Những sắc thái đậm chất dân gian trong đời sống tinh thần

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 97 - 109)

6. Những đóng góp mới của luận văn

2.3.3.Những sắc thái đậm chất dân gian trong đời sống tinh thần

Bên cạnh các hoạt động lao động sản xuất, nghề nghiệp mưu sinh thể hiện rõ chất dân gian thì đời sống tinh thần của cư dân nơi đây cũng thể hiện rất rõ các sắc thái của chất

dân gian. Nói đến đời sống tinh thần thì đầu tiên phải đề cập đến là tín ngưỡng dân gian.

Trong sự tiếp biến của đời sống xã hội vùng Tây Nam Bộ, văn hóa cũng có sự giao lưu, tiếp nhận những sắc thái khác nhau của các cộng đồng người cùng chung sống tại đây. Trong đó, có vấn đề tín ngưỡng dân gian. Nhìn chung, tín ngưỡng dân gian của vùng Tây Nam Bộ khá đa dạng, có sự đan xen, giao thoa của nhiều loại tín ngưỡng khác nhau do ở đây tập trung sinh sống của nhiều cộng đồng người như Kinh (chủ yếu), Hoa, Khơme, Miên, Pháp…Vì thế, ở đây ta thấy trong tín ngưỡng của dân gian Nam Bộ, nhất là ở Tây Nam Bộ vừa có tín ngưỡng thờ ông bà, tổ tiên của người Việt; thờ thần Phật khá phổ biến của cư dân người Việt, Hoa, Khơme, vừa có tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ của người Khơme, lại có những tín ngưỡng của người Miên, người Pháp…

Tuy có sự đa dạng, phong phú của nhiều tín ngưỡng dân gian khác nhau nhưng các cộng đồng người nơi đây sống khá ôn hòa, tôn trọng tín ngưỡng của cộng đồng người khác, thậm chí còn có sự ảnh hưởng tích cực “Có một số người Hoa còn thờ Nguyễn Trung Trực ở một bàn riêng, không thờ chung ở bàn gia tiên. Trong tục lệ thờ cúng người Kinh ngoài thờ ông bà tổ tiên, còn thờ thần tài, thổ địa, thờ bà Thiên Hậu, Quan Công, Tiền Hiền (Mạc

Cửu) như người Hoa” [3, tr.509].

Trong hành trình vào Nam mở cõi, những lưu dân người Việt đã mang theo cả tín ngưỡng của cha ông mình. Nói đến tín ngưỡng của người Việt thì không thể không nhắc đến tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên. Từ bậc vua chúa, quan lại đến thường dân, từ người giàu có đến nhân dân lao động nghèo khổ, bất kể trai gái, lớn bé, đã là người Việt thì việc thờ cũng ông bà tổ tiên là một trách nhiệm, một tín ngưỡng gắn bó từ bao đời này. Đó là truyền

thống uống nước nhớ nguồn, tri ân những người đã sinh ra ta. Người Việt thường nói “chim có tổ, người có tông” là vậy.

Có một không gian, một địa điểm mà cả người Việt, Hoa, Khơme, Miên đều rất coi trọng và trở thành tín ngưỡng chung của các cộng đồng người sống nơi đây: ngôi chùa. Với người Việt, chùa là nơi thờ tự các thần Phật, những người luôn che chở, ban phước lành, phù hộ cho quốc thái dân an. Mặt khác, chùa cũng là một nơi giao lưu gặp gỡ giữa những người đồng đạo, đồng tâm, là nơi người dân thể hiện niềm tin tôn giáo, thể hiện tín ngưỡng của dân gian bao đời. Người Hoa cũng thờ cúng thần Phật, tín ngưỡng cũng mang đậm dấu ấn Phật giáo. Chuyện nhà sư Đường Huyền Trang cùng các vị đồ đệ của mình phải vượt qua 81 kiếp nạn để kính Phật thỉnh kinh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, sau được tác giả Ngô Thừa Ân viết lại thành tiểu thuyết Tây Du Ký là một minh chứng cho sự trọng thị, tin tưởng người Hoa với đạo Phật. Còn với người Miên, người Khơme, chùa là một chốn vô cùng thiêng liêng, là niềm tin tôn giáo vĩnh cửu. Người Khơme khi chết luôn được an tang và gửi tro cốt vào trong chùa, các lễ cưới hỏi cũng thường được tổ chức và kính dâng ở chùa. Riêng, người Miên thì chỉ cần một cụm từ “Campuchia đất nước của những ngôi chùa” cũng nói lên tất cả.

Trở lại các trong các truyện ngắn của Sơn Nam, ta thấy có khá nhiều chuyện có nhắc

đến tín ngưỡng thờ cúng thần Phật, cúng kính chùa chiền như trong truyện Xóm Cù Là “Các

vị bô lão cho biết: xưa kia vài người mộ đạo đã cất ngôi chùa tại Ngã Tư. Một vị tướng nhà Nguyễn có tá túc tại chùa, dâng cho chùa một tượng Phật nhỏ mà ông đã thỉnh tại xứ Cù Là,

lúc bôn ba hải ngoại” [42, tr.885]. Hay ở truyện Chiếc ghe ngo là hình ảnh đoàn chèo

thuyền của làng đã được Lục cụ Tăng Liên trao cho tượng Phật bằng vàng bằng hai nón tay để ngậm vào miệng nhằm tăng cường sức mạnh và giữ niềm tin tâm linh, cầu mong thần Phật giúp đỡ. Truyện kết thúc với hình ảnh “Vạn vật đều biến đổi. Duy chỉ có nụ cười của đức Quan Âm bốn mặt… Bốn mặt của ngài nhìn bốn phía để cứu khổ chúng sinh, khuyên ai nấy trầm tĩnh vì sự đời mãi thay đổi” [42, tr.208] mang đầy tính triết lý nhân sinh, thế sự gợi lên cho đọc giả nhiều suy nghĩ.

Nói về tín ngưỡng của người dân vùng Tây Nam Bộ không thể không nhắc đến tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ. Đây là một tín ngưỡng dân gian quan trọng và phổ biến của người dân nơi đây. Đâu đâu trong vùng, ta cũng bắt gặp hình ảnh các miễu thờ Bà.

Hàng năm sau tết âm lịch, khách hành hương từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ nhộn nhịp, đổ xô đi núi Điện Bà (Tây Ninh), người đi viếng Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu

Đốc), mấy năm gần đây có một số khác lại về chiêm bái Bà Chúa Xứ ở Gò Tháp. Bên cạnh đó, nếu ta chú ý, ta thấy hầu như ở khắp các làng xã ở Nam Bộ đều có miễu (miếu) Bà Chúa Xứ, và trong khuôn viên đình, chùa nào cũng đều có miễu thờ vị nữ thần này bên cạnh miếu Ngũ Hành, miếu Ngũ Địa. “Thực tế đó đã phản ánh tình trạng tín ngưỡng Bà Chúa Xứ đã chi phối mạnh mẽ, gần như phổ biến trong đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân người Việt và cả người Hoa ở Nam Bộ [3, tr.150].

Theo tín ngưỡng dân gian, Bà Chúa Xứ là bà chủ, bà chúa, là bà mẹ của một xứ sở, người tạo nên sự sống xứ sở và chở che ban phước cho nhân dân trong vùng. Đây thực chất là sự tiếp biến của tín ngưỡng thờ cha thờ mẹ “Cha trời mẹ đất” của cộng đồng người Việt xưa, là dấu tích còn lưu lại của văn hóa mẫu hệ vốn tồn tại khá lâu trong đời sống người Việt cổ, người Khơme. Vì vậy, trong dân gian đã lưu truyền câu “Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ” là để nhắc đến tín ngưỡng thờ bà mẹ xứ sở, một dấu ấn mang đậm tính mẫu hệ vốn đã tồn tại lâu đời trong dân gian.

Trong truyện ngắn của Sơn Nam, khi người dân nói về tín ngưỡng này bao giờ cũng

là sự trọng thị, thiêng liêng. Nhà văn có một tác phẩm mang tên Miễu Bà Chúa Xứviết về

chuyện ông Tư Đạt cùng bà con trong xóm lập miếu thờ cúng những vong hồn chết oan ức, mong được siêu thoát, để qua mắt kẻ thù ông đã đặt cho miễu là miễu Bà Chúa Xứ, vì không chỉ với quần chúng nhân dân mà ngay cả chính quyền, quan lại thì miễu Bà Chúa Xứ là chốn thiêng liêng, cao quý, bất khả xâm phạm mà ai ai cũng phải e dè “Hương chức hội tề hỏi tại sao cất miễu mà không xin phép; tôi trả lời miễu thờ Bà Chúa Xứ” [42, tr.606].

Ngoài thờ Bà Chúa Xứ, trong nội dung truyện ngắn của Sơn Nam ta thấy nhà văn cũng đề cập đến tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng (vốn rất phổ biến trong tín ngưỡng dân gian vùng Bắc Bộ) “Thần Thành Hoàng được hiểu như vị thần gọi đúng tên là Bổn Cảnh Thành Hoàng, vị thần của khu vực này. Và Thành Hoàng (không phải Thần Hoàng) là vị thần cai quản thành quách, thành trì; thời xưa mỗi làng xã được bố trí lũy tre và sự cai tuần của trai tráng trong làng” [49, tr.238]; cúng đình thờ Thần thổ Địa (người cai quản đất đai của một vùng) “Bên gốc mù u, có cái miễu nhỏ, dựng lên không biết từ năm nào, mái ngói rong rêu, vách lở lói. Một hôm nó vô miễu này để ngủ giấc trưa… nghe đâu hồi xưa đó là miễu thờ Thổ Địa” [45, tr.129].

Bên cạnh tín ngưỡng dân gian thì phong tục, tập quán dân gian của đồng bào nơi đây cũng được nhà văn viết khá hay, cung cấp nguồn tư liệu quý giá cho đọc giả hiểu hơn về

người chết trong mùa nước lũ. Khi nước lũ tràn về, chính là mùa nước nổi. Mùa nước nổi không chỉ mang đến bao sản vật quý của tự nhiên đến cho người dân nhưng cũng mang đến nhiều hệ lụy, ví dụ như cảnh người chết trong mùa nước nổi thì không thể nào chôn cất như bình thường được mà phải chôn xóc chéo hoặc bó xác người chết cột dằn vào tảng đá để dằn xuống ruộng, đợi khi nước rút hết thì đem lên chôn cất lại. Đó là cảnh người chết gói bọc ni lông bỏ xác trong cái quan tài, xốc bốn cây chỏi như hình chữ X, treo quan tài lên đó. Người lo xa thì xây cái chòi che quan tài cho người chết đỡ tủi thân, bên dưới làm thêm một cái sàn đề phòng khi giông gió khiến quan tài rơi xuống...

Truyện ngắn Một cuộc biển dâu kể lại cảnh lão Bích ra đi trong những ngày miền

Tây đang mùa nước lũ tràn về “Nước chảy hăng, tràn lan từ bờ sông Hậu Giang ra vịnh Xiêm La, chảy mãi về hướng Tây. Nó thắc mắc: nước ở đâu mà nhiều quá, ngập đồng ruộng, sâu cỡ hai thước, mênh mông không bờ bến như biển khơi” [42, tr.627]. Cảnh không nhà không cửa, một cha một con sống lênh đênh trên chiếc ghe nhỏ của cha con lão Bích mới đáng thương làm sao. Lúc này không gian như trải rộng đến vô tận mà con người thật bé nhỏ và đơn côi. Rồi, con lão phải nhờ người tìm giúp cách an táng cho lão. Chôn xóc chéo! Chỉ còn cách đó thì mới mong có thể để thể xác và linh hồn của người chết được toàn vẹn như lời của ông Hai Tích khuyên “Nói chôn cho đúng tục lệ chớ đất ở đâu mà chôn? Tứ bề là nước. Có hai cách: một là xóc cây chéo ở giữa đồng rồi treo lên mặt nước, chờ khi nước giựt mới đem chôn lại dưới đất. Như vậy mất công lắm, diều quạ hoành hành. Chi bằng bó xác lại rồi dằn cây dằn đá mà neo dưới đáy ruộng…” [42, tr.631]. Thật buồn tủi và cảm thương cho số phận con người bé nhỏ giữa dòng đời lênh đênh, giữa mùa nước nổi bao la nhưng qua đó cũng thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn và cách đối đãi chân thành đầy tình người tương thân, tương ái trong cơn hoạn nạn.

Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, bùi ngùi khi tâm sự rằng cách chôn xóc tréo đó trở thành nhân chứng bi thương của mùa nước nổi. Nhưng xóc tréo kiểu đó nếu gặp giông lớn, nước chảy ào ào thì 4 cây chỏi quan tài chịu không nổi bị gãy, quan tài hay xác người rơi xuống nước sẽ bị cuốn đi. Vì thế nơi thưa thớt, nhiều người đã chọn tạm cách thủy táng, họ bó chặt xác người chết bằng nhiều lớp rồi lấy đá cột giằn lên cho nước không cuốn đi. Ngoài ra người ta xốc cây nọc đóng vòng tròn quanh cái xác đã ngâm dưới nước để cá to không lôi ra rỉa hay giông gió to không cuốn xác đi. Sau đó chờ nước giựt, bới xác lên chôn tử tế [6, số ra ngày 13/6/2013].

Mùa nước nổi mang lại bao sản vật, nguồn lợi cho cư dân vùng Đồng Bằng châu thổ Sông Cửu Long nhưng cũng có những hệ lụy đau buồn như cảnh người chết không có đất

chôn cất như truyện Một cuộc bể dâu và trâu thì không có cỏ để ăn trong truyện ngắn Mùa

len trâu. Để thích ứng với môi trường và điều kiện sống đó, người dân nơi đây phải len

trâu. Len trâu: nói một cách dễ hiểu là mang trâu đi tránh lũ ở nơi cao hơn, để trâu khỏi bị chết đói, chết ngập, đây là một hình thức người dân vùng Tây Nam Bộ thường áp dụng mỗi khi mùa nước tràn về. Bởi vậy, nước lũ lên thì phải cho trâu đi sang vùng khác. Một nhà, hai nhà, cả xóm, làng đều như thế. Cứ đến mùa nước nổi là người ta lại len trâu đi nơi khác và có lẽ cũng chỉ ở vùng này mới có tập quán len trâu độc đáo này. Và dĩ nhiên, điều đó đã trở thành tập quán văn hóa sinh hoạt của người dân vùng Tây Nam Bộ. “Hồi đầu mùa, tao biểu giao trâu mình họ len đi miệt khác kiếm cỏ. Má mày ngăn cản. Bây giờ tới nước này rồi” [42, tr.653].

Mỗi khi nước lũ tràn về, người nông dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long lại “len” trâu sang khu vực khác, cao hơn có cỏ cho trâu ăn. Cảnh đoàn trâu hàng trăm con oai vệ, hùng hục đi băng qua những cánh đồng ngập nước để tiến về vùng đất núi cao là một hình ảnh đẹp đến ngỡ ngàng, gây ấn tượng mạnh đối với tất cả những ai đã một lần được chứng kiến. “Thằng Kìm đã hiểu những lằn đen ở chân trời khi nãy là bầy trâu vô số kể đang lặn hụp. Trâu quậy, sóng nước chuyển nghe đùng đùng. Hơi trâu nghe thở khì khì như rừng cây gió thổi. Hằng trăm cặp sừng cong vòng, nhọn lễu nhô lên bộ mặt ngơ ngác giống hệt như những trái ấu khổng lồ” [42, tr.629]. Bằng chất liệu ngôn từ, Sơn Nam đã tái hiện lên trên trang sách cảnh len trâu vô cùng ấn tượng. Chính từ tác phẩm văn học này, đạo diễn Việt kiều Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã chuyển thể thành bộ phim cùng tên đặc sắc đã được công chiếu và đạt nhiều giải thưởng quốc tế.

Vùng Tây Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc nên văn hóa sông nước có vai trò đặc biệt trong đời sống của cư dân. Nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa, lễ hội

dân gian được phát sinh từ chính điều kiện tự nhiên này, trong đó có lễ hội đua nghetruyền

thống của đồng bào Khơme. Thường vào những dịp nghỉ tết, mùa nông nhàn hay những dịp đặc biệt, tại nhiều nơi người dân đã tổ chức đua ghe. Đây vừa là dịp vui chơi, giải trí cho người dân sau những ngày lao động vất vả, vừa là dịp để cánh trai tráng khoe thể lực dũng mãnh, thân thể tráng kiện, tinh thần dẻo dai trước bàn dân thiên hạ. Đua nghe, từ lâu đã trở thành một trong những lễ hội dân gian đặc sắc của nhiều địa phương có đông đồng bào Khơme sinh sống trong vùng.

Bước vào tìm hiểu thế giới truyện ngắn của Sơn Nam, đọc giả như bước vào cõi nhân gian sống động với những phong tục, tập quán, lễ hội vô cùng thú vị. Văn hóa dân gian là cội nguồn của văn hóa dân tộc. Văn hóa dân gian gắn liền với văn hóa dân tộc. Truyện

Chiếc ghe ngo tái hiện lại sinh động lễ hội đua ghe ngo nổi tiếng của người Khơme vùng

Nam Bộ, nhưng cũng ẩn chứa nỗi buồn khi nước mất, nhà tan. Lục cụ Tăng Liên, phó quản

Hem tuy hào hứng, tự hào với chiến thắng của làng mình nhưng không giấu được nỗi buồn, uất hận khi phần thưởng là lá cờ tam sắc của kẻ thù xâm lăng, đang cai trị trao tặng. Truyện như một thước phim chầm chậm đưa ta vào không khí mùa lễ hội của những ngày xưa với tiếng người cổ vũ, hò reo, tiếng cười nói, tiếng mái chèo khua sóng nước và những hình ảnh chiếc ghe băng băng trong sông nước. Một vẻ đẹp của văn hóa dân gian, văn minh nông nghiệp lúa nước và văn hóa dân tộc từ ngàn năm truyền lại.

Thế là sáng hôm sau Lục cụ đích thân đọc kinh làm phép cho ghe ngo. Ghe đẩy xuống nước, bao nhiêu trai tráng trong làng hò reo vang dậy như… lân thấy pháo. Sáu mươi bốn cây dầm nhỏ phân phát ra, mỗi người một cây. Trước mũi ghe, cây lộng đỏ giương lên che một cái khay đầy rượu, hương, trầu, hoa quả và một ông Phật bằng vàng lớn cỡ hai ngón tay cái. Chú phó hương quản được hân hạnh được lãnh trách nhiệm chỉ huy cuộc chiến đấu sắp

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 97 - 109)