KHẢO SÁT TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội (Trang 98)

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.5. KHẢO SÁT TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

3.5.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp đã đưa ra và cũng có thể tìm ra các biện pháp khác mà tác giả chưa đề cập tới.

3.5.2. Đối tượng xin ý kiến đánh giá

Các biện pháp quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo tại Viện ĐH Mở HN

Biện pháp 6 Tăng cường công tác

kiểm tra, đánh giá hoạt động tài chính Biện pháp 1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ giảng viên Biện pháp 5 Củng cố tăng cường hiệu lực bộ máy quản lý tài chính Biện pháp 4 Thực hiện nguyên

tắc tiết kiệm, hiệu quả trong chi tiêu

Biện pháp 3 Đa dạng hóa nguồn thu dựa trên nguyên tắc phát huy sáng

tạo

XDcác chuẩn mực và quy trình quản lý các khâu trong quá trình đào tạo

Biện pháp 2 Hoàn thiện kế hoạch

trong huy động, sử dụng nguồn kinh phí

Để xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đã được đề xuất, tác giả đã tiến hành xin ý kiến của Ban giám hiệu, Trưởng phó các Khoa, Phòng ban, Trung tâm, kế toán của Phòng Kế hoạc Tài chính và kế toán các đơn vị hạch toán. Tổng số người được xin ý kiến là 50 người.

3.5.3. Quy trình thực hiện phương pháp chuyên gia để xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tính khả thi của các biện pháp

Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia. Đề tài đánh giá các biện pháp theo 2 nội dung sau :

- Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất theo 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.

- Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất theo 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Bước 2: Lựa chọn chuyên gia

Nguyên tắc lựa chọn : chuyên gia được lựa chọn phải là những cán bộ quản lý, những người am hiểu về công tác quản lý tài chính

Số lượng cán bộ được lựa chọn làm chuyên gia để trả lời phỏng vấn gồm 50 người. Bao gồm Ban giám hiệu, Trưởng phó các Khoa, Phòng ban, Trung tâm, kế toán của Phòng Kế hoạc Tài chính và kế toán các đơn vị hạch toán

Bước 3: Tiến hành xin ý kiến của các chuyên gia bằng cách gửi phiếu (xem phụ lục)

Bước 4: Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia qua phiếu trưng cầu

Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, tác giả lượng hóa ý kiến bằng cách cho điểm như sau:

- Mức độ cần thiết (X ): Rất cần thiết: 3 điểm. Cần thiết: 2 điểm. Không cần thiết : 1 điểm. - Mức độ khả thi ( Y ) : Rất khả thi: 3 điểm. Khả thi: 2 điểm. Không khả thi: 1 điểm. Cách tính toán:

3.5.4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Quản lý tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội Quản lý tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội

Bảng 3.1: Kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp quản lý tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội

TT Các biện pháp Tính cần thiết Kết quả Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm TB (X ) Thứ bậc

1 Nâng cao nhận thức cho cán

bộ, giảng viên 35 13 2 2,66 6

2 Hoàn thiện công tác kế hoạch trong huy động và sử dụng các nguồn kinh phí

42 8 0 2,84 2

3 Đa dạng hóa nguồn thu dựa trên

nguyên tắc phát huy sáng tạo 39 11 0 2,78 3

4 Thực hiện nguyên tắc tiết kiệm,

hiệu quả trong chi tiêu 45 5 0 2,90 1

5 Củng cố tăng cường hiệu lực bộ

máy quản lý tài chính 38 10 2 2,72 5

6 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh

giá hoạt động tài chính 38 11 1 2,74 4

Có thể biểu diễn tính cần thiết của các biện pháp quản lý tài chính bằng biểu đồ 3.1:

Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội

Nhận xét:

Các biện pháp quản lý tài chính đề xuất được chuyên gia đánh giá mức độ cần thiết cao, thể hiện ở điểm trung bình của các biện pháp quản lý ( X ) và cả 6 biện pháp quản lý đề xuất đều có điểm trung bình X >2,5.

Bảng 3.2: Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp quản lý tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội

TT Quản lý tài chínhCác biện pháp Rất khả Tính khả thi Kết quả thi Khả thi

Không khả thi

Điểm

TB ( Y ) Thứ bậc

1 Nâng cao nhận thức cho cán

bộ, giảng viên 37 12 1 2,72 5

2 Hoàn thiện công tác kế hoạch trong huy động và sử dụng các nguồn kinh phí

45 5 0 2,90 2

3 Đa dạng hóa nguồn thu dựa trên nguyên tắc phát huy sáng tạo

41 9 0 2,82 3

4 Thực hiện nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong chi tiêu

47 3 0 2,94 1

5 Củng cố tăng cường hiệu lực

bộ máy quản lý tài chính 34 14 2 2,64 6

6 Tăng cường công tác kiểm tra,

đánh giá hoạt động tài chính 39 11 0 2,78 4

Nhận xét:

Tính khả thi của các biện pháp quản lý tài chính được các chuyên gia đánh giá có mức độ khả thi cao, thể hiện ở điểm trung bình chung của các biện pháp quản lý đề xuất Y và cả 6 biện pháp quản lý có điểm trung bình chung Y > 2,5

Có thể biểu diễn tính khả thi của các biện pháp quản lý tài chính bằng biểu đồ 3.2 sau:

Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội

Từ kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý nhằm tăng cường nguồn lực tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội qua bảng số 3.1 và bảng 3.2, chứng tỏ các biện pháp rất phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và đáp ứng phần nào yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục. Khả năng vận dụng các biện pháp vào thực tiễn quản lý nhằm tăng cường nguồn lực tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội là khá cao.

Dù tất cả các biện pháp đều có tính cần thiết rất cao nhưng trong thực tiễn có khả thi hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên các biện pháp ở đây đều được đánh giá có tính khả thi rất cao cho thấy các biện pháp đưa ra được sự đồng tình, ủng hộ của mọi người và có khả năng áp dụng vào thực tế của nhà trường.

Để thấy được tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, tác giả lập bảng sau:

Bảng 3.3: Tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp

STT Biện pháp đổi mới Quản lý tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội

Tính cần thiết Tính khả thi X Thứ bậc Y Thứ bậc

1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng

viên 2,66 6 2,72 5

2 Hoàn thiện công tác kế hoạch trong huy

động và sử dụng các nguồn kinh phí 2,84 2 2,90 2

3 Đa dạng hóa nguồn thu dựa trên nguyên tắc

phát huy sáng tạo 2,78 3 2,82 3

4 Thực hiện nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả

trong chi tiêu 2,90 1 2,94 1

5 Củng cố tăng cường hiệu lực bộ máy quản lý

tài chính 2,72 5 2,64 6

6 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt

động tài chính 2,74 4 2,78 4

Nhận xét :

Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc sau :

r = 1 - ) 1 N ( N D 6 2 2 − ∑ Trong đó: r : hệ số tương quan.

D : hiệu số thứ bậc hai đại lượng đem so sánh. N : số đơn vị (số lượng các biện pháp)

Kết quả tính toán r = + 0,94

Với hệ số tương quan thứ bậc Specman r = + 0,94 cho phép rút ra kết luận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất qua ý kiến chuyên gia có tương quan thuận và chặt chẽ, tức là có sự phù hợp cao giữa mức độ cần thiết và khả thi ở các biện pháp quản lý. Các biện pháp cần thiết ở mức độ nào thì mức độ khả thi cũng tương ứng. Cụ thể :

Biện pháp “ Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy trình thu nộp học phí với các đơn vị liên kết” mức độ cần thiết X = 2,90, xếp bậc 1/6 thì mức độ khả thi Y= 2,94 cũng xếp bậc 1/6.

Biện pháp “Củng cố, hoàn thiện công tác kế hoạch nguồn kinh phí” mức độ cần thiết X = 2,84, xếp bậc 2/6 thì mức độ khả thi Y = 2,90 cũng xếp bậc 2/6.

Biện pháp “ Đa dạng hóa nguồn thu dựa trên nguyên tắc phát huy sáng tạo” mức độ cần thiết X = 2,78, xếp bậc 3/6 thì mức độ khả thi Y = 2,82 cũng xếp bậc 3/6.

Chỉ có biện pháp 5: Củng cố tăng cường hiệu lực bộ máy quản lý tài chính được xếp bậc 5 ở tính cần thiết nhưng ở tính khả thi là bậc 6. Bởi vì biện pháp này góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính tại nhà trường, nhưng để có hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó có sự nhận thức, tinh thần nhiệt tình, năng lực trình độ chuyên môn của bộ phận kế toán trong nhà trường và đặc biệt là khả năng quản lý, sự năng động, sáng tạo của Ban Giám hiệu.

Có thể biểu diễn tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý tài chính bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội

Qua bảng tổng hợp đánh giá về kết quả tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả nhận thấy rằng các biện pháp đưa ra là phù hợp, cần thiết khả thi đối với công tác quản lý tài chính nói chung và tăng cường nguồn lực nói riêng tại Viện Đại học Mở Hà Nội. Biện pháp có điểm trung bình về tính cần thiết (X ) cao nhất là 2,90 và thấp nhất là 2,66. Biện pháp có điểm trung bình về tính khả thi ( Y ) cao nhất là 2,94 và thấp nhất là 2,64. Sự chênh lệch giữa các điểm trung bình của các biện pháp là rất ít, điều đó cho thấy các biện pháp nêu trên có thể ứng dụng vào thực tiễn trong công tác quản lý nguồn lực tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Muốn quản lý có hiệu quả, tăng cường được nguồn lực phục vụ đào tạo, tại Viện Đại học Mở cần thực hiện tốt 06 biện pháp sau:

1. Nâng cao nhận thức cho viên chức và giảng viên về vai trò của quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo của Viện

2. Hoàn thiện công tác kế hoạch trong huy động và sử dụng hợp lý các nguồn kinh phí trong nhà trường

3. Đa dạng hóa nguồn thu hợp pháp dựa trên nguyên tắc phát huy sự linh hoạt, sáng tạo và tạo động lực cho các khoa, các phòng ban của Viện

4. Thực hiện nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong chi tiêu

5. Củng cố và tăng cường hiệu lực bộ máy quản lý tài chính của Viện 6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính

Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau và được các cán bộ, giảng viên trong trường tin tưởng, đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi. Do vậy, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa ra chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả nhất định trong sự phát triển của Nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau:

1.1 Đối với giáo dục đại học, tài chính có vai trò quan trọng, chi phối quy mô,

mục tiêu, chất lượng của giáo dục đại học. Tài chính là điều kiện không thể thiếu cho việc tạo dựng môi trường để hoạt động giáo dục đại học được diễn ra. Chiến lược phát triển giáo dục đại học phải được xây dựng trên cơ sở khả năng cung ứng tài chính, được thể hiện cụ thể như sau:

- Nguồn lực tài chính đảm bảo duy trì hoạt động của các nhà trường

trong hệ thống giáo dục đại học. Nguồn lực tài chính nếu đáp ứng đầy đủ và kịp thời các yêu cầu do nhiệm vụ và chức năng của bộ máy đặt ra nó sẽ đóng vai trò là công cụ, là điều kiện quan trọng nhằm vận hành bộ máy thực hiện tốt các hoạt động.

- Chính sách tài chính góp phần điều phối các hoạt động giáo dục đại

học. Với chức năng phân phối vốn có của mình, tài chính phân bổ hợp lý các nguồn lực, đảm bảo cung cấp đủ nhân lực và vật lực cho hoạt động giáo dục. Điều phối hay tăng cường nguồn lực tài chính cho ngành học hay cấp học sẽ giúp cho ngành học hay cấp học đó phát triển, từ đó tạo nên hợp lực thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học.

- Tài chính kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục, hướng hoạt động giáo dục đến những mục tiêu đã định với các chi phí thấp nhất. Kiểm tra, giám sát tài chính, với những đặc tính ưu việt của nó, giúp chủ thể đề xuất những giải pháp tình huống, cũng như chiến lược nhằm sử dụng các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục một cách hợp lý, vì sự tiến bộ của con người và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

1.2. Quản lý tài chính trong các trường Đại học công lập hiện nay là phải quản

lý những vấn đề cụ thể sau :

Quản lý trong khâu lập kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước : nhà trường phải tuân thủ theo đúng quy trình lập kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước cho

giáo dục đại nhằm vừa đảm bảo được tính tiết kiệm, hiệu quả và tuân thủ đầy đủ các quy phạm pháp luật đã được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước.

Quản lý trong khâu chấp hành chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học: Sự thiết lập hệ thống kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước theo các cơ quan khác nhau như cơ quan quản lý tài chính cấp trên, kho bạc Nhà nước…đã tạo điều kiện cho những đánh giá kết quả kiểm tra khách quan hơn; đồng thời buộc mỗi đơn vị sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước phải tuân thủ kỷ cương quản lý tài chính một cách thường xuyên.

Quản lý trong khâu quyết toán chi Ngân sách Nhà nước : yêu cầu các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước phải thực hiện quyết toán chi Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định hiện hành , phải lập đầy đủ các biểu mẫu quyết toán theo đúng chế độ đã quy định để kịp gửi cho cơ quan chủ quản cấp trên. Cơ quan chủ quản cấp trên chịu trách nhiệm xem xét duyệt quyết toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc, tổng hợp số liệu để lập thành báo cáo quyết toán của toàn ngành gửi cơ quan tài chính đồng cấp thẩm định và tổng hợp. Với các báo cáo quyết toán năm của các bộ, ngành chủ quản có, sau khi đã được Bộ Tài chính thẩm định và tổng hợp sẽ trở thành cơ sở số liệu cho việc lập báo cáo quyết toán chi ngân sách năm đó.

Ngoài ra đối với nguồn thu ngoài Ngân sách Nhà nước, cơ chế quản lý tài chính phải đảm bảo đúng quy định của các chính sách, chế độ chi tiêu của Nhà nước hiện hành, phải chi đúng dự toán đã được duyệt và thường xuyên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng về quản lý tài chính Nhà nước

1.3. Thực trạng quản lý tài chính phục vụ đào tạo ở Viện ĐH Mở Hà Nội

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w