6. Những đóng góp mới của luận văn
2.3.2. Chất dân gian trong lao động sản xuất và nghề nghiệp mưu sinh
Cha ông ta có truyền thống, kinh nghiệm về nghề trồng lúa nước. Nền văn minh của
chúng ta chính là văn minh nông nghiệp, trong đó nghề trồng lúa nước đã phát triển và đạt đến trình độ cao. Đó là xét dưới góc độ khoa học, còn trong trang viết của mình, nhà văn
Sơn Nam chỉ viết gắn gọn nhưng đầy khúc triết về nghề nông như sau “Trăm nghề, không
nghề gì bằng nghề nông” (truyện Cấm bắt rùa), coi như một “tuyên ngôn” của nhà văn khi
nói đến nghề nông. Qua đó, cũng thấy được vị trí, vai trò của nghề nông trong đời sống của người dân Việt Nam nói chung, bởi đất nước chúng ta là đất nước nông nghiệp, lấy nghề nông làm gốc. Nghề trồng lúa nước, văn minh nông nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng và đặc trưng của dân tộc, của văn hóa dân gian Việt Nam nói chung. Ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất của cả nước thì nghề trồng lúa nước càng trở nên quan trọng, xứng đáng được “vinh danh” ở vị trí trung tâm tạo nên giá trị văn hóa dân gian đặc trưng của vùng đất này. Vì vậy, khi nói đến các hoạt động lao động sản xuất, nghề nghiệp mưu sinh của dân gian thì có lẽ phải nhắc đến nghề trồng lúa nước ở “ngôi vị” đầu tiên.
Do điều kiện tự nhiên có nhiều ưu đãi hơn các vùng miền khác nên cách thức làm ruộng của người dân vùng Tây Nam Bộ cũng khác nhiều so với cách làm ruộng của người nông dân ở hai miền Bắc, Trung. Nếu như người nông dân ở miền Bắc và miền Trung thường làm ruộng theo kiểu cày sâu cuốc bẫm, gieo hạt, cấy mạ, chăm sóc lúa đến ngày trổ
ruộng thường thấy là trên những cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay người nông dân chỉ cần gieo hạt (không cấy mạ) đợi thời gian lúa lớn lên và thu hoạch. Nhìn sơ qua cũng thấy cách làm ruộng ở đây nông nhàn hơn ở những nơi khác. Đó là cách làm ruộng theo kiểu dân gian thông thường. Đến khi vào trang văn của Sơn Nam cách làm ruộng của người nông dân Nam Bộ còn “lạ” hơn nữa. Ở đó, có chút gì đó vừa lam lũ của công việc nhà nông, vừa có chút gì đó mang âm hưởng tính cách của người Nam Bộ hào sảng nên khá thoải mái, vô tư và còn có cả chất dân gian hóa nghệ thuật của nghề nông nghiệp. Các truyện ngắn có đề cập
đến tập quán trồng lúa nước như truyện Ruộng Lò Bom, Đóng gông ông thầy Quít, Một
vũng máu tầm thường, Vùng láng linh…
Dưới con mắt của nhà văn, những người nông dân chân lấm tay bùn, kỹ thuật trồng lúa nước và vẻ đẹp của nghề nghiệp đã được phác họa bao gồm cả yếu tố tri thức, kinh nghiệm dân gian đúc kết qua bao thế hệ và đặc biệt là cũng rất lãng tử, điệu nghệ theo đúng
chất Sơn Nam. Nhân vật Tư Cồ trong truyện ngắn Ruộng Lò Bomlà một ví dụ điển hình.
Việt Nam chúng ta là đất nước có nền văn minh lúa nước nên kỹ thuật canh tác lúa đã đạt trình độ cao. Sơn Nam không viết về nghề trồng lúa nước như một kỹ sư canh nông,
hay nhà khoa học mà ông viết với tư cách một nhà văn, nên từ một nghề nghiệp phổ biến đó
đã trở nên có chút gì đó kỳ thú. Cách nhân vật Tư Cồ trong truyện ngắn Ruộng Lò Bom
trồng lúa cũng chẳng giống ai. Không chọn ruộng đồng bình thường, Tư Cồ chọn cánh đồng
ngập nước mênh mông đang vào thời kỳ nước nổi để phát cỏ, làm ruộng. Cái cách làm
ruộng kiểu đó bị bàn dân thiên hạ chê cười, coi là nói dóc, đến cả Lệ - vợ anh cũng không tin “Lệ sửng sốt vì anh chồng này nói như đùa giỡn. Xưa nay, chẳng ai làm ruộng nhờ cỏ” [42, tr.787]. Nhưng với Tư Cồ thì khác, đây là một công việc hẳn hoi “Từ khi học được kỹ thuật làm ruộng Lò Bom với một ông lão vô danh, Tư Cồ mừng quýnh như kẻ học được phép tiên, do kẻ siêu phàm truyền lại. Anh bám lấy nghề…” [42, tr.792-793]. Tư Cồ làm ruộng theo kiểu dân gian truyền thống, chứa đựng trong đó triết lý và tri thức của dân gian “Tư Cồ nói dông dài về cách thức làm ruộng Lò Bom. Cỏ bị đứt gốc trôi lều bều. Hai tháng nữa, nước giựt xuống. Cỏ đã thúi, trở thành loại phân tốt, rải đầy trên mặt đất. Hai tháng nữa, tức là tháng Hai, tháng Ba âm lịch, trời nắng cháy. Vợ chồng Tư Cồ sẽ trở lại đó, đốt cỏ. Rồi gieo lúa giống, loại lúa Xom Mà Ca từ lúc gieo đến lúc trổ bông là bốn tháng”. [42, tr.791]. So với ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển thì cách làm ruộng của nhân vật
Tư Cồ mà nhà văn Sơn Nam đã viết năm xưa hoàn toàn có cơ sở khoa học. Báo Nông
tả về giống lúa kỳ lạ tương tự lúa Xom Mà Ca mà Tư Cồ đã nhắc đến trong truyện ngắn
Ruộng Lò Bom như sau “Trong dân gian, lúa trời cũng thường được gọi là lúa ma. Bởi lẽ
muốn gặt phải đi thật khuya, nếu sớm quá lúa chưa chín và hễ mặt trời mọc lên thì lúa rụng hết. Lúa trời là một loại lúa thiên nhiên mọc trên cánh đồng mênh mông nước quanh năm… Bông lúa trời có hạt thóc to hơn lúa thường và hạt rất thưa, mỗi ngày một bông chín đôi ba hạt [Baocantho.com.vn].
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên người ta đã có thể lai tạo ra giống lúa trời tự nhiên và cũng hiểu hơn cách sinh trưởng của giống lúa này, nhưng cách đây hàng nửa thế kỷ thì việc này quả thật hơi kỳ dị. Bởi cách trồng lúa nước hiện nay có sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật hiện đại còn cách trồng lúa nước như trong truyện ngắn Sơn
Nam đã viết là cách trồng lúa nước của dân gian, một nghề nghiệp của dân gian và là di sản
văn hóa của dân tộc, là folklore của nhân dân.
Ngoài ra, trong một số truyện như Một vũng máu tầm thường, Vùng láng linh thông
qua nội dung câu chuyện nhà văn cũng nói về nghề làm ruộng với tâm thức của dân gian
“nghề nông là căn bản”. Như trong truyện Vùng láng linh, khi nghe chuyện của Tấn vì bị nợ
nần do làm ăn thất bát nên phải chạy từ miệt Cà Mau lên miền Thất Sơn để tìm kế sinh nhai, anh ta định bụng làm thuê cuốc mướn, lên rừng hái trái, xuống biển mò cua bắt cá để sống qua ngày nhưng cô Hai Mịn đã khuyên “Anh tính như vậy chưa được. Hai công củ sắn dù trúng mùa đi nữa cũng không đủ tiền mua gạo. Anh nên làm vài công ruộng sạ. Cực nhọc nguy hiểm gì đâu mà lo… Ruộng sạ. Giống “lúa lá gừng” bò theo nước, một ngày một đêm lúa có thể mọc thêm hai tấc. Nhằm mùa nước nổi quá cao, gốc rạ của nó dài gần bảy thước
tây…” [45, tr.430]. Một vũng máu tầm thường kể câu chuyện nhân vật Tư Tôm - tay đạo
chích khét tiếng đã đến “thọ giáo” ông Hai Lộc cũng là bậc tiền nhân trong nghề. Dù hành nghề đạo chích nhưng Tư Tôm vẫn muốn quay về làm ruộng “Nói thiệt với ông, tôi muốn làm ruộng để lần hồi dành dụm chút ít tiền bạc cưới vợ. Thấy xóm này còn đất hoang, tôi tới đây”.
“Không phải đâu! Tại họ ở không, quanh năm chỉ làm một nghề ruộng hoặc một
nghề đốn củi. Thiếu tiểu công nghệ...
- Thưa cậu, tiểu công nghệ là cái gì?
- Là thuộc da, dệt chiếu, may quần áo... Làng mình không có thứ tiểu công nghệ nào để cầm
chưn họ [42, tr.768].Lời của cậu xã Nê đã tâm sự với phó Hương Quản về những nghề tiểu
gian nhưng cũng được coi là tiểu công nghệ: nghề xay lúa. “Thưa thầy, ổng giỏi lắm… Cây săn đá ngoài hòn Cổ Tron bền tới thiên niên. Cối bằng săn đá giả gạo mau trắng. Nhịp chày vô nghe bon... bon như tiếng chuông đồng. Ở nhà đằng kia, còn một cây cối thứ đó.
Cậu xã gật đầu:Ðó là tiểu công nghệ, nghe không chú phó hương quản [42, tr.770 ].
Ngày nay, sự xuất hiện của các máy móc, công nghệ đã khiến nghề xay lúa mướn như ông già ở Hòn Cổ Tron đã không còn nhưng với những người lớn tuổi, những ai đã từng được chứng kiến cảnh xay lúa ở thôn quê thì chắc hẳn vẫn còn những ký ức sâu đậm, không khỏi
bâng khuâng về nghề truyền thống này. Ngày xưa, tiếng chày giã gạo vang lên nhịp nhàng
trong đêm trăng thanh vắng, tiếng xay lúa ồ ồ phát ra từ chiếc cối xoay tròn cùng tiếng cười nói trò chuyện của mọi người là hình ảnh quen thuộc với người dân quê lao động. Ở đó ta thấy nét đẹp của văn hóa truyền thống, của nghề nghiệp dân gian. Một hình ảnh nay chỉ còn là dĩ vãng. Đọc trang văn của Sơn Nam viết về ông già xay lúa chắc hẳn sẽ thêm hiểu biết đầy thú vị cho biết bao người “Ông Năm nắm tay vào giàn xay, đưa tới lui. Thớt cối quay tròn, lúa phun ra kêu rồ rồ, vang đều đều” [42, tr.771].
Bên cạnh việc lấy nghề nông làm gốc thì cư dân vùng Nam Bộ cũng phát triển thêm các nghề khác. Dân gian vẫn thường hay nói “Nông – lâm – ngư nghiệp” để chỉ ba nghề gắn bó mật thiết với người dân lao động. Bởi vậy, ta phải nhắc đến một nghề thuộc “lâm
nghiệp” chính là nghề đốn củi.
Hình ảnh những người tiều phu phổ biến trong cuộc sống, thơ văn hội họa xưa, nay ta có thể tìm thấy trong truyện ngắn Sơn Nam ở những tiếp biến khác, đó là cuộc sống của những người dân làm nghề đốn củi để mưu sinh như nhân vật cha con chú Tư Đức trong
Sông Gành Hào, Tư Bình Thủy, Hai Cờ Đỏ trong Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm hà bá…
Nguồn lợi từ rừng không chỉ mang lại các sản vật quý như mật ong, ba ba, tôm cá mà rừng U Minh mà còn là nơi để người dân vào kiếm củi, mưu sinh. “Hừng sáng, họ đi vào rừng đốn củi. Gặp cây nào to lớn, ngay thẳng họ hạ xuống lột vỏ, ngâm bùn chôn giấu để làm cột nhà, bán với giá đắt hơn. Cứ mười bữa, họ cho người chở củi ra chợ Thới Bình giao
cho nhà vựa củi” [42, tr.227].
Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm hà bá, là một tựa đề truyện ngắn mà Sơn Nam đã viết để
nói về hai nghề nghiệp khá phổ biến của dân gian xưa: phá sơn lâm và đâm hà bá. Ở nghề “phá sơn lâm” vì nhu cầu mưu sinh mà con người phải dựa vào rừng để sống qua ngày, họ có thể hoạt động đơn lẻ nhưng cũng có khi là tập hợp nhau thành từng nhóm người để cùng hoạt động và cũng phải đối mặt với hiểm nguy, giành giật nhau để sống. “Bọn tay rìu vào
rừng kinh ngang kinh dọc dưới sự điều khiển của cặp rằng. Tất cả cặp rằng đều do một ông chủ đường chỉ huy. Đường có nghĩa là một con kinh lớn tập trung bao nhiêu con củi đã cưa sẵn thành từng khúc hai tấc rưỡi hoặc một thước. Muốn có một đường củi như vậy phải là tay rất có thế lực đối với nhà cầm quyền thực dân lúc bấy giờ” [42, tr.739].
Nghề đánh bắt thủy hải sản: Viết về thiên nhiên, con người, cuộc sống của vùng sông nước nên không khó để ta tìm thấy nhiều truyện ngắn của Sơn Nam viết về nguồn lợi thủy hải sản với những cách thức đánh bắt mang đậm tính dân gian như giăng câu, mò, tát đìa, đặt trúm, thả lưới, xây nò… Các truyện ngắn của Sơn Nam có nhắc đến nghề đánh bắt
thủy hải sản như: Người mù giăng câu, Hai cõi U Minh, Ngày bổ tróc, Sông Gành Hào,
Tấm lòng vàng, Hai con cá, Ngày mưa đầu mùa…
“Rừng U Minh thiếu gì cá” nhân vật ông Tư Huỳnh đã nói tự hào về sản vật quê
hương mình như thế. Là xứ sở sông nước nên cá tôm đong đầy, đây là nguồn lợi thủy hải sản phong phú cho cuộc sống của người dân. Ngày xưa, để đánh bắt cá người nông dân thường dùng theo cách đánh dân gian như đặt chúm, lưới, mò, tát đìa, giăng câu… Nói về cách đánh bắt cá theo phương pháp giăng câu cũng thật thú vị. Có nhạc sỹ nọ đã viết “Em hỏi anh đêm này đi đâu?/Anh nói rằng anh đi giăng câu/Anh đi giăng câu trên chiếc thuyền sâu/Anh lấy cây sào anh chống ào ào, anh chống ào ào”.
Giăng câu là một kiểu đánh bắt thủy hải sản của người dân Nam Bộ. Người ta giăng câu ở bất cứ vùng nước nào có tôm cá, có khi là ở dòng, kênh, rạch, khi ở lung, bàu… Thời gian để giăng câu có thể bất cứ ở thời điểm nào trong ngày, lúc sáng sớm tinh mơ, khi trưa đứng bóng nắng, khi xế chiều, lúc trăng lên. Cá tôm nhiều vô kể, chỉ cần vài dụng cụ đơn sơ như cần câu, lưới, chài, là có thể đánh bắt được cá “Ở Rộc Lá này, cá tôm quá nhiều so với mấy nơi khác trong ấp. Từ tháng mười đến tháng giêng, cá lội từng bầy trở về sông Cái, suốt ngày suốt đêm không ngừng. Ban ngày, cá đi đớp bọt, trắng bờ rạch. Ban đêm thức giấc vào bất cứ lúc nào, ta cũng nghe cá lóc táp mồi, cá trê chép miệng kế bên nhà. Nguồn lợi to tát vô cùng!” [42, tr.711]. Vì thế không chỉ thanh niên, trai trẻ, người khỏe mạnh mà người già, con trẻ, thậm chí cả người mù cũng có thể giăng câu.
Một trong những cái hay, hấp dẫn của nội dung truyện ngắn Sơn Nam là đã tái hiện
thành công chất dân gian, tinh hoa văn hóa dân gian thể hiện trên nhiều phương diện. Người
đọc thấy thích thú khi được ôn lại những chuyện xưa tích cũ, như được sống lại ký ức tuổi thơ nơi quê nhà yêu dấu. Rất nhiều tác phẩm của nhà văn Nam Bộ này đã cho ta “một vé đi tuổi thơ” để sống lại những ngày thơ dại, những trò vui chốn quê nhà một thời lấm lem bùn
đất chạy nhảy trên đồng tát cạn, mò cua bắt ốc… Những trò chơi, công việc ngày còn thơ bé nơi quê nghèo những tưởng đã nằm yên trong góc sâu của ký ức nhưng khi đọc truyện ngắn Sơn Nam viết về cuộc sống, con người bình dân lao động với những cuộc mưu sinh nhọc nhằn nhưng đầy thú vị đã làm sống dậy trong ta bao nhiêu hồi tưởng, để kỷ niệm xưa lại ùa về, dâng trào cảm xúc khó tả. Có chút gì đó vừa quen mà lạ, vừa gần gũi nhưng cũng thật mê hoặc ở những tư liệu văn hóa, chất dân gian được nhà văn thổi vào tác phẩm. Đọc truyện ngắn của Sơn Nam ta thấy sản vật thiên nhiên vùng Tây Nam Bộ vô cùng phong phú và đa dạng, rất hào phóng với con người. Cá nhiều đến vậy nên ông lão mù trong truyện ngắn
Người mù giăng câu có cách giăng câu vô cùng độc đáo, giăng câu bằng kinh nghiệm, bằng
tất cả các giác quan, trừ thị giác (tất nhiên rồi vì ông bị mù). “Giăng câu lúc ban đêm, cặp mắt không cần thiết… Ðó là chưa nói tới loài cá! Nó ở dưới nước, núp trong cỏ, người có mắt cũng như tôi, làm sao thấy cá được. Phải dùng óc xét đoán để hiểu tánh ý của nó, nhờ
đó mình mới giăng được nhiều cá, ngày càng vui thú với nghề nghiệp của mình” [42,
tr.714]. Ở đây ông lão mù đã đánh bắt cá không phải bằng đôi tay, con mắt như những người bình thường khác mà bằng một cách thức đặc biệt, bằng kinh nghiệm như tác giả Vưu Nghị Lực đã nhận xét “Kinh nghiệm dân gian trong đánh bắt cá quả là kho tàng vô tận, vô cùng hấp dẫn. Chính ở lĩnh vực kinh nghiệm mới bộc lộ được cá tính, sự hơn hẳn của người
này so với người khác” [3, tr.83]. Cũng như bao nghề dân gian khác, nghề giăng câu khi