Đa dạng hóa nguồn thu hợp pháp dựa trên nguyên tắc phát huy sự linh hoạt, sáng tạo và tạo động

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội (Trang 87 - 89)

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.3.Đa dạng hóa nguồn thu hợp pháp dựa trên nguyên tắc phát huy sự linh hoạt, sáng tạo và tạo động

hoạt, sáng tạo và tạo động lực cho các khoa, các phòng ban của Viện

Khai thác mọi nguồn thu và không ngừng tăng nguồn thu, đa dạng hóa nguồn thu trên cơ sở đa dạng hóa các hoạt động sự nghiệp đồng thời khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục.

b) Nội dung

- Mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hoá các loại hình đào tạo

- Động viên khen thưởng tập thể, cá nhân tìm kiếm các nguồn lực tài chính. - Tận dụng mọi nguồn thu từ dịch vụ như phát hành học liệu, đào tạo các lớp ngắn hạn cấp chứng chỉ như Chứng chỉ kế toán trưởng, Chướng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch…

- Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế.

- Tăng cường liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học và các trung tâm giáo dục địa phương để mở rộng mạng lưới đào tạo từ xa

c) Cách thực hiện

- Ban Giám hiệu cùng với các Phòng, Khoa chuyên môn xây dựng quy hoạch đào tạo của trường trong từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và nhu cầu thực tế của xã hội. Xác định quy mô đào tạo tiếp tục duy trì các mã ngành đang đào tạo đồng thời mở thêm các mã ngành mới đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Yêu cầu Phòng đào tạo và Công tác chính trị và sinh viên điều tra tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp, khảo sát nhu cầu của người học, nghiên cứu, xin ý kiến để mở thêm các loại hình đào tạo. Mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hoá các loại hình đào tạo là bước đầu tiên để tăng nguồn thu. Bởi khi số lượng học sinh, sinh viên càng tăng thì tổng nguồn thu cũng tăng theo. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô đào tạo có thực hiện được hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo được xã hội công nhận sẽ khẳng định uy tín, thương hiệu của nhà trường, thu hút học sinh, sinh viên đến với nhà trường.

- Yêu cầu các khoa lập kế hoạch hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Từ đó, tổ chức liên kết, hợp tác giữa nhà trường với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thể đi làm thêm ngay trong quá trình học.

- Yêu cầu mỗi cá nhân, tập thể phát huy vai trò của mình để có những hợp đồng nghiên cứu, các dự án mang về cho Nhà trường. Nhà trường cũng có những hình thức động viên, khuyến khích bằng vật chất, có chế độ thưởng thích hợp cho cá nhân, tập thể đã mang lại nguồn thu cho trường.

- Nhà trường tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để có thể liên kết nghiên cứu khoa học, thu hút đầu tư kinh phí, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.

d) Điều kiện thực hiện

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội để có thể liên kết nghiên cứu khoa học, thu hút đầu tư kinh phí, tăng cường cơ sở vật chất đào tạo.

- Tổ chức tốt công tác điều tra, khảo sát về nhu cầu và khả năng cũng như mức độ đóng góp của người học.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, kế hoạch tài chính phù hợp xu thế của vã hội và với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường phải có trình độ chuyên môn vững vàng và không ngừng tự học tập nghiên cứu hoàn thiện về chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Có chế độ đãi ngộ và ưu đãi thoả đáng, công bằng, có tính chất động viên mọi người làm tròn trách nhiệm và công việc được giao.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội (Trang 87 - 89)