Trƣớc tiên, Trƣờng Đại học Hải Dƣơng cần thực hiện cải tiến việc xác định nhu cầu và phân loại nhu cầu của giảng viên bằng cách tiến hành xây dựng các
phƣơng pháp khảo sát, điều tra, phỏng vấn và nhiều phƣơng pháp khác hiệu quả hơn, từ đó xác lập đầy đủ các loại nhu cầu của giảng viên, tạo nền tảng nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng.
4.3.1.1. Tiến hành xác định nhu cầu giảng viên bằng phương pháp khảo sát, điều tra, phỏng vấn
Trƣờng Đại học Hải Dƣơng cần có một bộ phận chuyên trách thực hiện công tác xác định nhu cầu ngƣời giảng viên. Đây sẽ là bộ phận thực hiện việc thiết kế các mẫu bảng câu hỏi, mẫu phiếu điều tra khảo sát cụ thể, thiết lập các căn cứ chọn mẫu, tiến hành các hoạt động thu thập và xử lý số liệu, từ đó xác định đƣợc nhu cầu của giảng viên.
Phƣơng pháp điều tra, khảo sát cần đƣợc tiến hành bằng cách xây dựng mẫu điều tra, khảo sát giảng viên để nhìn nhận ý kiến, đánh giá và mong muốn, nhu cầu của họ với các chƣơng trình, chính sách tạo động lực làm việc tại đơn vị. Các kế hoạch tiến hành xác định nhu cầu ngƣời giảng viên cần đƣợc xây dựng một cách chi tiết nhằm tạo nền tảng vững chắc để thực hiện các hoạt động xác định nhu cầu một cách hiệu quả nhất.
4.3.1.2. Xác lập đầy đủ các loại nhu cầu của giảng viên
Sau khi đã tiến hành phát và thu thập và thu thập các phiếu điều tra, Trƣờng Đại học Hải Dƣơng sẽ tiến hành xử lý các dữ liệu khảo sát, từ đó xác lập đầy đủ các loại nhu cầu của giảng viên bao gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu đƣợc tôn trọng, nhu cầu tự hoàn thiện.
Hiện nay, Trƣờng Đại học Hải Dƣơng chỉ tập trung nhiều vào các nội dung về nhu cầu tự hoàn thiện, nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn còn nhu cầu nhu cầu xã hội, nhu cầu đƣợc tôn trọng vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Vì vậy, trong giai đoạn tới, Trƣờng Đại học Hải Dƣơng cần có kế hoạch để dựa vào kết quả điều tra, khảo sát mà xác lập đầy đủ hơn về các loại nhu cầu của ngƣời giảng viên.
4.3.1.3. Phân nhóm các nhu cầu của giảng viên
Sau khi xác lập đầy đủ các nội dung nhu cầu, Trƣờng Đại học Hải Dƣơng tiến hành phân chia thành 2 nhóm các nhu cầu của giảng viên theo thâm niên: nhóm giảng viên trẻ ( dƣới 5 năm) và nhóm giảng viên có thâm niên hơn ( trên 5 năm).
Việc phân chia thành 2 nhóm đối tƣợng, các nhu cầu của giảng viên cũng cần đƣợc thực hiện bài bản từ khâu chuẩn bị, lên kế hoạch, triển khai và có kiểm tra, đánh giá thực hiện phân nhóm cụ thể. Ở mỗi nhóm đối tƣợng cần xác định rõ các nhu cầu khác nhau theo thứ tự ƣu tiên giảm dần:
- Nhóm giảng viên trẻ: nhu cầu tự hoàn thiện, nhu cầu xã hội, nhu cầu đƣợc tôn trọng, nhu cầu nhu cầu an toàn, nhu cầu sinh lý.
- Nhóm giảng viên có thâm niên: nhu cầu đƣợc tôn trọng, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự hoàn thiện, nhu cầu an toàn, nhu cầu sinh lý. ( xem bảng 4.1)
Bảng 4.1. Phiếu khảo sát nhu cầu giảng viên trẻ và giảng viên có thâm niên tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng
TT Các loại nhu cầu Mức độ hài lòng
Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Hoàn toàn không hài lòng 1 Nhu cầu vật chất - Lƣơng - Thƣởng - Phúc lợi
2 Nhu cầu an toàn - Ánh sáng đầy đủ
- Không mắc bệnh nghề nghiệp
3 Nhu cầu xã hội
- Giao tiếp với lãnh đạo - Giao tiếp với đồng nghiệp - Giao tiếp với sinh viên 4 Nhu cầu đƣợc tôn trọng
- Lãnh đạo - Đồng nghiệp - Sinh viên
5 Nhu cầu tự hoàn thiện - Đào tạo