Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 127 - 129)

6. Những đóng góp mới của luận văn

3.2.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

Nếu như nhân vật trong văn học dân gian thường ít khi có tâm lý thì nhân vật của văn học viết lại được miêu tả khá chi tiết về nội tâm bởi tâm lý là một biểu hiện trạng thái của con người, có vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau, háo hức, chiến thắng, ngục ngã…

Trong văn học hiện đại, tâm lý nhân vật là một phần rất quan trọng và được nhà văn chú ý để đưa vào đó những diễn biến tâm lý, cung bậc cảm xúc khác nhau để bộc lộ tính cách nhân vật và chủ ý của nhà văn gửi gắm. Các nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam thường có tâm lý không quá phức tạp, giằng xé, mâu thuẫn như kiểu tâm lý nhân vật của một số nhà văn như Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh… mà

thường có diễn biến tâm trạng thuận chiều, hoặc có chăng là một chút đối lập nhưng trong thế cân bằng và không quá dữ dội. Đây cũng là một nét đặc trưng trong văn phong của nhà văn Nam Bộ này, ở ông ta thấy có gì đó đủng đĩnh, kề cà đặc trưng của người Nam Bộ. Có phải vì thế chăng mà trong các truyện ngắn của Sơn Nam các nhân vật thường có trạng thái tâm lý cũng đủng đỉnh, chầm rãi, kề cà. Nếu dùng một ký hiệu hình học để miêu tả thì tâm lý nhân vật ở đây không phải là đường pharafon mà là một đường thẳng tương đối bằng phẳng không có nhiều lên xuống. Ở đây, tâm lý nhân vật cứ bình bình, lững thững trôi qua. Xét ở góc độ nào đó, đây chính là sự tiếp biến thường thấy của tâm lý nhân vật văn học dân gian và của người dân lao động nói chung. Ngay trong truyện ngắn Hồn người trong ly rượu khi miêu tả về tâm trạng của nhân vật Hùng trước tình cảm với cô Huệ - vợ chủ cũng chỉ là những dòng suy nghĩ và phân vân “Dứt lời, Huệ bước ra khỏi phòng. Hùng cầm cái bàn toán, đặt trên bàn rồi ngồi ghế giả bộ như say sưa làm việc. Ngoài hiên, cơn gió nhẹ thổi qua, vô tình đẩy cánh cửa khép lại he hé. Ấm áp quá. Nhưng Hùng vẫn chưa yên tâm. Mấy năm trước, chàng gặp Huệ nhiều lần qua mấy dịp cúng đình làng, hai người cùng nhau trao đồi những cái liếc tình tứ. Thế thôi” [42, tr.547]. Nhân vật Hoàng Mai trong truyện ngắn

Hương rừng mắc phải căn bệnh quái ác đang hủy hoại hàng ngày buộc nàng phải chia tay

mối tình đầu chớm nở với Tư Lập. Trước hoàn cảnh trớ trêu đó, Hoàng Mai đau khổ, buồn bã nhưng nàng không thể làm gì hơn. Nhà văn đã miêu tả dòng tâm lý nhân vật thể hiện được tính cách, số phận và cuộc đời của chính nàng “Gió nhẹ thoảng qua; chân tóc lấm tấm đung đưa, vướng bận chưa chịu bay đi như còn than vãn niềm biệt ly vô cớ. Nàng cau mày trở vào phòng, cầm lược chải kỹ. Nàng toan rú lên. Lược lùa đến đâu là tóc rụng đến đó như lá úa trên cành đến độ gió trở mùa. Nàng e thẹn. Nàng giận dỗi [42, tr.563].

Con gái yêu quý bị bệnh là một hung tin với ông hương giáo, đón nhận tin này mà lòng ông

không khỏi xót xa:

Ông hương giáo đã hiểu nguồn cơn. Mớ tóc rối nằm cuộn đống trên bàn khiến ông xúc cảm, không che giấu được cơn buồn. Chiếc gương mờ soi đôi má ửng của Hoàng Mai, màu ửng đỏ lạ thường, không biến đổi dầu khi nàng sợ hãi.

- Từ hồi tấm bé, làn da của Hoàng Mai mịn quá, bóng quá. Trăm sự đều do đó

mà ra...

Ông thở dài, cũng như ông đã thở dài hồi mấy năm trước [42, tr.563].

Nhân vật trong truyện ngắn của Sơn Nam không phải là kiểu nhân vật chức năng, cũng không hoàn toàn là nhân vật tính cách, nhân vật tâm lý, mà ở đây ta thấy có sự giao thoa

giữa các kiểu nhân vật trên, hình thành nên tâm lý đặc trưng của nhân vật. Đó là sự kế thừa của kiểu xây dựng nhân vật dân gian vừa là sự sáng tạo và vận dụng của kiểu nhân vật trong văn học hiện đại. Nhìn chung, các nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam đều có tâm lý khá “ổn định”, trung tính, không quá dằn vặt và đấu tranh giằng xé, nội tâm dữ dội. Chính sự tiếp biến và tổng hòa giữa chất dân gian truyền thống và hiện đại đã tạo nên đặc sắc của truyện ngắn Sơn Nam, đọc truyện ngắn của “Ông già Ba Tri” này người đọc cảm thấy sự nhẹ nhàng, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nắm bắt chủ ý cơ bản trong nội dung và chủ đề tác phẩm. Cùng với nội dung phong phú và đa dạng, vốn sống, kiến thức văn hóa đặc sắc và thế giới nhân vật với nội tâm khá ôn hòa, dễ chịu tạo nên sự hứng thú, yêu thích cho bạn đọc khi tiếp xúc với truyện ngắn của Sơn Nam.

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)