Thông thƣờng một trƣờng đại học bao gồm 2 nhóm nhân lực chính: giảng viên và cán bộ hành chính. Cán bộ hành chính gồm chuyên viên, nhân viên các bộ phận chức năng, các trung tâm trực thuộc. Giảng viên là những ngƣời trực tiếp làm công tác giảng dạy và nghiên cứu. Vì vậy, đội ngũ giảng viên có đặc điểm nhƣ sau:
Thứ hai, giảng viên có những đặc điểm khác biệt với những đối tượng khác ở đối tượng lao động, công cụ lao động, sản phẩm lao động.
Đối tƣợng lao động của giảng viên là con ngƣời. Mỗi ngƣời có điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội đến mặt bằng chuẩn kiến thức đầu vào khác nhau nên tƣ tƣởng, động cơ trong việc tiếp thu kiến thức kỹ năng cũng khác biệt. Đối tƣợng này vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình đào tạo. Mỗi ngƣời có một thế giới phức tạp, tác động lên đối tƣợng đó không phải lúc nào cũng thu đƣợc kết quả nhƣ nhau. Ngƣời giảng viên phải hiểu đƣợc đặc điểm của mỗi sinh viên, mỗi lớp học cụ thể và không thể rập khuôn máy móc nhƣ các đối tƣợng lao động khác. Nhƣ vậy, bản thân đối tƣợng lao động ở đây là con ngƣời đã quyết định tính đặc thù của lao động sƣ phạm.
Công cụ lao động của giảng viên là tri thức, nhân cách của mình, trong đó tri thức có vai trò quan trọng, nó là công cụ của lao động trí óc và lao động chân tay. Ngƣời giảng viên phải có trình độ nhất định để truyền thụ kiến thức cho sinh viên bằng các phƣơng pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng đối tƣợng. Mặt khác, nhân cách ngƣời thày cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh viên từ tƣ tƣởng, tình cảm, thế giới quan, niềm tin, lối sống. Nhân cách ngƣời thày càng hoàn thiện bao nhiêu thì sản phẩm của họ hoàn thiện bấy nhiêu. Ngoài ra, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học cũng là những công cụ có vai trò hỗ trợ đắc lực trong quá trình dạy học của giảng viên.
Sản phẩm lao động của giảng viên có tính phi vật chất không thể cân, đo, đong, đếm đƣợc. Nó là tri thức, nhân cách ngƣời học, tạo ra những giá trị của sức lao động cho xã hội. Sức lao động là nguồn nhân lực góp phần làm tăng năng suất lao động. Hiệu quả lao động sƣ phạm của giảng viên đƣợc lƣu dấu ấn trong nhân cách ngƣời học. Vì thế, lao động sƣ phạm vừa mang tính tập thể, vừa mang dấu ấn cá nhân đậm nét nhân cách ngƣời thày. Do đó, nâng cao phẩm chất ngƣời giảng viên là yêu cầu tất yếu của xã hội.
Tóm lại, giảng viên là lao động bậc cao, yêu cầu tính hàn lâm và sáng tạo cao, có tính độc lập, thể hiện ở quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu. Những đặc
điểm này là cơ sở then chốt giúp đƣa ra giải pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên trong việc sản sinh tri thức khoa học và truyền đạt kiến thức cho ngƣời học.