Đánh giá tính hiệu quả việc sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội (Trang 68 - 70)

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.4.3.Đánh giá tính hiệu quả việc sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo

Một trong những vấn đề để có thể đánh giá về việc khai thác, sử dụng, quản lý nguồn lực tài chính của Viện ĐH Mở Hà Nội là tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo. Hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực tài chính ra sao, có đảm bảo được tính chính xác, kịp thời trong công tác thanh toán không, các vấn đề này đã được tác giả khảo sát cụ thể trong bảng 2.14

Bảng 2.14: Đánh giá tính kịp thời, hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo

TT Nội dung Mức độ Kết quả

Rất hiệu quả (3điểm) Hiệu quả (2điểm) Không hiệu quả (1điểm) Điểm trung bình Xếp bậc

1 Chi lương và phụ cấp cho cán bộ, giáo viên 31 12 7 2,5 3 2 Chi tiền thưởng và phúc lợi tập thể

45 5 0 2,9 1

3 Chi mua sắm vật tư văn phòng 32 8 10 2,4 4

4 Chi thanh toán dịch vụ công cộng và thông tin tuyên truyền

liên lạc 29 9 12 2,3 5

5 Chi công tác phí, hội nghị hội thảo 40 10 0

2,8 2

6 Chi thanh toán tiền giảng dạy 33 9 8 2,5 3

7 Chi sửa chữa, nâng cấp phòng làm việc, phòng học

19 13 18 2,0 7

8 Chi mua sắm tài sản cố định 25 12 13 2,2 6

Qua kết quả điều tra cho ta thấy, đứng thứ nhất trong đánh giá tính hiệu quả, kịp thời của việc sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo là việc chi

cho công tác khen thưởng và phúc lợi tập thể. Trong điều kiện hiện nay, kết hợp giữa việc khuyến khích lợi ích vật chất và động viên tinh thần của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên sẽ có tác dụng đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, công tác tốt. Hàng năm, khi kết thúc năm học, các Khoa, Trung tâm đều nhanh chóng tổng kết kết quả học tập trong năm học của sinh viên để có được danh sách khen thưởng nhằm tiến hành khen thưởng sinh viên được kịp thời.Bên cạnh đó, việc chi quỹ khen thưởng phúc lợi đối với cán bộ giáo viên cũng được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm. Các dịp lễ tết trong năm, Công đoàn phối hợp với chính quyền xây dựng mức chi phúc lợi cho cán, bộ giáo viên phù hợp với tình hình tài chính của Viện nhằm đảm bảo chi phúc lợi cho cán bộ giáo viên đầy đủ, kịp thời.

Đứng thứ hai trong đánh giá tính hiệu quả, kịp thời của việc sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo là việc chi công tác phí, hội nghị hội thảo. Điều này đã phản ánh sự quan tâm của Ban giám hiệu đối với công tác hội nghị, hội thảo nhằm thông qua đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu có thể áp dụng thực tế vào nhà trường trong nhiều lĩnh vực như giảng dạy, quản lý tài chính, quản lý đào tạo…Các khoản chi cho hội nghị, hội thảo hay những khoản chi cho cán bộ giáo viên đi công tác đều được quan tâm thanh toán kịp thời, đúng hạn cũng như định mức chi được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế và khả năng tài chính của nhà trường.

Việc chi lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ, giáo viên cũng như việc chi thanh toán tiền giảng dạy chỉ đứng thứ ba trong đánh giá tính hiệu quả, kịp thời của việc sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo. Điều này đã phản ánh đúng thực tế khách quan tại Viện Đại học Mở Hà Nội, do việc chi trả lương cho cán bộ giáo viên cũng như việc thanh toán tiền giảng dạy cho giáo viên thỉnh giảng được tổng hợp từ nhiều Khoa, trung tâm nên dẫn đến tình trạng chỉ cần một khoa hay trung tâm không nộp bảng lương, bảng thanh toán tiền giảng đúng hạn về Phòng kế hoạch Tài chính là sẽ gây chậm trễ và ảnh hưởng chung đến việc thanh toán cho cả Viện. Bên cạnh đó, là một trường đại học công lập nên việc thu chi học phí phải thông qua sự kiểm soát của hệ thống Kho bạc Nhà nước, điều này cũng có ảnh hưởng rất nhiều trong công tác thanh toán của Nhà trường. Đây cũng là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu

để tìm ra được giải pháp nhằm hoàn thiện hơn, kịp thời hơn trong công tác thanh toán tiền lương và tiền giảng dạy.

Khoản chi mua sắm vật tư văn phòng (bậc bốn) và chi thanh toán dịch vụ công cộng, thông tin tuyên truyền liên lạc (bậc năm) trong bảng đánh giá tính hiệu quả, kịp thời của việc sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo. Hai khoản chi này tuy không lớn nhưng nó cũng góp phần đảm bảo công tác đào tạo và phục vụ đào tạo được hiệu quả hơn. Chính vì vậy, những khoản chi này cũng được quan tâm thanh toán đầy đủ, kịp thời.

Chi mua sắm tài sản cố định; chi sửa chữa, nâng cấp phòng làm việc, phòng học được các khách thể đánh giá lần lượt ở bậc sáu và bậc bảy trong bảng đánh giá tính hiệu quả, kịp thời của việc sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo. Điều này đã phản ánh đúng thực tế hiện nay tại Viện Đại học Mở Hà Nội, do chưa có cơ sở học cố định, phải đi thuê rải rác khắp nơi nên việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, sửa chữa, nâng cấp phòng làm việc, phòng học còn gặp nhiều hạn chế, nhà trường chưa thực sự đầu tư mạnh về tài sản cố định, trang thiết bị dạy học do các cơ sơ đi thuê không được ổn định, thời gian thuê không được lâu dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội (Trang 68 - 70)