Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội (Trang 94 - 96)

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.6.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính

a) Mục tiêu

Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính là cơ sở quản lý hoạt động thu chi tài chính đảm bảo đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng chế độ. Phát hiện kịp thời các sai sót và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục. Đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm đưa hoạt động tài chính của đơn vị đi vào nề nếp, thực hiện đúng tiến độ kế hoạch và tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra, đáp ứng kịp thời có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo.

b) Nội dung

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động tài chính trước hết phải kiểm tra việc xây dựng kế hoạch nguồn tài chính (kế hoạch cấp phát kinh phí từ các nguồn, kế hoạch thu học phí …)

Kiểm tra việc tiếp nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Kiểm tra việc thu học phí của học sinh – sinh viên phải đảm bảo đủ số lượng cũng như số tiền, đúng theo kế hoạch và đúng thời hạn.

Kiểm tra việc sử dụng các nguồn tài chính (chi tiết tới từng khoản chi, mục chi theo quy định của mục lục ngân sách) có đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng chế độ và có đạt được mục tiêu đề ra hay không. Đồng thời, kiểm tra việc quản lý các nguồn tài chính có mang lại hiệu quả thiết thực đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo của trường hay không.

Kiểm tra việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê và sổ sách, chứng từ kế toán, kiểm tra việc ghi chép, hạch toán trên các tài khoản kế toán, việc thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo dục - đào tạo.

Kiểm tra việc thanh, quyết toán và chế độ báo cáo tài chính Kiểm tra việc chấp hành chế độ công khai tài chính của đơn vị, ..

c) Cách thức tiến hành

- Ban Giám hiệu cùng Ban thanh tra nhân dân lên kế hoạch kiểm tra cụ thể đối với từng nội dung trên.

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột suất... - Viện trưởng trực tiếp chỉ đạo Phòng Kế hoạch - Tài chính thường xuyên cập nhật chế độ, chính sách mới do Nhà nước ban hành, so sánh đối chiếu, tự kiểm tra về việc thực hiện nhiệm vụ theo tháng, quý, năm; lập báo cáo theo tháng, quý, năm trình Viện trưởng.

- Qua các kỳ kiểm tra, quyết toán của Vụ Kế hoach tài chính và Kiểm toán Nhà nước, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo Phòng Kế hoạch - Tài chính xác định trách nhiệm của từng cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tìm ra các nguyên nhân của hạn chế và tìm cách khắc phục để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Nhà trường.

d) Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tài chính của Trường, trước hết Ban giám hiệu nhà trường xác định việc kiểm tra là cần thiết, phải xây dựng kế hoạch kiểm tra và đòi hỏi người kiểm tra phải thông thạo

nghiệp vụ chuyên môn và phải khách quan. Khi kiểm tra phải dựa vào quy định về tài chính, về Luật ngân sách mà Nhà nước đã quy định. Đồng thời, phải tạo được bầu không khí tâm lý vui vẻ, cởi mở và cầu thị sẽ giúp cho công tác kiểm tra, đánh giá có chất lượng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội (Trang 94 - 96)