6. Những đóng góp mới của luận văn
3.3.2. Ngôn ngữ bình dân và phương ngữ Nam Bộ
Ngôn ngữ là sự phản ánh sinh động đời sống, tính cách, tâm hồn của con người. Ngôn ngữ là kênh giao tiếp hiệu quả, “văn minh” của con người. Ở mỗi vùng đất, mỗi dân tộc, quốc gia lại có ngôn ngữ của riêng, với những sắc thái mang đậm bản sắc văn hóa. Đó cũng là một trong những đặc trưng văn hóa của từng vùng, miền, tộc người. Ví dụ như cùng là ngôn ngữ Tiếng Việt của người Kinh nhưng người Kinh ở miền Bắc có những cách dùng
ngôn ngữ, cách nói khác với người Kinh ở miền Trung, miền Nam. Cụ thể, để chỉ về người đã sinh ra mình, người miền Bắc thường gọi là “bố, mẹ”, người miền Nam lại thường dùng “ba, má”, trong khi ở miền Trung, ví dụ như ở Huế, Quảng Bình, Quảng Trị lại thường dùng là “ba, mạ”. Mặt khác, ngay trong một vùng nhưng ở từng địa phương lại cũng có cách dùng ngôn ngữ khác nhau, cũng ở miền Bắc, nhưng người Hà Nội sẽ có cách nói khác người vùng Phú Thọ, Hải Phòng. Vì thế để chỉ người đã sinh ra mình, tuy danh từ “bố, mẹ” được dùng khá phổ biến ở miền Bắc nhưng ở một số địa phương, nhất là ở nông thôn ngày trước người ta còn gọi bằng những danh từ khác như: thầy, cậu, u (bu), mợ...
Có ý kiến cho rằng, người Bắc thường khéo léo, trau chuốt trong lời ăn tiếng nói; còn người Nam nói chung thường giản dị, mộc mạc, theo kiểu “nghĩ sao nói vậy”. Tất nhiên, đây chỉ là nhận định mang tính chất “dân gian” nhưng không phải là không có cơ sở và sức thuyết phục. Có sự trùng hợp rất “hữu ý” giữa tính cách con người và ngôn ngữ, bởi ngôn ngữ là sự biểu hiện của tính cách, con người, lối sống. Bởi thế, người Hà Nội với tính cách
thanh lịch, nhẹ nhàng, nên cách nói năng cũng khéo léo, nhỏ nhẹ. Trong truyện Một người
Hà Nội nhà văn Nguyễn Khải đã viết về cách ăn mặc cầu kỳ, khuôn phép của gia đình cô
Hiền ở Hà Nội như sau “Cái mặc cũng sang trọng quá. Mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm. Lại cái ăn nữa cũng không giống với số đông. Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên
đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định”. Vì thế, ngôn ngữ,
cách nói năng của cô Hiền cũng rất Hà Nội, nhẹ nhàng, lịch sự và cũng đầy hàm ý “Nhiều bà bạn cũng tỏ ý ngờ vực: “Trông bà như tư sản mà không bị học tập cũng lạ nhỉ?”. Cô tôi trả lời thật nhẹ nhàng: “Các bà không biết nhưng nhà nước lại rất biết”. Hay khi bị chất vấn nhân vật cô Hiền vẫn giữ điềm tĩnh, nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy kiểu người Tràng
An “Một năm sau có một cán bộ đến hỏi về nhà cửa và có nhắc tới ngôi nhà ở Hàng Bún.
Cô trả lời tỉnh khô: “Xin mời anh tới ngôi nhà anh vừa nói, hỏi thẳng chủ nhà xem họ trả lời ra sao. Nếu còn thắc mắc xin mời anh trở lại” [27, tr.189].
Người miền Nam với tính cách phóng khoáng, chân chất nên ngôn ngữ cũng rất giản
dị, mộc mạc. Hãy nghe đoạn đối thoại sau trong truyện ngắn Ông già xay lúa để thấy rõ hơn ngôn ngữ bình dân, những lời ăn tiếng nói hàng ngày rất Nam Bộ đã được Sơn Nam đưa vào tác phẩm của mình một cách “tự nhiên” như thế nào: “Thầy xã với phó hương quản tới. Nghe không! Hai chả đốt đuốc... Lặn hụp giữa ruộng nãy giờ. Tôi thấy rõ ràng. Ai nấy ngưng đờn ca. Ông Năm vẫn xay lúa rồ rồ... Họ vừa nói vừa cười, cãi cọ qua lại một cách
thân ái: - Mấy chả gan mật cùng mình sao kìa! Hồi nào tới giờ họ chưa đặt chân tới xóm
mình. Chắc có chuyện gì, mình ăn thua đậm” [42, tr.771].
Người Nam Bộ vẫn thường nói nghĩ sao nói vậy nên trong lời ăn tiếng nói mang đậm ngôn ngữ bình dân giản dị. Không chỉ trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết của người Nam Bộ cũng vậy, vì thế giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có sự tương đồng khá lớn, không chỉ
“nghĩ sao nói vậy” mà nói sao viết cũng vậy. Nhưng không phải vì thế mà ngôn ngữ Nam
Bộ không phong phú, đa dạng, cũng như ngôn ngữ của các vùng miền khác, ngôn ngữ Nam Bộ có những đặc trưng và giá trị riêng. Văn phong của các nhà văn Nam Bộ như Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Anh Đức… thường rất giản dị trong câu chữ, rõ ràng trong cách hành văn. Đó cũng là ưu điểm khi giữa văn phong nói và viết không khác nhau là mấy, người đọc dễ tiếp cận vấn đề, không phải “nhăn mặt, cau trán” để suy nghĩ quá nhiều. Tuy nhiên, cũng chính vì sự bình dân trong ngôn ngữ này mà nhiều ý kiến cho rằng chất văn chương trong tác phẩm của các nhà văn Nam Bộ không nhiều, không sâu sắc. Đó, cũng là một cách hiểu và nhìn nhận vấn đề. Ở đây, tôi chỉ đề cập đến mặt ưu điểm của ngôn ngữ bình dân khi được đưa vào truyện ngắn Sơn Nam như đã trình bày trên đây.
Lối nói theo kiểu dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam còn được thể hiện ở những từ
ngữ và cách diễn đạt mộc mạcmà người thôn quê thường hay sử dụng như : phải chi, thế
nào, hổng có, thế là, chặp sau, ừ héng, dẫu gì, nói cho biết, chán ngắt, khổ nỗi, đại ý, nói
dóc, dễ ợt, thiệt tình…. được nhà văn đưa vào trong tác phẩm một cách hết sức tự nhiên.
Đặc biệt khi những khẩu ngữ, từ ngữ trên được kết hợp với những cách phát âm mang đậm màu sắc vùng quê Nam Bộ đã làm tăng tính ngữ nghĩa và sắc thái biểu cảm cho câu văn. Nói về cảnh quê, người quê mà dùng chính lời nói của thôn quê thì còn gì hợp hơn thế nữa.
Sự ảnh hưởng này còn có thể thấy rõ qua hệ thống những từ tình thái như: Ủa, kìa, ngộ
nghê, hả, ơi, héng… Điều này làm cho chất văn của Sơn Nam gần với lời nói thường, mang
đậm giọng điệu, ngôn ngữ nói dân gian hơn bao giờ hết.
Truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam được bạn đọc yêu thích không chỉ ở những nội dung đậm chất Nam Bộ mà còn bởi trong những tác phẩm đó người đọc được tiếp xúc với kho từ vựng, ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ được nhà văn viết khá hay chuyển tải được thông điệp nội dung và mang những dấu ấn rất riêng của người dân Nam Bộ. Sử dụng phương ngữ trong các tác phẩm văn học không phải là chuyện hiếm, các nhà văn thường biết cách sử dụng các phương ngữ để đưa vào tác phẩm làm nên tính đặc sắc riêng có của văn hóa, con người mỗi vùng miền, địa phương khác nhau. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương ngữ không
khéo léo sẽ làm tác phẩm trở nên khó hiểu, thậm chí là dẫn đến việc tối nghĩa và thiếu sức thuyết phục với công chúng. Việc sử dụng phương ngữ cũng đòi hỏi ở các nhà văn khả năng am hiểu văn hóa địa phương, cách sử dụng ngôn từ và trên hết là tài nghệ sử dụng phương ngữ đó để có thể vừa chuyển tải được nội dung, hàm ý muốn nói, vừa là dấu hiện nhận biết của vùng miền nhưng vừa phải đảm bảo được tính trong sáng, dễ hiểu, có thể cắt nghĩa được để đọc giả hiểu. Ví dụ như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết về hình tượng mẹ Suốt – người mẹ anh hùng của vùng đất Quảng Bình như sau: “Gan chi gan rứa mẹ nờ”, những từ như “chi, rứa” là phương ngữ thường được sử dụng của vùng Bình Trị Thiên nhưng đọc giả trong Nam ngoài Bắc đọc đều có thể hiểu được. Mặt khác, việc nhà văn dùng những phương ngữ trên vừa khắc họa được bản tính kiên cường, phẩm chất cao quý của người mẹ miền Trung anh dũng nhưng cũng thật gần gũi qua lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân nơi đây. Bởi thế, câu thơ tuy có sử dụng phương ngữ nhưng rất hay và uyển chuyển nên người đọc không cảm thấy khó chịu mà ngược lại rất khâm phục tài nghệ dùng từ của nhà thơ.
Trong gần 100 truyện ngắn của Sơn Nam, ta thấy hầu như trong bất cứ tác phẩm nào,
nhà văn cũng sử dụng lớp ngôn ngữ Nam Bộ tạo nên chất riêng. Ngoài lớp ngôn ngữ bình dân mang tính dân gian Nam Bộ như đã trình bày ở trên thì một điều nhận thấy nữa là trong
các tác phẩm đó phương ngữ Nam Bộcũng được nhà văn sử dụng khá nhiều.
Đến mùa nắng hạn rừng khô, sấu khỏi trở về sông Cái. Trong rừng có sẵn
nhiều ao, nhiều lung, sấu cứ gom vào đó mà lập căn cứ, sanh con đẻ cháu năm
này qua năm khác, cứ như vậy cho đến khi người Việt Nam ta đổ tràn xuống
rạch Cái Tàu mà lập nghiệp. Ban đầu, họ ngờ rằng sấu chỉ ở dưới sông, sau
khi câu được năm mười con sấu ở rạch họ đinh ninh cho sấu đã giảm bớt…
mười phần chết bảy còn ba. Mãi đến khi có người lên rừng ăn ong chạy về
loan báo:
- Sấu ở giữa rừng nhiều như trái mù u chín rụng! [42, tr.85-86].
Chỉ trong một đoạn văn ngắn như trên thôi, ta cũng đã tìm thấy khá nhiều phương ngữ Nam Bộ được nhà văn đưa vào một cách khá tinh tế như: lung, sanh, rạch, đổ tràn, ăn ong, trái
mù u làm cho đoạn văn trở nên hấp dẫn và lôi cuốn. Tất nhiên, những từ ngữ trên tuy là
phương ngữ Nam Bộ nhưng lại khá dễ hiểu, bạn đọc ở bất cứ vùng miền nào cũng có thể hiểu được. Điều đó, một mặt là do nhà văn đã chọn lọc những phương ngữ đặc trưng nhưng lại được dùng khá phổ biến, mặt khác là do nhà văn đã sử dụng chúng đúng ngữ cảnh nên dù không phải người Nam Bộ nhưng ta cũng có thể hiểu khái quát được. Ví dụ như danh từ
“lung” chẳng hạn, nếu tách từ này ra khỏi đoạn văn trên, nếu không phải người được sinh ra lớn lên ở vùng quê Nam Bộ chắc gì đã hiểu được “lung” là cái gì nhưng đặt trong văn cảnh trên, khi nhà văn viết “Trong rừng có sẵn nhiều ao, nhiều lung, sấu cứ gom vào đó mà lập
căn cứ, sanh con đẻ cháu năm này qua năm khác” ta có thể hiểu “lung” là một danh từ chỉ
vùng đất có có nước khá sâu, nơi để các loài sinh vật, động vật dưới nước có thể sinh sống, trú ngụ được. Bởi thế, việc sử dụng phương ngữ cũng là đòi hỏi ở nhà văn tài nghệ am hiểu ngôn ngữ, đời sống văn hóa địa phương để sao cho vừa mang tính chất phương ngữ đặc trưng vừa dễ hiểu với bạn đọc nói chung.
Lọc qua lớp ngôn ngữ của truyện ngắn Sơn Nam, ta sẽ tổng hợp được kho phương ngữ Nam Bộ khá phong phú, là tư liệu quý giá cho nghiên cứu phương ngữ Nam Bộ, bởi trong
số những phương ngữ đó hiện nay đã nhiều từ bị lãng quên, ít được sử dụng như: ghe bè,
ghe cui, ghe diệu, ghe giản, huê xà, hươi, lái rổi, len trâu, lóc, mái cuốc, mái dài, ngọc ong, ngủ nước, nò cạn, nò Xiêm, nước rặc, nước rằm, phân đồng, phần do, phần thủ, sầu đâu, bài kía, bến bạ, bòng bong, bối, bồn bồn, bốn cốt, buồm dưới nước, cà lang, cà ràng, cà ròn, chạy tờ, choại, chòi mui, củi lục, đất phát, điệu nghệ, gay chèo, giá triệu, sở Thượng, tam sên, tắt, tầm bo, thèo lèo, thị quá, thỏn mỏn, xã Tây, xài giấy năm trăm, xiêm lo, xính xái, xổ nho...
Ngoài ra, trong các truyện ngắn của mình, nhà văn Sơn Nam còn sử dụng một khối
lượng rất lớn từ ngữ là lời ăn tiếng nói thường ngày mang đậm chất dân gian Nam Bộ. Có thể nêu một số lớp từ ngữ thông dụng đã được ông sử dụng trong các sáng tác của mình
như: chèng đéc ơi, ủa, kỳ cục, cha chả, cha nội, bây ơi, ai dè, ảnh, cổ, ất giáp, gì sất, gây
lộn, kiếm chuyện, ghe hát, ghe hầu, giàn thun, giấy con công, hà lãng, hàng xáo, hóc Bà Tó, hòm, hươi, khóm, kiếng, kinh, láng, lỏn chỏn, lóng, lội, lục bình, lung, má, mảng, mắm, mần, miệt, miệt dưới, miệt trên, nằng nằng, ngách, nhà mát, nhểu hột, ô rô, ổng, qua, rạch, rắn mối, rặt mùi, ròng, tằng khạo, bển, bịnh, bóp đầm, bông cỏ, bông phướn, bông rua, bùng binh, cà rá, cá kèo, cào cào châu chấu, cắc, cắn, cây da, heo, xẻo, xôm, xúp lê...
Chính nhờ một phần vào thành công của nhà văn khi sử dụng phương ngữ Nam Bộ trong các truyện ngắn của mình đã góp vào làm đa dạng hóa lớp từ ngữ Tiếng Việt qua việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ, đặc biệt là danh từ chỉ địa danh, tên sự vật “rặt mùi” Nam bộ, mang âm hưởng Cao Miên như Cà Bây Ngọp, Chắc Cà Đao, Chắc Băng, Láng Thé, Lấp Vò, Man Thít, Mo So, Soài Rạp, Tà Lơn... Tất nhiên, không phải chỉ đến nhà văn Sơn thì những phương ngữ Nam Bộ này mới được đưa đến với bạn đọc cả nước, trước đó các nhà
văn Nam Bộ khác như Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Đoàn Giỏi chẳng hạn cũng đã viết về vùng đất Nam Bộ và sử dụng khá nhiều phương ngữ Nam Bộ. Nhưng với các tác phẩm truyện ngắn của Sơn Nam, thêm một lần nữa phương ngữ Nam Bộ được sử dụng rất “điệu nghệ” trở nên đặc sắc và thú vị với đọc giả. Đọc truyện Sơn Nam ta có dịp khám phá những địa danh vừa lạ lẫm, vừa mộc mạc, tưởng chừng như đang được bước chân trên chính đồng đất mênh mông thơm mùi lúa chín, kênh rạch chằng chịt đông đúc thuyền ghe hay ở tận xứ U Minh để thấy những cánh rừng tràm xanh biếc thoảng thoảng hương đưa. Hãy nghe Sơn Nam giải thích về cái tên Cà Bây Ngọp trong Tình nghĩa giáo khoa thư: “Xứ Cà Bây Ngọp, nghĩa là trâu chết. Hồi đó nghe nói trâu “len” tới đây thất bại, phong thổ ẩm thấp, trâu chết nhiều quá. Họ đặt tên kỷ niệm luôn… Bởi vậy dân tình bệnh hoạn, thưa thớt, làng này chưa cất nổi cái trường học…”[42, tr.875].
Qua câu chuyện về xứ Cà Bây Ngọp, ta có dịp biết đến từ “len trâu” như có lần ông giải thích: “Len ở đây có gốc tiếng Khơme, là tháo ra, cởi ra. “Len Krabey” nghĩa là tháo cho trâu chạy ra. Hồi xưa trâu nhiều, mà người thương trâu như bạn, giăng mùng cho trâu ngủ để khỏi bị muỗi chích, mùa nước nổi phải dắt trâu lên núi tránh nước” [Vnexpress.com.vn].
Mùa len trâu cũng chính là tên một bộ phim của đạo diễn Nghiêm Minh đã đạt nhiều giải
thưởng Quốc tế quan trọng, bộ phim được dựng lên dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà
văn Sơn Nam và một số truyện ngắn khác trong tập Hương Rừng Cà Mau.
Cùng với các nhà văn Nam Bộ, có thể nói, tác giả Sơn Nam đã góp phần đưa phương ngữ Nam Bộ trở nên phổ biến và được công chúng cả nước biết đến nhiều hơn. Đó, cũng là một sự ghi nhận công lao của nhà văn trong việc làm đa dạng hóa, phong phú hóa kho từ vựng Tiếng Việt, để thấy ngôn ngữ của dân tộc giàu đẹp và sáng tạo. Ở những nhà văn Nam Bộ như Sơn Nam, ta sẽ tìm thấy thêm nhiều danh từ chỉ địa danh như rạch Thuồng Luồng, xứ Cạnh Dền, xóm Cù Là, Khoen Tà Tưng, Xẽo Bần, Hòn Cổ Tron, Hòn Sơn Rái, lung, ấp,
sóc; hay các sản vật của vùng đất như trái mù u, trích ré, cúm núm, nghề ăn ong, câu sấu,
bông điên điển, mùa nước nổi, lóc đồng… Cũng từ các trang văn của Sơn Nam, ta biết nhiều thêm đến miệt U Minh, tỉnh Rạch giá ruộng đất sung túc, làng Bình Thủy ở xứ Cần Thơ gạo trắng nước trong, đến địa danh Gò Quao, núi Ba Thê, vùng Bảy Thất, miễu Bà Chúa Xứ… đó là một trong những thành công của nhà văn khi đã “tiếp thị” hình ảnh quê hương đến với bạn đọc gần xa bằng các trang văn của mình. Đọc những dòng chữ có những