9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.3.4. Thực hiện nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong chi tiêu
a) Mục tiêu
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính phục vụ nhiệm vụ đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội, trước hết nguồn tài chính đầu tư phục vụ cho công tác đào tạo của trường phải luôn phát huy được tác dụng, đảm bảo tính kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí trong chi tiêu. Nguồn tài chính dù nhiều nhưng sử dụng không hợp lý, quản lý không chặt chẽ sẽ không tăng cường được hiệu quả.
Quy chế chi tiêu nội bộ chính là cơ sở để điều hành và giám sát chi tiêu trong nhà trường một cách chủ động. Nó có mục đích tập trung quản lý, thống
nhất các nguồn thu, tăng cường các nguồn thu, đảm bảo việc chi tiêu thống nhất, tiết kiệm, hợp lý đồng thời góp phần từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho cán bộ, giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường.
b) Nội dung
- Lập kế hoạch nguồn thu – chi tài chính kịp thời.
- Xây dựng quy trình thu nộp học phí giữa Viện và các đơn vị liên kết
- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách về tài chính đối với giáo dục và đào tạo.
- Xây dựng cơ chế quản lý tài chính phù hợp và chấp hành tốt các chế độ lập dự toán cấp phát, thanh toán, quyết toán và báo cáo tài chính.
- Tăng cường việc kiểm tra, giám sát chi tiêu.
- Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của trường cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
c) Cách thực hiện
- Viện trưởng chỉ đạo phòng Kế hoạch - Tài chính thực hiện nghiêm túc
quy trình quản lý tài chính theo đúng Pháp luật hiện hành.
- Căn cứ vào kế hoạch tài chính, ký quyết định phân bổ kinh phí cho từng nội dung chi, phòng Kế hoạch - Tài chính mở các loại sổ sách kế toán theo dõi; cuối quý, cuối năm lập báo cáo quyết toán. Kế hoạch tài chính phải đảm bảo khả thi và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đơn vị đề ra.
- Các khoản chi của các đơn vị và các cá nhân khi thanh toán phải có trong bản dự trù và được Viện trưởng phê duyệt. Trong quá trình thực hiện chi, phải được giám sát chặt chẽ, tuân thủ theo đúng nguyên tắc, đúng mục đích và phải được hạch toán vào đúng các khoản, mục theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước. Những khoản chi có giá trị lớn phải được tiến hành thẩm định giá, nếu các khoản chi mua sắm có giá trị lớn phải đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh theo đúng quy định của Nhà nước.
- Thiết lập một cơ chế thanh toán đảm bảo thanh toán kịp thời, không gây phiền hà, khó khăn cho người thanh toán. Bộ phận tiếp nhận chứng từ thanh toán phải đồng thời là bộ phận kiểm tra, hướng dẫn chứng từ thanh toán đảm bảo tính
hợp lý, hợp pháp của chứng từ. Việc phân phối và sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, nhanh gọn cũng góp phần tăng tính hiệu quả của quản lý tài chính.
- Thống nhất quan điểm tiết kiệm chi trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài chính không những ở khâu hoạt động sự nghiệp mà còn cả ở khâu hoạt động dịch vụ.
- Tăng cường việc kiểm tra, giám sát chi tiêu đảm bảo chi đúng mục đích, phù hợp với quy định của Nhà nước. Cần có một cơ chế làm việc đảm bảo có khâu kiểm tra sát sao trước, trong và sau quá trình hoạt động thông qua việc tự kiểm tra và tự kiểm tra nội bộ tránh chi sai dự toán, không đúng mục đích. Có như vậy mới đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ đào tạo đề ra trong kế hoạch.
- Tổ chức công tác rà soát, hoàn chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với thực tiễn. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, hợp pháp trên cơ sở đặt lợi ích cán bộ, giáo viên lên hàng đầu. Mọi quy định về thanh, quyết toán phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện. Mặc dù, thể chế hóa chế độ thanh toán của Nhà nước trong nhà trường là công việc khó khăn nhưng có được những quy định về chế độ thanh toán hoàn thiện để mọi thành viên trong nhà trường tuân thủ nghiêm túc sẽ có tác dụng đắc lực cho công tác quản lý; đồng thời chế độ tài chính cũng góp phần giáo dục chung về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong nhà trường. Chế độ tài chính trong quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường cần được cụ thể hóa và công khai hóa để đảm bảo chế độ công bằng và chi tiêu hiệu quả. Để hoàn thiện hơn quy chế chi tiêu nội bộ, cần tiến hành một số cải tiến sau:
+ Nhà trường cần rà soát lại các quy định, định mức tiêu chuẩn chi tiêu như: định mức xăng xe, vật tư văn phòng, điện, nước, các chi phí thường xuyên,… từ đó bổ sung và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ sát thực và phù hợp hơn với điều kiện thực tế của nhà trường.
+ Có chế độ khen thưởng và kỷ luật một cách xác đáng, phù hợp với tình hình mới để tạo động lực thực hành tiết kiệm cũng như cơ chế khuyến khích và đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực thi công việc của từng cá nhân.
+ Một số khoản chi cho con người và cho chuyên môn nghiệp vụ không còn thích hợp, thường thấp hơn mức thực tế phải chi trả. Điều này đòi hỏi người quản lý phải có thực tiễn cao về quản lý mọi mặt như nhân sự, chuyên môn nghiệp vụ, tài chính, cơ sở vật chất, … thực sự hiểu biết chế độ và vận dụng chế độ một cách hợp lý. Có như vậy, Quy chế chi tiêu nội bộ mới phù hợp với điều kiện thực tiễn và sự thay đổi của nền kinh tế thị trường.
- Quy trình thu nộp học phí giữa Viện và các đơn vị liên kết phải được xây dựng cụ thể là : Các điều khoản ký kết trong Hợp đồng liên kết phải chặt chẽ, có tính ràng buộc cụ thể về kế hoạch giảng dạy và thu nộp học phí. Viện chỉ điều giảng viên giảng dạy khi đơn vị liên kết chuyển đủ học phí. Không để tình trạng chậm nộp, dây dưa nợ đọng đến khi sinh viên tốt nghiệp vẫn chưa quyết toán xong học phí.
d) Điều kiện thực hiện
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và sự điều hành sát sao của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường.
- Xây dựng đồng bộ các cơ chế định mức chi tiêu rất cụ thể trong hoạt động đào tạo làm cơ sở cho việc thanh toán kịp thời và đúng chế độ.
- Thể chế hóa chế độ thanh toán của nhà nước trong nhà trường là công việc khó khăn nên cần được coi trọng, có được những quy định về chế độ thanh toán để mọi thành viên trong nhà trường tuân thủ nghiêm túc đồng thời chế độ tài chính cũng góp phần giáo dục chung về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong nhà trường. chế độ tài chính cần được cụ thể và công khai hóa để đảm bảo chế độ công bằng và chi tiêu hiệu quả thông qua quy chế chi tiêu nội bộ của trường.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Khoa chuyên ngành, Phòng Đào tạo, Phòng Kế hoạch Tài chính trong việc lên lịch giảng dạy, điều giảng viên và việc thu nộp học phí đúng thời hạn quy định