Đất nước miền tây với góc nhìn dân gian

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 61)

6. Những đóng góp mới của luận văn

2.2. Đất nước miền tây với góc nhìn dân gian

2.2.1. Trù phú, hoang sơ và bí ẩn

Do điều kiện tự nhiên được nhận nhiều ưu đãi nên đất nước miền Tây được hưởng nhiều thuận lợi, thiên nhiên trù phú, giàu đẹp. Sự trù phú của thiên nhiên ở ngay chính sự màu mỡ của đất đai, phù sa bồi đắp làm nên những cánh đồng tươi tốt, cây trái xanh tươi, sum suê trĩu quả, sản vật thiên nhiên đa dạng, có quanh năm suốt tháng. Được hưởng từ nguồn lợi thiên nhiên đó nên cuộc sống của con người nơi đây khá thoải mái, nhàn nhã. Vùng đất phía Nam của Tổ quốc với đặc thù địa lý tự nhiên đã làm nên diện mạo một Nam Bộ với thiên nhiên giàu đẹp, những cánh đồng trù phú, ruộng lúa tốt tươi, sông rạch đong đầy cá tôm, rừng nhiều sản vật… Tất cả đã được nhà văn đưa vào tác phẩm với những nét đẹp sinh động, tự nhiên và còn vương chút hoang sơ một thuở khai hoang mở cõi. Đọc truyện ngắn của “Ông già Nam Bộ” ta thấy được bức tranh toàn cảnh của thiên nhiên mang đặc trưng của Nam Bộ, khác biệt với những vùng miền khác: Đó là cánh đồng mẫu ruộng làng An Bình quanh năm trù phú mang lại cuộc sống ấm no cho người dân; đó là rừng U Minh thiếu gì cá tôm, là sông Gành Hào nhiều ba ba mà ở đó người ta có thể ăn thịt ba ba hằng ngày thay các thức ăn khác, hay những hòn đảo xa bờ với những sản vật quý hiếm…

Trong mục nói về chất dân gian lao động sản xuất và nghề nghiệp mưu sinh, khi đề cập đến

các nghề nghiệp của dân gian tôi đã cũng đã trình bày phần nào vẻ đẹp hào phóng, giàu có

của thiên nhiên Nam Bộ như lúa gạo, tôm cá, mật ong rừng… nên ở đây tôi chỉ đề cập đến một trong những biểu hiện cho sự giàu có, tươi đẹp của thiên nhiên Nam Bộ là “thế giới các

loài chim” ở trong truyện ngắn Tháng Chạp chimvề. Tác phẩm là một câu chuyện thú vị kể

về các loài chim của Nam Bộ, đọc qua chắc hẳn nhiều đọc giả cũng thấy được phần nào sự phong phú và đa dạng của các loại chim mà có lẽ chỉ ở vùng đất này mới có

Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim, của trời đất

dành riêng cho. Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân: sân Cái

nước, sân Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt... Ðó là chưa kể mấy sân ở giữa rừng mà chưa ai bước chân tới. Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn. Chúng nó sanh sôi nẩy nở, tạo lập một thế giới riêng

biệt náo nhiệt, ở khắp nhành cây và mặt đất [42, tr.823].

Đặc biệt và thú vị nữa là cũng ở truyện ngắn này nhà văn đã cho ta biết thêm nhiều loài chim thú đặc trưng của vùng đất này như: bồ nông, chim chó đồng, chim già sói, diều,

quạ, cò, diệc, cồng cộc… Trong đoạn kết của tác phẩm nhà văn cũng đã viết nên những

dòng văn đầy tự hào về vẻ đẹp, giàu có của thiên nhiên, quê hương, đất nướcXin tạ ơn

đấng tạo hóa đã dành cho đất nước này bao nhiêu đặc ân như những sân chim đây là một. Hiên ngang thay! Ðẹp đẽ thay! Hỡi người Việt đầu tiên đến vùng Kiên Giang hưởng ơn Trời lộc Nước mà khai phá miền Nam...” [42, tr.829].

Thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam thật giàu đẹp nhưng cũng còn hoang sơ với bao thử thách, nguy hiểm và ẩn họa cho con người. Đó là dấu tích của buổi đầu những người đi khai hoang mở cõi phải chống chọi lại với những hiểm nguy của thiên nhiên hung dữ. Đó có thể là truyện đánh cọp, là những câu chuyện nguy hiểm pha chút kỳ bí khi đối phó với loài rắn độc, cá sấu ăn thịt người… Trong những câu chuyện nhà văn kể ta tìm thấy bóng dáng của những truyện sử thi oai hùng, những truyền thuyết, cổ tích của ngày xa xưa khi ông cha ta dựng nước, mở nước phải đấu tranh với nhiều loại kẻ thù như truyện

Sơn Tinh Thủy Tinh, sự tích núi Nưa, Cường Bạo đại vương, sự tích đầm Nhất Dạ và bãi Tự Nhiên, Sự tích sông Nhà Bè hay là truyện Thủ Huồn, sự tích công chúa Liễu Hạnh, sự tích bãi Ông Nam…

Trong truyện ngắn Đánh Cọp Gò Quao nhà văn đã viết về thiên nhiên sơ khai của

mồi, rủi bị kẹt đuôi trong dừa nước. Rõ ràng thời ấy cọp quá lộng hành, dám bỏ rừng sâu, bén mảng đến các xóm nhà sát mé sông, nơi mà chúng bị cô lập, thất thế nhứt” [45, tr.155].

Mà các loài động vật hung dữ của thiên nhiên hoang dại đâu chỉ có mình cọp, nhắc đến thiên nhiên hoang dại với những ẩn họa khôn lường còn phải kể đến một loại động vật rất hung dữ và đặc trưng của miền sông nước, đó chính là cá sấu. Thời bấy giờ, vùng đất này “sấu nhiều như trái mù u chín rụng”, sấu quẫy tạp và nuốt chửng cả cô dâu ngay trong ngày cưới khi thuyền hoa qua sông hay chực chờ để táp người giặt đồ, rửa bát ở cầu ao… Sấu đã trở thành loài động vật ăn thịt người gây ra nỗi kinh hãi cho người dân lao động. Cuộc sống của con người luôn phải đối mặt với hiểm nguy nên họ cần phải đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc chiến với thiên nhiên hung bạo để bảo vệ cuộc sống và những ông thầy bắt sấu như ông Năm Hên, chú Tư Đức là những hình ảnh đẹp về ý chí, tài nghệ và tấm lòng nghĩa hiệp của nhân dân lao động.

Sông nước miền Tây không chỉ có sấu là loài bạo chúa dưới nước mà còn phải đối mặt với nhiều loài rắn độc. Rắn có ở khắp mọi nơi, rắn nằm vắt vẻo ngay trên mái nhà, rắn bò vào nhà, rắn trườn trên đường cản lối đi… Có biết bao nhiêu người đã bị rắn cắn chết, thật thương tâm và kinh sợ. Hãy đọc lại một đoạn ngắn mà nhà văn đã viết về loài rắn đọc

nguy hiểm trong truyện ngắn Con rắn “Con rắn ấy vừa nhỏ vừa dài, giống như chiếc đũa ăn

cơm. Nó bờ tới, bò lui trên nệm rồi kéo dài thân hình ra, vặn ngược, vặn xuôi. Cặp mắt rắn đỏ ngầu như tóc lửa, lưỡi le dài thòng. Chập sau, bụng rắn tươm ra hai giọt máu long lanh như hai giọt nước mắt...” [42, tr.277].

Tươi đẹp nhưng còn hoang dại; giàu có nhưng cũng hiểm nguy; trong cái thơ mộng, bình yên của thiên nhiên miền sông nước Nam Bộ ta vẫn thấy những ẩn dấu hung tàn bên trong… chúng tồn tại song hành bên nhau và cùng được nhà văn đưa vào tác phẩm. Thiên nhiên trong những câu chuyện mà Sơn Nam viết là thiên nhiên chân thực như những gì vốn có ngoài đời thực. Ở nơi đó, con người vẫn phải đang chống chọi với hung dữ của tự nhiên để bảo vệ cuộc sống được yên lành. Hình ảnh đó cho ta sự liên tưởng về những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại được lưu truyền trong dân gian lâu nay. Điều đó thể hiện sự tiếp biến và sáng tạo của nhà văn đối với tinh hoa văn hóa, tri thức của dân gian.

2.2.2. Sông nước, kênh rạch chằng chịt và mùa nước nổi

Nói đến Nam Bộ là nói đến sông nước. Được mệnh danh là xứ sở sông nước vì toàn vùng có đến 4.000 kinh rạch, dài tổng cộng 5.700km nên cũng dễ hiểu vì sao đây được gọi là vùng sông nước Cửu Long. Tại nơi này, người ta sinh ra đã thấy sông nước, lớn lên cùng

sông nước. Sông nước là quê hương, là không gian để mưu sinh, hò hẹn, gặp gỡ, xe duyên kết bạn. Không gian sông nước hình thành nên giao thông sông nước (giao thông đường thủy) và cả lối sống sinh hoạt của vùng sông nước. Đâu đâu ở miền Tây này ta cũng bắt gặp những dòng sông, con rạch chằng chịt nối đuôi nhau. Đọc truyện ngắn của Sơn Nam ta thấy bức tranh toàn cảnh mà ở đó từ gam màu chủ đạo, đối tượng thể hiện đều có bóng dáng của sông nước với những địa danh như Vịnh Xiêm La, rạch Cái Tàu, sông Cái Lớn, kinh Xáng Lái Hiếu, sông Hậu, vàm Cái Cau, rạch Bình Thủy, rạch Cóc, rạch Xẻo Quao, Rộc Lá,...

Không gian sông nước mênh mang đó đã thể hiện được đặc trưng chỉ riêng có ở đây. Người

ta ăn, ở, vui chơi, gặp mặt, kết duyên, kết bạn, hay chia ly cũng ở trong không gian này.

Nhà văn Sơn Nam có nhiều truyện ngắn viết về không gian sông nước, kênh rạch

chằng chịt với góc nhìn riêng biệt và độc đáo. Quan trọng hơn cả, theo tôi đó là việc nhà văn đã tái hiện thành công cuộc sống của người Nam Bộ trong không gian sông nước đó

như trong truyện ngắn Con Bảy đưa đò, Sông Gành Hào, Cô Út về rừng, Tình nghĩa Giáo

Khoa Thư, Tấm lòng vàng

Truyện ngắn Con Bảy đưa đòlà một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn khi

viết về không gian sông nước miền Tây Nam Bộ. Ngay câu mở đầu tác phẩm ta đã thấy không gian sông nước “tràn về” “Rạch Cái Cau là ngọn sông Cái Lớn ăn qua địa phận tỉnh Cần Thơ” [42, tr.35], rồi tiếp đến nhà văn đưa ta trở về với sông nước miền Tây để được

phiêu diêu theo tiếng hò ngọt ngào, thiết tha của cô lái đò. Giọng hò đầm ấm, chan chứa tình

cảm như mời gọi khách qua sông. Đặc biệt, không gian sông nước mênh mông đã làm nền chắp cánh để câu hò trở nên tình tứ, bay bổng hơn:

Có qua đây, dầu vô tình đến cách mấy đi nữa họ cũng phải chú ý đến một cái tên, hay nói đúng hơn là một giọng hát: giọng hát của con Bảy đưa đò. Nó xa lạ nhưng quen thân, ấm áp. Khi cất lên thì cao hơn tầm bay bổng của con cò, con vạc, cao vút tận mấy vì sao đêm lấp lánh; giọng ấy lúc buông trầm xuống

thì như hơi gió xao động cả dòng sông, chuyển rung mặt nước dẫu khi thuyền

đã xa khuất. Nó trở thành một lớp mù sương mờ ảo che lấp bóng dáng của người hát. Khách ngẩn ngơ nhìn theo không còn thấy gì nữa tâm trí bâng khuâng giữa cảnh sông rạch âm u với nhánh “bần gie con đốm đậu sáng ngời” [42, tr.236].

Nghe những câu hò ngọt ngào, da diết của cô gái lái đò khiến khách qua sông, dân thương hồ cũng bâng khuâng khó tả. Giờ đây, không gian sông nước không chỉ là nơi mưu

sinh mà đã trở thành không gian diễn xướng của nghệ thuật – một hình thức diễn xướng quen thuộc của dân gian. Từ xa xưa nhân dân lao động vẫn thường hát, hò, vè, đối đáp nhau trong những lúc lao động vất vả nơi không gian công cộng. Vì thế, ở đây chất dân gian được biểu hiện trong không gian sông nước mà ta có thể nhận ra ở tác phẩm không chỉ là không gian diễn xướng, mà còn là hình thức diễn xướng, thời điểm diễn xướng, nội dung diễn xướng, chủ thể sáng tạo và cả khách thể tiếp nhận. Mượn sông nước để làm không gian diễn xướng; hình thức diễn xướng là hò đối đáp; chủ thể là cô lái đò – cũng là người lao động, một hình ảnh được dân gian thường hay sử dụng; nội dung diễn xướng cũng mượn đến không gian sông nước như câu cô Bảy hò “Anh thấy sao Nguyệt Bạch, ngó xuống lòng rạch, anh thấy con cá chạch nó lội đỏ đuôi. Nước chảy xuôi, con cá buôi nó lội ngược. Nước

chảy ngược, con cá nược nó lội theo [42, tr.240]; khách thể tiếp nhận là khách đi đò, khách

thương hồ qua lại trên khúc sông này; thời điểm diễn xướng là trong lúc lao động.

Sông nước miền Tây Nam Bộ này còn có những đặc trưng riêng biệt không thể

không nhắc đến: mùa nước nổi. Có thể xem đây là một thứ “đặc sản” riêng có ở đây. Cuộc

sống của người dân nơi Tây Nam Bộ gắn liền với mùa nước nổi. Thật ra, mùa nước nổi là mùa nước lên, hay còn gọi là nước lũ, nhưng khác với lũ lụt ở miền Bắc và Miền Trung thường là những trận lũ quét trôi nhà cửa, ruộng vườn, hung dữ và tàn bạo thì nước lũ miền Tây lại hiền hòa, thân thiện khi mang đến nhiều sản vật quý hiếm cho con người. Với họ, khi những con nước lên mang đầy tôm cá, sản vật đã trở thành một điều tự nhiên và hình thành nên nếp sống mùa nước nổi, để ứng thích với điều kiện tự nhiên mà hình thành nên

không gian sống đặc trưng chỉ có ở đây. Truyện ngắn Mùa len trâu đã có những dòng viết

về mùa nước nổi miền Tây như sau “Nước tràn bờ sông Hậu chảy qua. Nước trên trời tuôn

xuống. Gió biển triền miên thổi lộng về. Từ Sáng đến chiều, mặt trời biến dạng sau lớp mưa: ánh nắng pha loãng đều đều không làm chóa mắt kẻ ưu tư đang ngồi hút thuốc mà

ngắm mấy lượn sóng chạy dài tiếp lưng trời” [42, tr.651].

Nhưng mùa nước nổi đâu chỉ mang đến nguồn lợi thủy sản mà gây ra không ít khó khăn cho cuộc sống của người dân lao động. Tuy không hung dữ, tàn bạo như lũ lụt ở các tỉnh miền Trung và miền núi phía Bắc nhưng khi mùa nước nổi về với Tây Nam Bộ thì cuộc sống của người dân nghèo ngày ngày phải mưu sinh trên dòng nước cũng nhọc nhằn lắm thay. Đó có thể là cảnh những cánh đồng ngập sâu trong nước, cỏ thối, trâu không không có

thức ăn nên nhà nhà phải len trâu đi vùng khác xa xôi, cách trở nhưng đau xót nhất là cảnh

nhà phải đi bằng xuồng ghe, bơi ghe ra đồng hay ra sau hè thấy xa xa chim chóc bay lượn thành quầng trên đọt cây biết nơi đó có treo xác người chết, chim chuột tới rỉa xác. Đó cũng là câu chuyện bi thương của cha con lão Bích. Lão qua đời đúng vào khi nước nổi, oái ăm thay lại nơi đất khách quê người nên đã “nghèo lại con neo” khiến con trai lão chỉ biết ngửa cổ lên trời mà than thở và đau xót nhìn thấy xác cha đang lạnh dần. Cuối cùng nhờ tình thương của ông bà Hai mà lão mới được an táng bằng cách bó xác trong manh chiếu cũ rồi dìm xuống nước bằng cối xay lúa. Hy vọng khi mùa nước rút đi thì có thể lượm lặt được nắm xương tàn. Trước cảnh bi ai, sầu đau đó đã làm rơi lệ cả những người dưng như ông bà Hai cũng thấy cám cảnh và đau xót thay.

2.2.3. Đồng đất mênh mông, rừng rậm U Minh, cá nước chim trời

Ruộng đồng miền Tây Nam bộ trù phú, phì nhiêu làm nên thóc gạo nuôi sống người dân. Người ta làm ruộng theo cách riêng, phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây. Cũng như không gian sông nước và rừng thì không gian làng ấp, ruộng đồng đã trở thành không gian đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ. Mở đầu trong truyện ngắn Anh hùng rơm ngay những câu đầu tiên ta đã thấy là hình ảnh không gian làng ấp, ruộng đồng “Thời pháp thuộc, làng Bình An, tỉnh Rạch Giá được nổi danh là sung túc. Ruộng đất quá phì nhiêu, chẳng cần bón phân, mỗi công đất (một ngàn thước vuông) thâu hoạch hơn hai chục giạ [42, tr.11]. Cuộc sống của người dân lao động gắn liền với ruộng đồng, dù rằng ruộng đồng ở ba miền Bắc – Trung – Nam có khác nhau đôi chút ở tính cách, quy mô nhưng không khác nhau là mấy ở đặc trưng của ruộng đồng Việt Nam là không gian mưu sinh, lao động sản xuất. Ruộng đồng miền Tây Nam Bộ thường trải rộng thẳng cánh cò bay sãi cánh, phì nhiêu đầy ắp phù sa do hệ thông sông Cửu Long bồi đắp. Vì thế, cuộc sống của người dân cũng dễ dàng, thuận lợi hơn nhờ ruộng đồng, nghề làm ruộng ở đây rất phát triển.

“Hương rừng ngào ngạt, mùi hương xa lạ nhưng rất quen thuộc” [42, tr.570]. Nhắc

đến Cà Mau chắc chắn người ta phải nhắc đến rừng rậm âm u (vì thế mà có tên gọi là rừng

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)