tâm sự đại ý rằng: Ý thức khẩn hoang mở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Ðời ông nội rồi đời cha tôi lo khẩn hoang, mở đất. Nên những trang viết của tôi dành cho việc khẩn hoang mở đất và thế là viết về khẩn hoang trở thành sở trường của tôi. Cũng giống như nội dung mang đậm chất dân gian, nghệ thuật trong truyện ngắn của “Ông già đi bộ” cũng thể hiện rõ chất dân gian mà trong đó ta phải kể đến nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Sinh thời, theo lời kể của người thân, bạn bè, những người quen biết thì Sơn Nam rất

thích “la cà” khắp thôn cùng, ngõ hẻm, để mà “nhặt nhạnh”, nghe ngóng những câu chuyện

đời thật để rồi về nhà nghiền ngẫm, suy nghĩ và chắp bút cho ra đời những câu chuyện đặc sắc. Vì thế, điều dễ nhận thấy trong các truyện ngắn của nhà văn Nam Bộ này là thế giới nhân vật vô cùng phong phú và đa dạng. Đó có thể là nhân vật có thật, có thể là nhân vật hư cấu; đó có thể là người tốt, kẻ ác và cả những nhân vật tốt xấu lẫn lộn; đó có thể là thế giới nhân vật của xã hội loài người nhưng cũng có thể là thế giới của loài vật… Nếu định nghĩa nhân vật là những con người, sự vật được nhắc đến, xuất hiện có ngoại hình, tính cách, nội tâm, hành động… trong tác phẩm thì trong tổng cộng trong gần 100 truyện ngắn tập hợp ở

hai tuyển tập Hương rừng Cà Mau và Hương quê Tây Đầu Đỏ và một số truyện ngắn khác

với đủ mọi lứa tuổi, thành phần, giàu nghèo, già trẻ, gái trai, người Kinh, người Hoa, người Miên, người Khơme… rất phong phú và đa dạng. Ở đây, nếu xem xét thể hiện chất dân gian trong nghệ thuật truyện ngắn Sơn Nam, tôi tạm chia hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam thành các tuyến nhân vật chủ yếu như sau:

Nhân vật ông già: Dân gian ta thường nói “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ” để nói

lên tính cách của hai độ tuổi này. Người già với kinh nghiệm sống lâu năm, sự am hiểu và

va chạm cuộc sống nên sẽ cho ta nhiều chỉ dẫn bổ ích bên ngoài xã hội; còn trẻ em với bản tính hồn nhiên, trong sáng sẽ là người nói thành thật những chuyện trong nhà mà không biết cách che dấu, giữ kín như người lớn. Và cũng bởi Việt Nam là một nước phương Đông, coi trọng lễ nghĩa nên luôn tôn kính, vị nể những người lớn tuổi. Đó có thể là ông cha, là bậc chú bác, là những người lớn tuổi trong dòng tộc, họ mạc, làng nước mà con cháu và nhân dân rất coi trọng, xem như những vị tiền bối, trưởng lão với kiến thức uyên thâm, sự am hiểu và từng trải. Trong văn học dân gian, típ nhân vật người lớn tuổi đáng kính cũng xuất hiện dưới hình thức ông Bụt, ông Tiên, những ông lão tiên tri luôn giúp đỡ, chỉ dẫn cho mọi

người. Ví dụ như truyện cổ tích Sự tích chú cuội ngồi gốc cây đachẳng hạn, có đoạn kể sau

khi nhân vật Cuội dùng lá cây kỳ diệu cứu sống cho ông lão nọ và được ông cho biết thứ cây thần kỳ mà Cuội đang sở hữu là cây cải tử hoàn đồng. Từ đó, Cuội ra sức chăm sóc cây

cẩn thận, coi như vật báu. Rồi những nhân vật như ông Bụt giúp Tấm trong truyện Tấm

Cám, ông Bụt giúp anh đầy tớ trong sự tích Cây tre trăm đốt đều là những người già, lớn

tuổi luôn giang tay cứu giúp kẻ yếu thế, kém may mắn bằng phép màu thần tiên. Hình tượng các nhân vật là ông già trong văn học Việt Nam thường gắn liền với sự tôn kính, nể trọng là người hiểu biết; độ lượng và giàu kinh nghiệm sống.

Trong số các nhân vật xuất hiện trong truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam, tuyến nhân vật các “ông già” gây chú ý cho đọc giả. Là bởi, không chỉ ở đối tượng nhân vật mà còn ở tần suất xuất hiện và đặc biệt là ý đồ của tác giả khi xây dựng tuyến nhân vật khá đặc biệt

này. Hàng loạt tác phẩm mà nhân vật chính là người già lớn tuổi như: Hai viên ngọc, Hòn

Cổ Tron, Người Mù Giăng Câu, Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Chiếc ghe ngo, Con sấu cuối cùng, Cái tổ ong, Cao khỉ U Minh, Con ngựa đất, Đại chiến với thầy Chà, Tháng Chạp chim về, Nhứt phá sơn lâm, Một cuộc bể dâu… thậm chí tác giả còn dùng làm đặt tên tiêu

đề của truyện ngắn như truyện Hai Ông Già, Ông già xay lúa. Dường như các nhân vật ông

già trong truyện ngắn của Sơn Nam đều là những người tài hoa, khí phách lừng lẫy một thời và mang trong mình những tâm sự chất chứa với thời cuộc, đất nước không dễ gì khuất phục

số phận và xã hội lúc bấy giờ. Nếu ông lão trong truyện Người mù giăng câu tuy mù lòa nhưng lại có tài giăng câu bằng tất cả các giác quan thì trong truyện Chiếc nghe ngo, Lục cụ Tăng Liên cũng là một người tài ba, mẫn cán; rồi ông già xay lúa có nghề được cậu Xã Nê

xem là “tiểu công nghệ” trong truyện ngắn Ông già xay lúa; hay ông Năm Hên với tài bắt

sấu trừ họa cho dân… Tất cả đều là những người tài hoa, điệu nghệ.

Trong cái chung của típ nhân vật ông già trong các truyện ngắn của Sơn Nam ta vẫn chẳng thể nhầm lẫn nhân vật ông già này với ông già kia, cho dù tần suất xuất hiện của nhân vật kiểu này khá nhiều trong các tác phẩm. Bởi mỗi nhân vật lại có những đặc điểm nhận dạng riêng, những dấu hiệu nhận biết tạo nên sự khác biệt của từng nhân vật.

Ông già xay lúa trong truyện ngắn cùng tên được nhà văn khắc họa như sau “Cái ông

già này mới cừ khôi, đứng xay từ hừng sáng đến mười giờ đêm mà không nghỉ tay, sắc mặt luôn luôn tươi rói. Bất chấp Tết nhứt, ông ra nghề từ bữa mùng bốn, xay lúa ròng rã tới hôm

nay, ai cần thì cứ kêu ông tới cho vui cửa vui nhà[42, tr.769]. Dưới ngòi bút của nhà văn,

ông già Năm làm nghề xay lúa như một “dị nhân” với ngón nghề độc đáo, nghề xay lúa thuê. Kỳ lạ ở chỗ ông bị hư một bên mắt và ở tận ngoài Hòn Cổ Tron xa khơi, công việc chính của ông là “đốn cây săn đá để làm cối giã gạo, bán cho bà con trong bờ này” [42, tr.772] và hành nghề xay lúa mướn rất điệu nghệ “Ông Năm nắm tay vào giàn xay, đưa tới đưa lui. Thớt cối xoay tròn, lúa phun ra kêu rồ rồ, vang đều mãi” [42, tr.770] nhưng đặc biệt ở chỗ tuy chỉ là một ông già làm nghề xay lúa mướn nhưng ông Năm lại có kiến thức, sự hiểu biết sâu sắc và lý giải thấu đáo về nhiều vấn đề mà ngay cả những người được ăn học như cậu Xã Nê cũng phải cúi đầu thầm thán phục:

Ông Năm vừa xay lúa vừa nói chậm rãi:

- Dạ, lệ thường mặt trời mọc hướng Đông lặn hướng Tây. Nhưng gần sa mưa

hay gần Tết thì mặt trời xéo đi. Vậy thì ngày và đêm không đều, “tháng Năm chưa nằm thì sáng, tháng Mười chưa cười thì tối”. Từ Đông Nam hồi về Tây Bắc, tức là bài ca vọng cổ muốn nói lúc tháng Mười; ngọn gió đó là gió Tết. Mặt trời ít khi đi ngay hướng Đông Tây, thưa cậu.

Cậu Xã Nê hoảng hồn vì dường như ông già xay lúa nọ nói đúng, đúng theo cuốn địa lý mà cậu đã học. Nhìn nhận rằng ổng nói đúng thì e mất thể diện mình…[42, tr.774].

Để lý giải cho sự hiểu biết của mình ông Năm xay lúa thành thật nhìn nhận đó là do “không ai dạy hết. Tôi nghiệm ở Hòn Cổ Tron. Ở ngoải buồn lắm. Tối ngày, tôi coi mặt trời mọc,

mặt trời lặn cho khuây khỏa. Điều đó, lần lần tôi hiểu được, không hiểu hồi nào” [42, tr.774]. Lời chia sẻ của ông già xay lúa cũng chính là triết lý và quan niệm của dân gian ta, học không nhất thiết phải từ trường lớp, thầy dạy mà học từ chính cuộc sống thực tế, từ

quan sát xung quanh và chính là sự trải nghiệm của bản thân để tự đúc rút ra kinh nghiệm

sống. Nhìn nhận dưới góc độ này, ta thấy đó là một quan niệm tích cực, cần được phát huy đúng đắn và vận dụng khoa học, sáng tạo bởi cuộc sống chính là trường học lớn mà ở đó

con người được rèn rũa và trưởng thành. Thông qua những nhân vật ông già như trên, nhà

văn đã gửi gắm vào đó những triết lý và tâm sự để đọc giả tìm hiểu và khám phá.

Nhân vật Lục cụ Tăng Liên trong truyện ngắn Chiếc ghe ngo được nhà văn chọn giới

thiệu ngay mở đầu có chút gì huyền bí, mang màu sắc huyền thoại như trong truyện cổ tích, truyền thuyết như sau “thiên hạ đồn rằng Lục cụ Tăng Liên có phép nghe được tiếng chim kêu, gió thổi và nghe cả đến tâm sự từng giọt nước, từng hạt bụi trong lòng đất” [42, tr.201]. Bởi cụ không chỉ là người đứng đầu, quản lý ngôi chùa (nơi đặc biệt linh thiêng và tôn thờ của cộng đồng người Khơme) mà còn là người lớn tuổi với kinh nghiệm sống dày dạn, sự uyên thâm, uy nghi vì đã trải qua bao nhiêu sóng gió, thăng trầm của cuộc sống, chứng kiến bao đổi thay nên rất được mọi người vị nể. Chính vì vậy, cụ rất trân trọng những dấu tích của lịch sử, văn hóa và ra sức bảo vệ, gìn giữ chúng cho thế hệ mai sau “Chiếc ghe ngo dài trên năm mươi thước. Khoảng giữa cây đã mềm, làm sao đem về chùa nguyên vẹn được. Không khéo chúng ta hủy hoại công trình người xưa. Thà chúng ta đừng gặp chiếc ghe này còn hơn gặp mà phá hủy. Chú biết ghe ngo là gì không? Nó là hiện thân của rắn thần Naga, hiển linh lắm” [42, tr.202]. Và cũng như những lớp cha ông đi trước, Lục cụ Tăng Liên cũng mang trong mình tinh thần tự tôn dân tộc, “Lục cụ Tăng Liên nghiêm mặt lại. Đem ghe ngo của nhà chùa để đua, ăn mừng một ngày lễ chẳng liên quan đến dân mình nghĩ cũng khó xử thật” [42, tr.204]. Sống trong hoàn cảnh đất nước đang bị xâm lăng cụ có cách riêng để phản kháng, cố giữ gìn bản sắc văn hóa, giá trị lịch sử, truyền thống của cha ông để truyền lại cho lớp con cháu. Cụ như hiện thân cho tinh thần và giá trị truyền thống của lớp người đi trước, là một hình ảnh đẹp để con cháu noi theo.

Nhân vật “thầy”: Khi bắt đầu trình bày tiểu mục này, tôi liền liên tưởng đến câu ca dao đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian “Muốn qua sông phải bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” để thấy nhân dân ta rất coi trọng và dành tình cảm đặc biệt cho người thầy. Đó cũng là tinh thần tôn sư trọng đạo với triết lý “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Trong Tiếng Việt, chữ “thầy” không chỉ dành cho những người làm nghề dạy học mà còn

dùng để chỉ những người làm nghề y (thầy thuốc); những người làm công việc có liên quan đến chút gì đó bí ẩn, huyền bí như thầy địa lý, thầy pháp sư; những người có chức quyền ở làng, xã (thầy lý, thầy đội, thầy cai); chỉ những người nam giới đi tu; và ở một số vùng quê phía Bắc, thầy cũng có nghĩa là cha, người đã sinh ra mình… Nói như thế để thấy sự phong phú và đa dạng của Tiếng Việt cũng như hiểu hơn đôi chút về chữ “thầy” được dùng trong dân gian. Những điều này sẽ có liên hệ ít nhiều đến tuyến nhân vật “thầy” xuất hiện trong truyện ngắn Sơn Nam. Bởi lẽ, điểm qua các nhân vật được xưng danh “thầy” trong các tác phẩm của nhà văn thì ta thấy có sự đa dạng trong các tuyến nhân vật “thầy” này. “Thầy” ở đây cũng được tác giả hiểu theo nghĩa rộng theo cách hiểu và thường dùng của dân gian như chỉ người làm nghề dạy học – nhân vật thầy giáo Có (truyện Tình nghĩa giáo khoa thư), thầy

giáo Trích (truyện Ăn to nói xái); thầy – người tài giỏi hơn mọi người ở lĩnh vực nào đó:

thầy câu sấu – nhân vật ông Năm Hên (truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ); thầy trị rắn – nhân

vật ông Năm Điền (truyện Cây huê xà); thầy – chỉ người có chức quyền trong bộ máy chính

quyền cũ: thầy phó hương quản (truyện Anh hùng rơm), thầy hương quản Hem (truyện

Chiếc ghe ngo), thầy Xã Nê (truyện Ông già xay lúa)…

Một trong những danh xưng “thầy” mà Sơn Nam dành cho nhân vật đó chính là những ông thầy có tài nghệ cao cường, có bí quyết thần thông, huyền bí cứu giúp nhiều người. Tiêu biểu trong số đó là những nhân vật ông thầy rắn, chỉ những người bắt rắn, trị bệnh rắn cắn và ông thầy câu sấu, bắt sấu trừ họa cho dân; ông thầy đánh cọp mang lại bình yên cho xóm làng. Nói chung, hình tượng các nhân vật được nhà văn gọi trong danh xưng “thầy” đều là những con người trượng nghĩa và tài hoa, có công với người dân lao động. Ví dụ như nhân vật ông già Năm Hên sau khi hay tin cá sấu hoành hoành ở Khánh Lâm đã tự nguyện đến bắt sấu trừ họa cho người dân nơi đây. Ông đến tự nhiên, làm việc vô tư không cầu danh lợi, tài nghệ bắt sấu của ông cũng rất cao cường nên dân làng Khánh Lâm vô cùng biết ơn và vị nể, định bụng đền ơn ông một số tiền lớn để dưỡng già hay sẵn sàng nuôi ông đến hết đời nhưng ông đâu màng đến những thứ vật chất đó. Hành động của ông phản ánh được phần nào tính cách con người Nam Bộ thấy việc bất bình mà ra tay, hoàn toàn tự nguyện và không mưu cầu danh lợi. Một điều nhận thấy là tuyến nhân vật “thầy” trong các truyện ngắn của Sơn Nam thường được gắn liền với nghề dân gian đặc biệt nào đó nên trong phần nói về các nghề mưu sinh tôi cũng đã trình bày khá kỹ.

Ngoài ra, tuyến nhân vật được gọi là thầy trong truyện ngắn Sơn Nam còn là những người có chức, có quyền trong chính quyền làng xã xưa như thầy hương quản, thầy phó,

thầy lý… Nhìn chung, trong các truyện ngắn của Sơn Nam kiểu nhân vật thầy này chỉ được nhà văn nhắc sơ qua, ít để lại ấn tượng trong lòng người đọc.

Nhân vật theo kiểu “anh hùng”: Nhân vật Đơn Hùng Tín cùng những giai thoại, câu chuyện xoay quanh cuộc đời, số phận, tính cách và cả những chiến công từ lâu đã trở thành câu chuyện được lưu truyền trong dân gian Nam Bộ và cũng là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân nghệ sỹ, trong đó có nhà văn Sơn Nam. Xung quanh nhân vật này, từ lâu trong dân gian đã truyền tụng nhiều câu chuyện mang màu sắc huyền bí, lạ kỳ và được nhân dân tôn vinh là anh hùng xuất chúng. Khi tìm hiểu về hình tượng nhân vật này, tôi lại có sự liên tưởng đến hình tượng các nhân vật anh hùng truyền thống, cổ tích huyền thoại như Thánh Gióng, Thạch Sanh… Họ là những nhân vật do dân gian tưởng tượng và xây đắp lên với gửi gắm ước vọng về một người anh hùng tài ba, dám đứng lại chống lại cái ác, bất công xã hội để mang đến sự công bằng và tốt đẹp cho nhân dân. Trong kho tàng văn học dân gian của nhân loại, hình tượng nhân vật anh hùng mang màu sắc giang hồ, ngang tàng ngạo nghễ này

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 119)