Tình người và triết lý nhân sinh

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 52 - 58)

6. Những đóng góp mới của luận văn

2.1.2.Tình người và triết lý nhân sinh

Tình người trong truyện ngắn Sơn Nam, trước hết là tình cảm sâu nặng của chính tác giả dành cho quê hương, đất nước; tiếp đến là tình người giữa các nhân vật – những người bình dân lao động đối đãi với nhau thể hiện qua nhiều tác phẩm.

Nặng lòng với quê hương, đất nước, Sơn Nam đã dành tình cảm đặc biệt của mình cho vùng đất này. Chính vì thế, trên từng con chữ cũng thể hiện rõ tình cảm tha thiết, trân trọng đó của nhà văn. Dẫu qua bao năm tháng, nắng mưa, dẫu trải qua bao thăng trầm cuộc sống, dù là ai, đi đâu, ở đâu, tấm lòng của ông vẫn hướng về quê hương và như hạt bụi trong biển đời mênh mông, vẫn hoài nhớ và ước nguyện về đất quê, ở lại với quê hương “Năm tháng đã trôi qua/Ray rứt mãi lòng ta/Nắng mưa miền cố thổ/Phong sương mấy độ qua đường phố/Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”.

Chỉ một bài thơ thôi, chỉ bấy nhiêu con chữ thôi cũng đã ẩn chứa trong đó tình cảm sâu nặng, đặc biệt của nhà văn dành cho quê hương mình. Nơi đó, ông đã sinh ra, lớn lên và trải nghiệm bao buồn vui cuộc sống, điều quan trọng hơn, có lẽ quê hương đó đã vun đắp, hình thành nên một phần trong con người nhà văn. Ông viết về quê hương, xứ sở như để

“trả nợ” tấm ân tình mà ông còn nợ với nơi này. Ông viết say mê, viết tài hoa, viết xúc

động, chan chứa tình cảm bởi xuyên suốt trong đó là tình người chân thành, nồng ấm và thấm đượm tình quê. Trang văn của ông không có chỗ dành cho những gì sáo rỗng, không

vẹn nguyên một TÌNH NGƯỜI của chính những con người lao động, giản dị, khổ cực mà tính tình cởi mở, vui tươi, tâm hồn nhân hậu và bao dung.

Cuộc sống tuy không phải lúc nào cũng suôn sẻ, may mắn nhưng con người vẫn đối đãi với nhau bằng tất cả tấm chân tình. Họ có thể không giàu có về vật chất nhưng tâm hồn luôn rộng mở, tương thân tương ái như cảnh ông bà Hai trong truyện ngắn Một cuộc bể dâu đem cái cối xay lúa – đồ vật rất quý và có giá trị đối với gia đình, để xẻ ra làm quan tài cho

lão Bích – một người không hề quen biết trong cảnh cha con lão gặp nạn giữa đồng đất

nước người “Đừng nói nữa ông ơi. Tới mùa nước giựt, bề nào ông cũng ráng nhớ hốt xương, chôn cất kỹ giùm nó. Tôi khổ lắm…” [42, tr.633]. Dẫu cho không thân thích, họ hàng nhưng những con người lao động nơi đây luôn sẵn sàng giúp nhau trong lúc khốn khó. Bởi hơn ai hết họ rất hiểu những trớ trêu của số phận, khổ cực của cuộc đời và đồng cảm, chia sẻ cùng nhau.

Truyện ngắn Tình nghĩa giáo khoa thư là một câu chuyện đầy cảm động về tình bạn,

tình người cao đẹp trong hoàn cảnh nghèo khổ, éo le. Cả hai nhân vật chính trong truyện là thầy phái viên nhà báo “Chim trời” và thầy giáo Trần Văn Có ở xóm Cà Bây Ngọp đều là những người không dư dả về vật chất, sống đắp đổi qua ngày nhưng lại đều là những người trân trọng lễ nghĩa, sống giàu tình cảm và coi trọng Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín. Tác phẩm nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, đơn giản về cốt truyện nhưng lại có sức lay động lòng người bởi giá trị nhân văn cao đẹp ẩn chứa trong đó. Sống giữa thời buổi khó khăn, thiếu thốn về vật chất, thầy giáo Trần Văn Có tuy ở tận nơi xa xôi cách trở nhưng vẫn hàng tháng đều đặn chèo xuồng lên công sở lãnh báo, yêu thích văn chương, báo chí, quan tâm đến thời cuộc; còn thầy phái viên nhà báo “Chim trời” ban đầu với ý định xuống đây đòi tiền thầy giáo Có còn thiếu nợ tòa soạn nhưng khi hai người gặp nhau, trò truyện và tìm được sự đồng cảm với nhau thì không nỡ lòng nào nhắc đến chuyện nợ nần. “Im lặng một hồi lâu, rất lâu. Tư Có nói ngậm ngùi sau một tiếng thở dài: Biết lấy gì làm sở phí cho thầy. Thầy nói thiệt tình nghe coi… Chắc thầy tới đây thâu tiền.

- Đâu có! Đâu có! Mình là bạn đời với nhau…” [42, tr.880].

Giá trị làm nên tác phẩm chính là tư tưởng nhân văn sâu sắc đề cao tình người, sự đồng cảm, sẻ chia và trân trọng nhau trong cơn khốn khó. Câu chuyện cứ nhẹ nhàng trôi qua trong từng con chữ chất chứa bao nỗi niềm tâm sự. Hình ảnh nhân vật ông thầy phái viên báo “Chim trời” và thầy giáo Có đều là những minh chứng tiêu biểu cho tình nghĩa, sự đối đãi trân trọng và sẻ chia giữa con người với con người. Trong đêm khuya thanh vắng, nơi

xóm ấp nghèo “chưa cất nổi cái trường học” nhưng câu chuyện của thầy phái viên và thầy giáo Có lại xoay quanh chuyện sách vở, học hành và ôn lại chuyện cũ trong cuốn Quốc Văn

Giáo Khoa Thưvới một tình cảm trân trọng, quý mến “Cha tôi chết, má tôi giữ lại mấy pho

sách, dạy lại tôi. Đó là sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, thầy còn nhớ không?:

- Nhớ chứ. Làm sao mà quên được. Hồi đó, trí óc mình sáng suốt, nhớ dai lắm. Bây giờ lớn

tuổi, đầu bạc hoa râm, đi làm ăn rày đây mai đó, nhớ nhà, nhớ trường học, nhớ làng xưa”

[42, tr.876-877]. Đọc những đoạn văn đầy xúc cảm như vậy, chắc hẳn trong lòng nhiều đọc

giả cũng không khỏi thổn thức khi nhớ về một thời thơ ấu cắp sách đến trường và cùng chia sẻ cảm xúc để đồng cảm với nhân vật chính. Có thể, cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả với bao lo toan, bộn bề nhưng trong sâu thẳm mỗi con người những ký ức ngọt ngào về tuổi thơ vẫn đong đầy qua năm tháng, sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng nhau giữa con người với con người vẫn là sợi dây nối kết mọi tâm hồn lại gần nhau hơn. Và đó cũng là chân lý của cuộc sống này, là giá trị đích thực của tác phẩm.

Qua truyện ngắn này, nhà văn cũng đã xây dựng thành công hình ảnh hai nhân vật đều là thầy: một là thầy giáo nghèo Trần Văn Có và một là thầy phái viên báo “Chim Trời”. Họ là hiện thân của vẻ đẹp giá trị tình người, là minh chứng cho những ước vọng mà nhân dân ta gửi gắm vào những người đang được tôn vinh là “thầy” trong xã hội.

Nội dung truyện ngắn Sơn Nam không chỉ có tình người chan chứa mà tính triết lý dân gian cũng thể hiện rất rõ.

Triết lý dân gianlà một loại hình triết lý mang tính dân gian. Triết lý và triết học đều cùng một phạm trù, đó là thế giới quan và nhân sinh quan. Nhưng triết lý là thế giới quan kinh nghiệm nó khác với triết học là thế giới quan lý luận. Triết lý dân gian là tinh hoa của dân gian.

Sống giữa sông nước mênh mông, ruộng vườn xanh ngát, rừng bạt ngàn với sự ưa ái của thiên nhiên nên tính cách người Nam Bộ thường phóng khoáng, cởi mở, hào sảng. Thuở cha ông đến đây lập nghiệp (lưu dân người Việt), phần đông người Nam Bộ đều có nguồn gốc từ miền Bắc và miền Trung di dân vào đây hàng trăm năm trước. Trong hành trang đi khai hoang mở cõi của lớp di dân đầu tiên ấy ngoài ý chí nghị lực chinh phục vùng đất mới còn có hình bóng quê nhà với những sinh hoạt văn hóa đã ngấm vào trong tiềm thức. Vì thế, tuy có những đặc trưng riêng biệt của cuộc sống nơi vùng đất mới nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là bóng dáng thân quen của nếp sống người dân đất Việt. Tính cách của người Nam Bộ có những nét riêng nhưng vẫn hòa chung vào trong tính cách dân tộc.

thực tế từ cuộc sống đã tạo nên kinh nghiệm, làm giàu vốn sống cho người dân. Họ có những hiểu biết từ chính cuộc sống mà tích lũy thành tri thức, ta có thể gọi là minh triết dân gian. Xuyên suốt trong các truyện ngắn của Sơn Nam phân bổ ở cả hai tuyển tập Hương rừng Cà

Mau, Tây Đầu Đỏ - Hương quê và một số truyện ngắn khác, ta thấy có rất nhiều truyện mang

tính triết lý dân gian, tôi tạm phân thành triết lí dân gian thể hiện qua những phát ngôn trực tiếp của nhân vật và triết lý gián tiếp ẩn sau nội dung tác phẩm.

Thứ nhất, về triết lý dân gian thể hiện qua những phát ngôn trực tiếp của nhân vật. Ở dạng triết lý này nhà văn để nhân vật tự phát biểu ý kiến của mình như nhân vật ông Tư Huỳnh trong tác phẩm Cao khỉ U Minh đã rất có lý và cơ sở khoa học (mặc dù ông chỉ là một nông dân) khi nhận định “Ăn nhiều cho đủ sức lực. Bà con xứ này nhờ ăn cá mà khỏi chết vì bịnh rét rừng. Muỗi cắn sanh bịnh rét. Nhưng nhờ muỗi mà cá được mập mạp. Cá U Minh lớn con nhờ ăn muỗi. Tóm lại, vì muỗi mà mình mang bịnh, vì muỗi mà mình có đủ cá để ngừa bịnh...” [42, tr.158]. Con người vùng sông nước là vậy, họ thật thà, hào sảng, cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng rất lạc quan, yêu đời và có kiến thức kinh nghiệm thực tế rất sống động và hữu ích. Đó là những triết lý nhân sinh đúng đắn và quý giá của người dân lao động mà ngày nay khoa học cũng chứng minh rằng trong cá có nhiều chất đạm, protein, omega, ít cholesteron tốt cho sức khỏe con người. Ông Tư Huỳnh nói về con muỗi trong sự tương tác hai chiều, vừa thấy được mặt tích cực (muỗi là thức ăn của cá, cá là thức ăn của con người), vừa thấy mặt tiêu cực (muỗi cắn, hút máu của con người, sinh bệnh sốt rét). Âu đó cũng là một quan niệm, một triết lý dân gian đáng suy ngẫm: bản thân sự vật, sự việc luôn có tính hai mặt, điều quan trọng là phải biết nhận thức và vận dụng đúng.

Một điều dễ nhận thấy là các nhân vật trong truyện ngắn của Sơn Nam thường hay vận dụng nhiều tục ngữ, ca dao để trình bày quan niệm và triết lí về cuộc sống và con người. Phải chăng vì là triết lý dân gian được đúc rút qua nhiều thế hệ, là thành quả của cả cộng đồng nên ta thường thấy trong truyện ngắn Sơn Nam tuýp nhân vật ông lão, người lớn tuổi thường đại diện cho những triết lý nhân sinh như nhân vật ông đạo Tư, ông Từ Thông, ông lão giăng câu, ông già xay lúa, ông già Kiệm… Những triết lý của người lớn tuổi bao giờ cũng mang trong đó sự thừa hưởng của triết lý dân gian đã tiếp thu và có cả những trải nghiệm thực tế của bản thân mình. Vì thế, những triết lý dân gian đó thật gần gũi, thiết thực với độc giả. Điều đó đã góp phần làm nên sức hút của nội dung truyện ngắn Sơn Nam, đọc không chỉ để thư giãn, giải trí mà còn là để chiêm nghiệm. Ví dụ như cái cách nhân vật ông đạo Tư trong Ông thầy rắn nói về tiền bạc như sau: “Bạc đồng, bạc cắc là tiền giả vì nó không nhân nghĩa gì hết, nó là bạc, bạc là bạc bẽo. Bởi vậy nó thiệt mà giả” [45, tr.334] nghe ra đầy tính triết lý về cuộc sống, lẽ sống ở đời, rất bình dị nhưng cũng thâm thúy. Hay câu nói của thầy giáo Chích và ông hương cả An trong

cuộc “đối đầu” với quan Tây Phẹt-Năng truyện Hai ông già mà rằng “Miễn gốc còn thì trái còn…” [42, tr.473] vừa là lời an ủi, vừa thể hiện niềm tin, sự lạc quan, tinh thần bất khuất với triết lý nhân – quả đúng đắn, cội nguồn sâu sắc. Nhân vật ông già Kiệm - Tâm sự chú lái nồi

nhân mượn chuyện nấu khoai trong nồi đất mà khuyên răn lớp trẻ hãy biết cố gắng, kiên nhẫn và lòng biết ơn “Có nồi đất mới có nồi nhôm. Có cực khổ của lớp già mới có lớp trẻ bây giờ. Không có nồi đất thì khoai cũng chín nhưng mà không ngon” [45, tr.385]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, chất dân gian mang tính triết lý cũng được thể hiện gián tiếp thông qua nội dung câu chuyện. Từ nội dung của truyện mà nhà văn muốn người đọc rút ra những bài học, kinh nghiệm và chiêm nghiệm riêng cho bản thân mình. Ở dạng truyện này, tính triết lý thường có phạm vi rộng hơn, đề cập đến vấn đề lớn lao hơn, tất nhiên cũng thông qua các tuyến nhân vật thể hiện nhưng nhà văn không cho nhà văn bộc lộ một cách trực tiếp mà thông qua lớp lang ngôn từ, những tầng bậc ngữ nghĩa ẩn sâu trong đó. Nhiều truyện ngắn của Sơn Nam đã chuyển tải tốt vấn đề này, ở đây chỉ đề cập đến một vài dẫn chứng tiêu biểu.

Truyện Người mù giăng câu, ngay từ tựa đề đã bật lên tính đối lập và gây tò mò ở độc giả: người mù không thấy ánh sáng thì làm sao có thể giăng câu? Tác giả đi vào giải quyết vấn đề tưởng chừng như vô lý thành có lý khi lý giải việc giăng câu không phải là một hình thức đánh bắt cá thông thường như mọi người vẫn thấy, mà giăng câu bằng kinh nghiệm, bằng sự tổng hợp các giác quan. Như thế, thông qua câu chuyện này ta “vỡ vạc” thêm điều hiểu biết mới, có những việc mà có thể ta cảm nhận được bằng các giác quan nhưng cũng có những việc mà chính kinh nghiệm thực tế của cuộc sống sẽ là sự kiểm chứng, là thước đo. Bằng kinh nghiệm của mình, ông lão mù giăng câu có thể đoán biết được tập tính sinh hoạt, đường đi nước lội của cá dễ như trong lòng bằng tay

“Con cá trương vi quạt đuôi ra biển Bắc thì còn mong gì cá ấy trở lại chốn cũ ao nhà”. Câu ca Vọng cổ đó nói sai. Cá có hang ở sông Cái. Mùa mưa, cá tìm đường lên ruộng, vào rừng mà đẻ. Bắt đầu mùa hạn, cá bỏ ruộng, bỏ rừng quay trở về hang cũ ở sông. Sự khôn ngoan của con người là chặn chuyến về của loài cá. Chặn cho đúng nơi, đúng lúc.

Vào đầu mùa, cá thường ăn mồi khi nước lớn. Giữa mùa, cá ăn lúc chạng vạng, lúc trăng sửa soạn mọc. Hừng sáng, chừng đâm mây ngang, cá trở lại ăn một lần chót.

Khó nhứt là chọn nơi để giăng câu. Cá sợ ngọn nước ngoài biển chảy tràn vào sông. Gặp nước mặn, cá hết nhớt ngoài da, con mắt xốn xang, nhưng nơi nước quá ngọt lại ít có cá vì cá chưa đi tới. Cá tập trung nơi lằn ranh nước lờ lợ và

Ông lão mù nhưng trong nghề giăng câu thì thật điệu nghệ không kém bất cứ một người sáng mắt, “sát cá” nào. Bởi trong ông có kinh nghiệm của cả đời giăng câu, có kiến thức và trên hết là niềm tin vào công việc, vào cuộc sống. Truyện ngắn của Sơn Nam là vậy, có những truyện mang triết lý thật sâu xa, cao siêu nhưng cũng có những truyện có triết lý đơn giản, bình dị nhưng thiết thực và đúng đắn. Triết lý của Người mù giăng câu chính là những đúc kết cuộc sống được thoát ra từ thực tế vì thế nên có tính thực thi cao và rất thuyết phục. Ẩn đằng sau những lớp ngôn từ tưởng chừng như mộc mạc, ẩn sau hình ảnh nhân vật ông lão mù giăng bình dị là cả một triết lý cuộc sống sống động, sâu sắc: kinh nghiệm cuộc sống, sự nhạy cảm và vận dụng tổng hợp tất cả các giác quan sẽ cho ta “định hình” nắm bắt sự vật, sự việc. Với những con người không may có khiếm khuyết nào đó về mặt cơ thể sinh học nhưng tâm hồn, tri thức của họ vẫn hoàn thiện nhờ biết vươn lên khó khăn, có niềm tin vào cuộc sống. Nghe đoạn đối thoại sau của ông lão mù mới thấy được triết lý sâu xa ẩn sau những câu nói giản dị, bình thường đó:

Mù lòa là mắt không thấy, chớ nào phải vô tri vô giác? Con người có thể thấy bằng lỗ tai, bằng hai bàn tay, bằng mũi... Nghe hát máy, thiên hạ đâu dùng cặp mắt mà vẫn hiểu thấy được cảnh ly biệt, cảnh giặc giã... Trong vở tuồng! Ban

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 52 - 58)