Sự nghiệp sáng tác

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 39 - 41)

6. Những đóng góp mới của luận văn

1.3.2. Sự nghiệp sáng tác

Suốt cuộc đời cầm bút, nhà văn Sơn Nam như con ong chăm chỉ trên những cánh

rừng tràm U Minh thơm ngát, cần mẫn hút nhụy để tạo nên mật ngọt cho đời. Ông đã để lại số lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, biên khảo, hồi ký… và cả một số bài thơ. Sức lao động và sáng tạo của ông kiên trì, bền bỉ rất đáng nể phục; kể từ ngày còn trai trẻ đến khi trở thành ông lão, rồi kể cả khi phải nằm một chỗ vì tai nạn giao thông, ông vẫn không ngừng sáng tạo. Số lượng các tác phẩm ông để lại khá đồ sộ với khoảng 44 đầu sách và hơn 10 ngàn trang bản thảo.

Dựa theo thể loại tôi tạm chia các tác phẩm của nhà văn bao gồm: Truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút ký, biên khảo… Trong đó đáng chú ý là thể loại truyện ngắn, bút ký và biên khảo với những tác phẩm đặc sắc, chứa đựng nội dung phong phú về các mặt đời sống của thiên nhiên, đất nước, con người Nam Bộ.

Trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Sơn Nam đầu tiên ta phải đến là thể loại

truyện ngắn. Có thể nói đây chính là một trong những mảng nhà văn viết hay nhất và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Những truyện ngắn đầu tay được nhà văn Sơn Nam viết khá sớm từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp với các nội dung xoay quanh các vấn đề đời sống xã hội, con người vùng đất Nam Bộ. Để tránh sự kiểm tra gắt gao của chính quyền cai trị lúc bấy giờ, nhà văn Sơn Nam đã chọn đề tài viết về đời sống thường nhật của người bình dân lao động, những câu chuyện pha chút kỳ bí, gợi tò mò cho công chúng hay các câu chuyện về những tập tục, sinh hoạt văn hóa của người dân quê nên rất được bạn đọc ái mộ. Sau này,

các truyện ngắn đó được tập hợp trong tập Bên rừng Cù Lao Dung xuất bản năm1952;

Chuyện xưa tình cũ (1958); Gốc cây – Cục đá & Ngôi sao (1969). Sau khi lên Sài Gòn sinh sống, ông vẫn “trung thành” với đề tài đã chọn và tiếp tục cho ra đời nhiều truyện ngắn đặc sắc khác. Sau này, nhằm hệ thống hóa và bảo đảm tác quyền cho nhà văn, Nhà xuất bản Trẻ

- Thành phố Hồ Chí Minh đã tập hợp các truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam viết rải rác

trong mấy chục năm và in thành tập Hương rừng Cà Mau (trọn bộ 65 truyện, 2013) và 30

truyện ngắn khác in trong tập Hương quê – Tây Đầu Đỏ & Một số truyện ngắn khác (2013).

Có thể nói thành công ở mảng truyện ngắn đã khẳng định tên tuổi nhà văn Sơn Nam trên văn đàn, là dấu mốc sáng chói trong sự nghiệp sáng tác của ông. Người ta có thể dành cho ông nhiều tôn xưng khác nhau nhưng trang trọng và đặc biệt nhất có lẽ vẫn là tên gọi giản dị Nhà văn Sơn Nam! Và cho dù có nhiều tác phẩm thành công ở nhiều thể loại nhưng hễ nhắc

đến nhà văn Sơn Nam là sẽ nhớ ngay đến Hương rừng Cà Mau. Phần nghiên cứu cụ thể về

mảng truyện ngắn của Sơn Nam sẽ được tôi trình bày cụ thể ở các chương tiếp theo.

Ở mảng truyện vừa các tác phẩm tiêu biểu phải kể đến là Hình bóng cũ (NXB Tuổi

Hồng, Sài Gòn, 1969); Chuyện tình một người thường dân (NXB Trẻ, 1990); Âm dương

cách trở (NXB Trẻ, 1993) và đặc biệt là tập truyện Biển cỏ miền Tây (NXB Văn Học,

1995). Nhìn chung, các truyện vừa của nhà văn Sơn Nam vẫn tiếp tục khai thác đề tài về

thiên nhiên, đất nước, con người, xã hội vùng đất phía Nam của Tổ quốc. Nếu Chuyện tình

một người thường dân là câu chuyện về những thanh niên với nhiệt huyết tuổi trẻ không

ngại khó khăn, hy sinh mất mát, xông pha vào trận chiến để bảo vệ quê hương đất nước thì

Ngôi nhà mặt tiềnÂm dương cách trở lại là những câu chuyện thường nhật, bình dị với

tất cả khó khăn, gian khổ nhưng cũng rất đáng quý trọng của những người thành phố với cuộc sống mưu sinh trong chế độ xã hội mới.

Vẫn trung thành với đề tài đã chọn là viết về vùng đất, xã hội, con người Nam Bộ

nên ở mảng truyện dàitiểu thuyết với đặc điểm thể loại, nhà văn Sơn Nam có dịp thể

hiện nhiều hơn những vấn đề mình quan tâm. Hai tập truyện dài Chim quyên xuống đất

(NXB Phù Sa, Sài Gòn, 1963) và Vạch một chân trời (NXB Hồng Đức, Sài Gòn, 1969) và

tiểu thuyết Bà Chúa Hòn (NXB Trẻ, 2013 ) là những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam

Bộ này.

Một phần quan trọng không thể không nhắc đến trong sự nghiệp sáng tác của “Ông

già Nam Bộ” chính là biên khảo với các công trình nổi bật như Tìm hiểu đất Hậu Giang

Gòn, 1969); Văn minh miệt vườn (NXB An Tiêm, Sài Gòn, 1970); Miền Nam đầu thế kỷ XX

– Thiên địa hội và cuộc Minh Tân (NXB Lá Bối, Sài Gòn, 1971); Lịch sử khẩn hoang Miền

Nam (NXB Đông Phố, Sài Gòn, 1973); Phong trào Duy Tân ở Bắc, Trung, Nam (NXB

Đông Phố, Sài Gòn, 1975); Đất Gia Định Xưa (NXB TP.HCM, 1984); Đồng Bằng Sông

Cửu Long – nét sinh hoạt xưa (NXB TP.HCM, 1985); Lịch sử đất An Giang (NXB Tổng

hợp An Giang, 1988); Lăng Ông Bà Chiểu & Lễ hội văn hóa dân gian (NXB Long An,

1990); Bến Nghé xưa(NXB Văn Nghệ, 1992); Người Sài Gòn(NXB Trẻ, 1992); Đình Miếu

và Lễ Hội Dân Gian (NXB TP.HCM, 1992); Nghi thức và lễ bái của Người Việt Nam (NXB

Trẻ, 1997).

Cùng với các thành tựu ở các thể loại như đã đề cập đến ở trên đây thì Sơn Nam còn

để lại nhiều tác phẩm ở thể loại hồi ký,đặc biệt là các tác phẩm hồi ký viết về những năm

tháng ông tham gia kháng chiến như Từ U Minh đến Cần Thơ (Hồi ký, NXB Trẻ, 2000);

Chiến Khu 9 (Hồi ký, NXB Trẻ, 2003); 20 năm giữa lòng đô thị (Hồi ký, NXB Trẻ, 2004);

Bình An (Hồi ký, NXB Trẻ, 2005).

Ngoài ra, trong sự nghiệp của “Ông già Nam Bộ” thì còn có một số ghi chép như

Theo chân người tình (NXB TP.HCM, 1991);Một mảnh tình riêng (NXB Văn Nghệ, 2000)

tập thơ Lúa reo (hiện đang thất lạc, theo thông tin từ ông Lê Sỹ Sáu – người gắn bó lâu năm với nhà văn và cũng là đại diện của NXB Trẻ - Đơn vị giữ bản quyền sáng tác của nhà văn).

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)