Sự thể hiện chất dân gian trong cuộc sống và con người

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 69)

6. Những đóng góp mới của luận văn

2.3. Sự thể hiện chất dân gian trong cuộc sống và con người

Bằng cả tấm lòng, sự nhiệt huyết và gắn bó máu thịt với vùng đất Nam Bộ nên trong từng trang văn của mình, nhà văn Sơn Nam đã tái hiện chân thực, sống động và biểu cảm cảnh đất nước, cuộc sống, con người nơi đây. Ở đây, tôi dùng khái niệm cư dân “miền cố thổ” cũng là để thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà văn dành cho quê hương, xứ sở.

Nói đến cư dân là ta đang đề cập đến nhiều thành tố bao hàm trong đó có cả cộng đồng người, các hoạt động như đi lại, ăn, uống, phục sức… Vì thế, nội dung chính của mục này sẽ đi vào tìm hiểu chất dân gian được thể hiện như thế nào trong “cư dân miền cố thổ” trên từng trang truyện ngắn của “Ông già Nam Bộ” này.

Về cộng đồng người: Hàng trăm năm trước những di dân người Việt đầu tiên đã đặt chân đến vùng đất Nam Bộ. Xét về mặt địa hình, vùng Tây Nam Bộ là một vùng đồng bằng sông nước rất đặc trưng, có diện tích hàng ngàn héc ta và độ phì nhiêu cao nhất trong tất cả các đồng bằng nước ta. Từ hàng trăm năm trước, khi những lưu dân người Việt từ miền Bắc, miền Trung di cư vào đây đã chọn mảnh đất này làm nơi dừng chân. Với điều kiện tự nhiên đặc thù, có nhiều kênh rạch, sông ngòi và đồng ruộng trù phú đã đem đến nguồn lợi sinh sống cho người dân. Tất nhiên, trong bước đường nam tiến, những người dân đi khai hoang mở đất đã đem theo trong mình hình bóng, văn hóa của quê hương. Theo nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu, trong đó có ý kiến của GS.Trần Văn Giàu thì “Theo dòng lịch sử, các lớp lưu dân Việt thứ nhất đến Nam Bộ là những lưu dân đi khai phá vùng đất mới. Lớp thứ hai là những người bị tù đày, người nghèo tha phương vào đây lập nghiệp. Lớp cư dân người Việt thứ ba vào Nam Bộ là do sự tác động hữu thức của người Pháp. Lớp cư dân người Việt thứ tư là những người dân miền Bắc, Trung di cư vào Nam sau hiệp định Giơneve 1954 và cuối cùng là những người định cư sau năm 1975” [3, tr.53-54-55]. Như vậy có thể thấy rằng tuy có khác nhau về thời điểm di cư, về thành phần gốc gác nhưng khi tất cả đặt chân đến vùng đất Nam Bộ này nhưng người dân Việt đã chuẩn bị tâm thế bước

vào cuộc sống mới. Trong hành trang mà những người di dân đi khai hoang, mở khẩn có kiến thức, kinh nghiệm của nền văn minh lúa nước. Gặp điều kiện thiên nhiên thuận lợi, những cánh đồng phù sa màu mỡ, những di dân đầu tiên đã dừng chân, lập ấp, làm nên những cánh đồng xanh tươi, ngút ngàn.

Ngoài cư dân là người Việt thì vùng Tây Nam Bộ cũng là nơi tập trung sinh sống của nhiều tộc người khác như Hoa, Khơme, Miên… nên ở đây có sự tiếp biến và giao thoa văn hóa tạo nên sự đa dạng và phong phú trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Mở

đầu truyện Xóm Cù Là nhà văn đã miêu tả sự tiếp biến, giao thoa văn hóa của các cộng đồng

người nơi đây như sau “Dân trong xóm sống vui vẻ, tập trung tại Ngã Tư, nơi gặp gỡ giữa

hai con rạch cong queo và dùng đến ba thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Miên, tiếng Triều Châu

[42, tr.885]. Chủ nhân đất miệt vườn gồm ba dân tộc chính: người Việt, người Hoa và người

Khơme. Qua các tác phẩm của Sơn Nam ta được làm quen với những lễ hội như đua ghe ngo, lễ cúng trăng, ngày bổ tróc của người Khơme. Người Khơme xuất hiện trong tác phẩm của Sơn Nam với nhiều tình cảm ưu ái. Bút hiệu Sơn Nam của ông cũng thể hiện điều đó mà ta đã nhắc đến ở phần giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp nhà văn.

Trong truyện Tâm sự chú lái nồi nhân vật chủ chòi đã có đúc kết rất thú vị về tính

cách, lối sống của người Kinh, Hoa, Miên như sau “Người Miên thích nắn nồi vì họ thích ngồi một chỗ, người Việt ưa đi mua nồi vì thích phiêu lưu, người Hoa kiều thích ở chợ, lập cái vựa nồi để dễ thâu lợi…” [45, tr.384]. Vùng Tây Nam Bộ có nhiều tỉnh có đường biên giới giáp với Campuchia nên đã có sự di cư của một bộ phận người Miên sang bên này biên giới sinh sống, mô hình cộng cư là các sóc – một hình thức đơn vị hành chánh rất phổ biến của người Miên vùng biên giới. “Xa xa mới có một xóm nhà, đa số là người Miên” [tr.752]. Trong đời sống của người Miên họ thường sinh sống bằng nghề nông, làm thuê và một số nghề thủ công khác. Họ có tay nghề rất khéo nên các sản phẩm thủ công được người dân

trong vùng ưa chuộng. Ở truyện ngắn Ông Bang cà ròn, vợ chồng chị Sa Đơn sống bằng

nghề nhổ cây cà ròn thuê, gia cảnh đông con nên cuộc sống khá khó khăn gia đình Sa Đơn

thiếu của bà Bang tám đồng bạc” [45, tr.757]. Chủ nợ của vợ chồng chị Sa Đơn và người

dân xóm này là vợ chồng người Hoa, ông bà Bang Lình. Người Hoa rất giỏi buôn bán, tính toán, chú trọng phát triển giao thương, vợ chồng Ông Bang Lình, Xìn Phóc, Chệt Ky, là minh chứng cho điều đó. “Bấy lâu bà giúp chồng một tay đắc lực. Công việc duy nhất của bà là mua cà ròn, do người Miên trong sóc đươn thật kỹ và thật khéo, với giá bốn xu một cái. Khi túng thiếu họ đến gặp bà, nài nỉ mượn tiền trước với giá rẻ mạt là hai đồng bạc một

trăm cái, tức là mỗi cái hai xu! Vốn hai xu bán lại tám xu. Như vậy mà ông Bang làm giàu thật mau” [42, tr.753]. Trong truyện còn có nhân vật Tư Én có thể coi là một đại diện cho cộng đồng người Việt tại đây, cũng vất vả lam lũ nhưng thông minh, hóm hỉnh, nhiều mưu mẹo đã bày kế “chơi” lại vợ chồng ông Bang Lình ham tiền bạc, thể hiện cho ý chí, nguyện vọng của bộ phận người nông dân Việt luôn phải sống trong cảnh bị bóc lột sức lao động.

Người Khơme là một dân tộc chiếm số lượng khá đông đảo lại Tây Nam Bộ, nhất là các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang. Trong số các truyện ngắn của Sơn Nam, tôi thấy

tác phẩm Truyện con mèo, Ngày bổ tróc, Chiếc nghe ngo…nói khá thú vị về người Khơme

với những nét văn hóa đặc trưng như dân cư tập trung sinh sống trên những “sóc” (cũng giống như người Miên, điều đó minh chứng cho sự giao thoa, ảnh hưởng và tiếp nhận văn hóa của các cộng đồng người cùng sinh sống tại đây), coi trọng chùa chiền, sống lành, an nhàn không thích bon chen. Với cộng đồng người Khơme, ngôi chùa thể hiện đời sống tâm

linh, kết nối cộng đồng, là một nơi đặc biệt, thiêng liêng rất được người Khơme tôn thờ.

Trong truyện có nhắc đến chuyện ông xã trưởng Thạch Ngọc Tư (Thạch – họ phổ biến của người Khơme) “đi Nam Vang mua dĩa hát “dù kê”, thỉnh tượng Phật và dọ giá để mua con voi sống đem về cúng chùa” [42, tr.107]. Ngoài ra trong truyện, tác giả cũng có nhắc đến tập quán sinh sống của người Khơme như sau “Người Khơme cực chẳng đã, cùng phương sanh kế, phải ra đây mà ở. Họ không dám ra khơi đánh lưới, xây nò như người Việt. Họ ở trong bờ bắt ba khía, câu cua về để nhậu bữa nào hay bữa nấy” [42, tr.106].

Người Hoa có mặt ở vùng đất Nam Bộ cũng khá sớm. Họ thường di cư theo đường biển, hoặc cũng có thể là sau thời gian ngắn định cư ở miền Bắc, miền Trung Việt Nam do chiến tranh, lụt lụt thiên nhiên nên đã xuôi về phương Nam. Khi người Hoa đặt chân đến vùng Nam Bộ họ sống khá hòa đồng với cư dân bản địa và cũng lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng riêng tạo nên cộng đồng cư dân đa dạng cho vùng đất này. Người Hoa rất giỏi

buôn bán, giao thương, hành nghề bốc thuốc, xem tướng số… Trong truyện ngắn của mình,

nhà văn Sơn Nam đã nhắc đến cộng đồng người Hoa gắn với chuyện Mạc Thiên Tích đến vùng Hà Tiên, những chuyện buôn bán, kinh doanh của người Hoa như truyện Một kiểu làm

ăn, Xác con chó, Ông Bang cà ròn, Đồng thanh tương ứng…

Kết cấu dân cư: Nếu như đặc điểm kết cấu cư dân trong làng của miền Bắc là quan hệ anh em, dòng họ thì kết cấu cư dân trong ấp của miền Nam lại thường là những người từ nhiều nơi hợp thành. Người miền Bắc thích ở quần tụ theo quan hệ huyết thống để tiện bề giúp đỡ, gắn chặt tình đoàn kết, còn người miền Nam lại chọn nơi ở do điều kiện tự nhiên

và nhu cầu cuộc sống. Tính gắn kết huyết thống trong dân cư nông thôn ở miền Nam không nhiều như ở miền Bắc. Họ sống thân thiện và cởi mở mà ít khi để ý đến nhau, do tập quán, tính cách và cả tác động của điều kiện tự nhiên, vì với họ thiên nhiên rất hào sảng, dân cư thưa thớt nên họ rất hoan nghêng những người cùng đến ở chung. “Vì vậy, khi ông bác vật X, đến xây nền đúc, cất nhà ngói, tự xưng là chủ đất thì không một ai xao xuyến cảm thấy quyền lợi mình bị đụng chạm. Trái lại, họ rất vui mừng” [42, tr.73].

Về cư trú: Truyện ngắn Sơn Nam cũng nhắc đến tập tính cư trú đậm chất dân gian. Đó là hình ảnh người dân cùng nhau dựng nhà cửa trong vùng đất đai phì nhiêu, tươi tốt,

xóm làng đông vui như trong truyện ngắn Bác vật xà bông và đặc biệt thể hiện qua những

loại hình cư trú đậm lối sống cả dân gian như nhà sàn, sinh sống trên ghe xuồng, cất chòi.

Hình ảnh ngôi nhà sàn xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn Sơn Nam như: Xuất

quỷ nhập thần, Một cuộc bể dâu, Bà vợ thứ mười…, bởi đó là loại hình cư trú khá phổ biến

của người dân Nam Bộ để thích ứng với cuộc sống nơi mà hầu như năm nào cũng có lũ về. Tất nhiên, nhà sàn là hình ảnh cũng khá quen thuộc với người dân Việt Nam trên khắp dải đất hình chữ S này, từ vùng rừng núi phía Bắc đến mũi Cà Mau. Nếu như ngôi nhà sàn của đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc, hay ở miền Trung (A Lưới – Thừa Thiên Huế; Tây

Giang, Trà My – Quảng Nam…) là để con người tránh các loài thú dữ thì ở vùng Đồng

bằng sông Cửu Long, ngôi nhà sàn lại có tác dụng chính là tránh lũ. “Vùng Sóc Xoài thuộc vào khu vực ngập lụt của Đồng bằng sông Cửu Long nên đa số nhà cửu đều cất theo kiểu nhà sàn” [42, tr.60].

Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như mạng nhện nên cuộc sống cư trú của người dân Nam Bộ cũng thích ứng với điều kiện tự nhiên đó. Với người dân lao động vùng đất này, chiếc ghe, xuồng, thuyền không chỉ là phương tiện mưu sinh mà còn là nơi cư

trú của cả gia đình. Truyện ngắn Con Bảy đưa đò, Sông Gành Hào, Tấm lòng vàng, Hết thời

oanh liệt… đã thể hiện điều đó, nói như chú Tư Đức thì “Chết thì tôi chịu chứ tôi thề không

đi về. Cha con tôi không có nhà cửa gì ráo. – Vậy chứ mọi khi chú ăn cơm tại đâu, ngủ tại đâu? – Dạ thưa ăn tại xuồng này, ngủ tại xuồng này. Nó là cái nhà của tôi” [42, tr.800].

Cuộc sống cư trú của các nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam còn lưu lại dấu ấn của một thuở đi khai hoang mở cõi. Vì thế, hình ảnh chiếc chòi đơn sơ, tạm bợ (truyện ngắn

Chòi Mun); chiếc nóp đặc trưng của dân gian Nam Bộ cũng được nhà văn đưa vào tác phẩm. Vợ chồng Tư Cồ khi đến làm ruộng Lò Bom cũng đã trú ngụ tạm thời trên chiếc chòi đó “Tới chòi rồi! Phía gò đất đàng kia, ngay gốc cây gáo. Xuồng đậu vào bến. Bến tức là

gốc cây gáo, loại cây chịu đựng nước lụt rất giỏi. Căn chòi đã xiêu vẹo nhưng còn tạm làm

nơi trú ẩn được” [42, tr.787]. Mẹ con cô Lựu trong truyện ngắn Tấm lòng vàng cũng dùng

căn chòi hoang làm nơi ở tạm trong những ngày đi gặt lúa mướn, bắt cá làm mắm “Khi tới xóm biển, Lựu dừng xuồng lại. Hai mẹ con lên căn chòi hoang, khá trống trải nhưng ở gần xóm. Có lẽ đây là chòi giữ chim” [42, tr.393].

Hình ảnh chiếc nóp – vật dụng rất gần gũi và thiết thực của người dân lao động, có tác dụng

tránh muỗi mòng, vừa mang tính đặc trưng của tập quán cư trú của dân gian Nam Bộ cũng

được nhà văn nhắc đến khá nhiều trong các tác phẩm. Đó là tình cảm mà chú Tư trong Mùa

len trâu dành cho đứa con trai “Lấy cái nóp mới của tao mà đem theo. Dọc đường muỗi

mòng, mưa gió” [42, tr.654] hay cảnh “Hai người trải nóp ra, nằm hút thuốc. Chặp sau vì

quá mệt mỏi không ai bảo ai, họ chui vào nóp ngủ say” trong Chuyện rừng tràm [42,

tr.230].

Về khẩu vị dân gian trong ăn, uống và hút: Trong cuốn Ăn và uống của người Việt,

nhóm tác giả Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Khôi đã viết “Chúng tôi cũng không quên công lao

của những người “tiên phong mở đường” tìm hiểu về văn hóa ẩm thực dân tộc (Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Sơn Nam,…) đã nói về món ăn, cách ăn của dân tộc với cả nhiệt tình ẩm thực và nghệ thuật văn chương” [30, tr.6]. Theo nhận định của các tác giả trên, cùng với Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (hai nhà văn viết rất hay về văn hóa ẩm thực Hà Nội) thì Sơn Nam cũng được coi là người tiên phong mở đường khi viết về ẩm thực dân tộc với cả nhiệt tình ẩm thực và nghệ thuật văn chương. Bởi dẫu cho không chủ ý chuyên viết về ẩm thực nhưng qua những trang văn của ông ta thấy hiện lên trong đó cả thế giới ẩm thực vô cùng phong phú, đa dạng của ẩm thực dân tộc, đặc biệt là ẩm thực Nam Bộ, ẩm thực của dân gian mà ngày nay đã ít nhiều đã không còn như xưa. Vì thế, khi sẽ là rất thiếu sót nếu nói đến mệnh đề chung về “cư dân miền cố thộ” mà quên đi ẩm thực, bởi cùng với các thành tố khác như phong tục, tập quán, tín ngưỡng… thì ẩm thực là một trong những thành tố quan trọng tạo nên nét văn hóa của một vùng đất, một dân tộc nào đó. Và trong những truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam đã có những trang văn rất hay và thú vị viết về ẩm thực mà ta không thể bỏ qua.

Mỗi một vùng đất có đều có những đặc trưng riêng về khẩu vị do sự quy định của môi trường sống, tập tính sinh hoạt. Khẩu vị ẩm thực của người Hà Nội thường gắn liền với những món ngon thanh cao, cầu kỳ của người Tràng An như phở, Cốm Vòng, thưởng thức trà sen Tây Hồ… Mà khi nhắc đến khẩu vị ẩm thực Hà Nội thì lại phải nhắc đến một trong

những nhà văn đã viết rất hay về nó, chính là tác giả Vũ Bằng, người được mệnh danh là nhà văn hóa ẩm thực của người Tràng An. Mà cũng bởi nói đến ẩm thực Hà Nội, không thể không nhắc đên phở, lẽ dĩ nhiên là người con Hà Nội, người “sành ăn”, nên Vũ Bằng đã viết về món ăn quốc hồn quốc túy với những dòng chữ cũng “dậy mùi thơm” như sau:

Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí, quyến rũ ta như mây khói chùa Hương, đẩy bước chân ta, thúc bách ta... Qua làn cửa kính đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm: chín có, tái có, sụn có, mỡ gàu có, vè cũng có... Người bán hàng thỉnh thoảng lại mở nắp cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ

những ông tiên ngồi đánh cờ trong rừng mùa thu [2, tr.16].

Đi qua một vòng đất nước, ta mới thấy hết được sự phong phú, đa dạng ẩm thực Việt

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)