Tác giả dựa trên các cơ sở lý thuyết về tạo động lực làm việc cho giảng viên và nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về sự thỏa mãn công việc cũng nhƣ tìm hiểu các yếu tố để thúc đẩy động lực làm việc cho giảng viên từ đó tìm ra tạo động lực làm việc cho giảng viên Trƣờng Đại học Hải Dƣơng phụ thuộc những yếu tố nào nhằm xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Sau đó, tác giả sẽ xem xét chi tiết cách thiết lập bảng câu hỏi, chọn mẫu, chọn công cụ thu thập thông tin và quá trình thu thập thông tin và xử lý số liệu thống kê.
(i) Cơ sở thiết lập bảng câu hỏi nghiên cứu tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại học Hải Dương:
- Dựa trên các cơ sở lý thuyết về tạo động lực làm việc cho giảng viên và nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về sự thỏa mãn công việc cũng nhƣ tìm hiểu các yếu tố để thúc đẩy động lực làm việc cho giảng viên.
- Cơ sở đƣa ra các giải pháp tạo động lực làm việc, nghiên cứu này kết hợp lý thuyết của Herzberg và sử dụng kết quả mô hình nghiên cứu “Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên Trƣờng Cao đẳng Đức Trí – Đà Nẵng năm 2013”. Việc tạo động lực làm việc cho giảng viên Trƣờng Đại học Hải Dƣơng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Thu nhập
+ Môi trƣờng làm việc vật chất + Lãnh đạo
+ Đồng nghiệp
+ Cơ hội đào tạo và phát triển + Tổ chức hội thi giảng viên + Văn hóa nhà trƣờng
Căn cứ vào các thành phần trên và những tiêu chí đo lƣờng từng thành phần là nền tảng xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu của đề tài.
- Bảng câu hỏi và quá trình thu thập thông tin:
+ Bƣớc 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và nghiên cứu liên quan trƣớc đây để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu.
+ Bƣớc 2: Bảng câu hỏi ban đầu đƣợc tham khảo ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn và một số đối tƣợng khảo sát để điều chỉnh cho phù hợp.
+ Bƣớc 3: Bảng câu hỏi đƣợc hoàn chỉnh và gửi đi khảo sát chính thức. Cuối cùng, dữ liệu thông tin thu thập đƣợc lƣu vào tập tin và dùng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS để xử lý và phân tích số liệu.
- Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu:
Nội dung bảng câu hỏi gồm 7 yếu tố đƣợc mô tả trong 28 câu hỏi. Với mỗi câu hỏi sẽ đƣợc đo bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Yếu tố 1: Thu nhập
+ Mức lƣơng của tôi hiện nay là phù hợp với năng lực và khả năng. + Tôi đƣợc nhận các khoản thƣởng xứng đáng với hiệu quả công việc. + Lƣơng thƣởng đƣợc phân phối khá công bằng.
+ Tôi có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập nhà trƣờng. Yếu tố 2: Môi trƣờng làm việc vật chất
+ Điều kiện cơ sở vật chất tốt.
+ Môi trƣờng làm việc đầy đủ phƣơng tiện hỗ trợ công việc. + Môi trƣờng làm việc an toàn.
Yếu tố 3: Lãnh đạo
+ Tôi không gặp khó khăn trong giao tiếp với cấp trên. + Cấp trên luôn động viên hỗ trợ tôi khi cần thiết. + Mọi ngƣời đƣợc cấp trên đối xử công bằng. + Cấp trên của tôi có năng lực.
+ Cấp trên của tôi sẵn sàng ủy quyền khi cần thiết. Yếu tố 4: Đồng nghiệp
+ Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng giúp đỡ tôi khi cần thiết. + Đồng nghiệp của tôi luôn thân thiện và hòa đồng.
+ Đồng nghiệp của tôi luôn tận tâm hoàn thành công việc. + Đồng nghiệp của tôi là ngƣời đáng tin cậy.
Yếu tố 5: Cơ hội đào tạo và phát triển
+ Tôi đƣợc đào tạo đầy đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. + Tôi đƣợc tạo điều kiện để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
+ Nhà trƣờng tạo cơ hội thăng tiến cho ngƣời có năng lực. + Chính sách đào tạo và thăng tiến là công bằng với mọi ngƣời. Yếu tố 6: Tổ chức hội thi giảng viên
+ Tổ chức hội thi giảng viên tạo điều kiện nâng cao kiến thức chuyên môn. + Chính sách tổ chức hội thi giảng viên khen thƣởng rõ ràng.
+ Tổ chức hội thi giảng viên tạo cơ hội thăng tiến. + Tổ chức hội thi giảng viên có chính sách công bằng. Yếu tố 7: Văn hóa nhà trƣờng
+ Văn hóa nhà trƣờng gắn với mỗi giai đoạn phát triển của nhà trƣờng. + Phong trào văn nghệ, thể thao đƣợc tổ chức tốt.
+ Nhà trƣờng có khu vui chơi giải trí cho giảng viên sau giờ làm việc. + Văn hóa nhà trƣờng tạo ra sự khác biệt giữa các trƣờng.
(iii) Chọn mẫu:
+ Đối tƣợng khảo sát là giảng viên ở tất cả các khoa tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng. + Mẫu chọn ngẫu nhiên.
+ Số lƣợng phiếu phát ra là 120 phiếu; + Số lƣợng phiếu thu về là 101 phiếu; + Số lƣợng phiếu hợp lệ là 91 phiếu.