Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 126 - 127)

6. Những đóng góp mới của luận văn

3.2.2.Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật

Một đặc điểm của các nhân vật trong truyện ngắn của Sơn Nam là tính cách nhân vật được nhà văn khắc họa khá rõ nét với những biểu hiện mang tính đặc trưng của người Nam Bộ. Đầu tiên, phải kể đến tính cách nghĩa khí, hào sảng của các nhân vật trong truyện ngắn của Sơn Nam. Hàng loạt các nhân vật như ông Năm Hên, ông Tư Đức, ông Tư Huỳnh, Tư Lập, ông Năm Điền… đều mang trong mình tính cách nghĩa khí đó nên sẵn sàng ra tay hành hiệp trượng nghĩa. Cách nhà văn xây dựng tính cách của các nhân vật này không gì hiệu quả hơn là đặt họ vào những tình huống, sự kiện để họ hành động, bộc lộ tính cách một cách rõ nét nhất. Như truyện ông Năm Điền ra tay trừ khử loài sấu hung dữ cho bà con ở xóm

Khánh Lâm trong truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ đâu phải vì ai nhờ vả, sai khiến hay vì

tiền bạc, công đáp mà đơn giản chỉ vì ông muốn trừ đi mối họa này cho dân chúng có cuộc sống yên bình mà thôi “Nghe đồn có ao sấu, tôi chẳng nệ đường xa để tới xứ Khánh Lâm

này…” [42, tr.87]. Và chính từ trong hành động bắt sấu trừ họa cho làng Khánh Lâm đã bật

lên tính cách nghĩa khí, hành động vì trượng nghĩa chứ không mưu cầu lợi ích riêng cho mình của ông Năm Hên.

Vùng đất Nam Bộ là địa phận lãnh thổ mới của Việt Nam, so với miền Bắc, miền

Trung thì vùng đất Nam Bộ còn khá mới, trẻ. Buổi đầu những người di dân đầu tiên đặt

chân lên vùng đất này, với thiên nhiên còn hoang dã, dân cư thưa thớt, cuộc sống khó khăn, nguy hiểm phải đối mặt với kẻ thù, những con người Nam Bộ đã phải dựa vào nhau mà sống. Giữa thiên nhiên rộng mở, con người cũng sẽ thấy mình phóng khoáng, thoải mái hơn nên tính cách, tâm tình cũng dễ chịu, hòa đồng hơn nhiều, bởi vậy ngoài tính cách hào sảng, nghĩa hiệp các nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam còn mang tính cách chân chất, cởi mở,

dễ dàng đón nhận cái mới. Truyện ngắn Bác vật xà bông với nhân vật ông bác vật X, dân

chạm. Trái lại, họ rất vui mừng” [42, tr.73]. Thuở xưa, khi đất rộng người thưa người dân đến từ mọi vùng miền khác nhau cùng quy tụ lại đây sinh sống, trước thiên nhiên còn sơ

khai nên người mọi người phải dựa vào nhau mà chống chọi với kẻ thù. Họ hoan nghêng

những người bạn mới và sẵn sàng giúp đỡ, bởi với họ thêm người là thêm bạn, thêm vui. Không chỉ với những người dân lao động sống ở rạch Xẽo Bần này mà ngay cả ông bác vật X cũng rất chân thành, cởi mở nên ông sẵn sàng chia sẻ với người dân bí quyết làm xà bông để kiếm lời, cải thiện đời sống:

Bà con cứ bình đẳng, đừng nên gọi tôi bằng ông, tôi còn nhỏ tuổi lắm. Cứ gọi tôi bằng dượng Hai… Ai lỡ cất nhà nơi đâu, cứ yên lòng ở đó. Tôi không bao giờ có ý đuổi bà con. Tôi còn muốn kêu gọi bà con đến thêm, ở đông chừng nào vui chừng nấy, thỉnh thoảng mời bà con vô nhà tôi chơi. Lúc nào tôi cũng ở nhà để lo việc khoa học. Tánh tôi bình dân lắm, ai có chuyện gì khó hiểu tôi sẵn sàng giải thích… Nói xong, dượng bỏ ống thủy vào nước tro… Dượng nói:

- Số 32, bà con thấy chưa. Bây giờ tôi đổ nước lạnh từ từ. Nước tro bớt mặn,

ống thủy nổi không phải ngay số 32 mà thấp hơn: con số 31, 30, 29. Phải mặn đủ chữ nước tro mới hiệp với dầu dừa để thành xà bông. Bằng không hai thứ ấy cứ lỏng bỏng. Ống thủy này bây giờ mắc lắm, bên Tây không còn gởi qua được. Bí mật của nghề làm xà bông là vậy... Thôi, mai này bà con lại đây, tôi nấu thử cho coi” [42, tr.78].

Với những tính cách mang đặc trưng của người Nam Bộ nên những nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam phần lớn cũng có tâm lý khá tương đồng với tính cách mà ta sẽ tìm hiểu ở mục tiếp theo sau đây.

Một phần của tài liệu chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam (Trang 126 - 127)