Giọng điệu mang âm hưởng dân gian

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 129 - 131)

6. Những đóng góp mới của luận văn

3.3.1.Giọng điệu mang âm hưởng dân gian

Mỗi nhà văn đều có một phong cách văn chương riêng. Trong những thành tố góp phần tạo nên phong cách ấy chính là giọng điệu. Ví dụ như khi nói đến giọng điệu đả kích, trào phúng những trò lố lăng của một bộ phận dân thị thành thời kỳ 1930 – 1945 là ta đang nhắc đến nhà văn Vũ Trọng Phụng; giọng điệu mang tính cảm thông, xót thương cho những phận đời bé nhỏ, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ đó chính là nhà văn Nguyên Hồng… Có thể nói, giọng điệu là một trong những đặc điểm “nhận dạng” của nhà văn.

Xét dưới góc độ biểu hiện của chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam ở bình diện nghệ thuật, ta thấy biểu hiện đầu tiên của chất dân gian trong giọng điệu truyện ngắn Sơn

Nam chính là giọng tếu táo, bông đùa. Xuất phát điểm của việc này, có lẽ cũng bởi một

phần vì Sơn Nam là nhà văn chánh gốc Nam Bộ và truyện ngắn của ông là bức tranh đa màu sắc về thiên nhiên, xã hội con người vùng đất này nên đã tác động không nhỏ đến giọng điệu bông đùa, tếu táo thường thấy ở người dân nơi đây. Người ta thường nói, người Nam Bộ thích trêu đùa, bông lơn bởi cuộc sống của họ được sự ưu ái của thiên nhiên nên sinh ra bản tính phóng khoáng, rộng rãi, từ đó họ quan niệm về cuộc sống khá giản đơn, thực tế nên thường mang tâm lý lao động đi liền với thụ hưởng; làm đi liền với chơi bời, ăn uống, nhậu nhẹt, đờn ca… Giọng điệu tếu táo, bông đùa đó đã thể hiện được bản tính và cuộc sống của người Nam Bộ. Có phải vì thế mà trong khi người miền Bắc thì thường dùng “buồn cười” (cười cũng đi liền với sự suy ngẫm, triết lý nào đó) thì người miền Nam lại dùng từ “mắc cười” (thấy cái gì, vật gì, sự việc gì đáng cười thì sinh ra cười tự nhiên như thế).

Dân gian thường dùng tiếng cười để xua tan đi bao buồn bực, phiền muộn của cuộc sống, một phần để châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu, những trò lố bịch hay chế giễu bọn quan lại cầm quyền. Tiếp thu chất giọng này của dân gian. Nhà văn Sơn Nam đã đưa tiếng cười vui, bông lơn, tếu táo vào trong tác phẩm của mình. Bởi vậy, đọc truyện ngắn của Sơn Nam ta thấy bóng dáng của những giọng cười dân gian.

Rất nhiều truyện ngắn của nhà văn mang giọng điệu tếu táo, bông đùa này như truyện

Bức tranh con heo, Bốn cái ngu, Bà Đầm Phô-xi-phông, Anh Hùng rơm, Ăn to xài lớn

Như trong truyện Anh hùng rơm chẳng hạn, nhà văn đã dùng giọng điệu bông lêu, hài hước

để châm biếm nhân vật thầy Nguyễn Hữu Hăngri đích thị là một tên bịp bợm, mánh lới theo kiểu mà dân gian ta thường gọi “anh hùng rơm”. Kết chuyện, tên anh hùng rơm đó phải bỏ của chạy lấy người, ngã nháo nhào xuống kênh và lặn mất tăm, người dân nghĩ có thể tên đó bị chết đuối nhưng mấy ngày trôi qua mà chẳng có các xác nào nổi lên! Truyện kết thúc trong tiếng cười mỉa mai, châm biếm của nhân dân xóm lao động dành cho kẻ bịp bợm, giọng điệu nhà văn cũng thể hiện rõ điều đó “Và dân làng hơi thất vọng, mất hào hứng. Cuộc rượt đuổi diễn ra quá nhanh. Chạy được chừng trăm thước, tên Hăngri chạy xuống mé kinh xáng rồi té quỵ, rơi tõm trong bóng tối. Có lẽ hắn biết lội, nên sáng hôm sau không ai trông thấy “anh hùng rơm” trở lại làng Bình An. Và dân chài lưới tuyệt nhiên chẳng gặp cái thây ma chết trôi nào!” [42, tr.21]

Chiếm một phần không nhỏ trong truyện ngắn Sơn Nam là các truyện viết về chuyện xưa tích cũ nên một đặc điểm nữa của giọng điệu truyện ngắn Sơn Nam chính là giọng điệu hoài niệm, ngậm ngùi. Các truyện thể hiện rõ giọng điệu này như: Hương rừng, Tháng chạp

chim về, Ngôi mộ chôn đứng…

Mở đầu truyện ngắn Hương rừng, ta đã thấy giọng điệu hoài niệm, ngậm ngùi “Tằng tổ nhà ta vốn họ Trần, nhờ dày công phò chúa từ Thuận Hoá đến đây nên được cải ra họ Nguyễn, Niên mỗ, ngoạt mỗ, quân Tây Sơn đến mãi tận chốn rừng già này, chúa Nguyễn đành ra khơi tìm nơi cứu viện. Thảm hại thay! Tằng tổ nhà ta tuổi già, nhuốm bịnh không vượt biển hộ giá được, đành cam lỗi đạo quân thần, giả dạng lê dân, nương náu nơi chốn thanh lâm u cốc [42, tr.562].

Kể về những chuyện xưa tích cũ, người đã xa nên giọng điệu mang một nỗi hoài niệm, tiếc nuối ngậm ngùi khó tả. Đó cũng là tâm trạng chung của lớp người phải sống trong cảnh đất nước bị xâm lăng, nhớ về quá khứ mà buồn thương man mác. Dùng chuyện xưa để nói chuyện nay nên trong từng lời viết nhả ra, nhà văn đều để đong đầy tâm trạng trĩu nặng trên

từng con chữ. Qua đó, ta cũng thấy được tấm lòng ưu thời mẫn thế của nhà văn với dân tộc, đất nước. Có thể trong truyện ngắn của Sơn Nam, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc không phải là cầm súng ra trận, là những cuộc biểu tình, những trận đánh mà thể hiện ở tấm lòng hướng về nguồn cội với những giá trị truyền thống không thể hoán đổi. Đó có thể tấm lòng của ông già sống một mình ở Hòn Cổ Tron nhưng mỗi khi hướng về đất liền đều mang theo tâm sự khó nói “Một mối buồn len vào tâm não ông Tư Thông. Ông nghe gió thổi bốn bề, lạnh lùng. Lương tri như rực sáng nhắc nhở ông món nợ gì đối với đồng bào, giang sơn... Cây có cội. Nước có nguồn. Chi có tổ. Cá có hang. Ðôi mắt già của ông Tư Thông ngẩn ngơ nhìn muôn lớp sóng cồn” [42, tr.527]. Hay là nỗi buồn đau đến “tím mặt” của Lục cụ Tăng

Liên trong truyện Chiếc ghe ngo khi phải đem thuyền của chùa mình tham gia thi đua ghe

mừng ngày quốc khánh không phải của xứ mình và khi thắng thì nhận được phần thưởng là lá cờ tam sắc “Không tham dự là chống lại với nhà nước Lang Sa, còn tham dự thì mất cả ý nghĩa thiêng liêng… Lục cụ không nói nửa tiếng, nuốt nước miếng như cố nén chút gì tủi nhục, xót xa”[42, tr.207].

Truyện ngắn Một cuộc bể dâu kể một câu chuyện buồn như chính tựa đề của nó, số

phận con người bọt bèo, trôi nổi trong cuộc tang thương của cuộc đời. Cha con Kìm lưu lạc trôi nổi trên những kênh rạch, cánh đồng mùa nước nổi và éo le thay ở nơi đất khách quê người, cha Kìm đã ra đi, không người thân thích, họ hàng, không nhà không cửa, Kìm đã phải nhờ vả người dưng thương tình để qua cơn khốn khó. Không chỉ Kìm buồn thương, sầu não mà vợ chồng ông Hai Tích cũng ngậm ngùi không kém: “Nghe thằng Kìm thuật lại hoàn cảnh của cha nó, ông Hai Tích thở dài, gọi bà Hai nấu cơm thêm để thằng Kìm cùng ăn” [42, tr.630].

Mỗi lời văn viết ra như một điệu tang thương buồn đến tê tái cõi lòng. Giọng điệu mang nặng nỗi buồn xót thương, ngậm ngùi cho số phận, kiếp người qua từng con chữ. Người đọc, cũng vì thế mà cảm nhận được rõ hơn tâm trạng, số phận của nhân vật và sẽ hiểu sâu hơn những giá trị tư tưởng thấm đẫm trong toàn tác phẩm.

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 129 - 131)