9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho viên chức và giảng viên về vai trò của quản lý hiệu quả nguồn lực tà
a) Mục tiêu
Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn tới những tồn tại trong công tác quản lý tài chính đó là sự hạn chế về mặt nhận thức các quy định quản lý tài chính của cán bộ, giảng viên của Nhà trường. Quản lý tài chính không phải là của riêng một cá nhân nào trong Nhà trường mà là nhiệm vụ chung của tất cả các cán bộ, giảng viên trong nhà trường. Phải làm cho mọi cán bộ, giảng viên hiểu vai trò của quản lý tài chính đối với sự phát triển của nhà trường, từ đó mỗi cán bộ giảng viên cần có những biện pháp cụ thể với các lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm trách.
Trong các cơ sở giáo dục đại học, nguồn lực tài chính là yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo và nguồn lực tài chính có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, nhà trường cần thiết phải làm cho mỗi cán bộ, công nhân viên chức, giảng viên nhận thức rõ ràng, đầy đủ vai trò của công tác tăng cường nguồn lực tài chính đến nâng cao chất lượng đào tạo nói riêng và các hoạt động của nhà trường nói chung. Từ đó góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của nhà trường.
b) Nội dung
- Tổ chức cho cán bộ, công nhân viên chức, giảng viên học tập, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới GD &ĐT cũng như công tác tài chính và tăng cường nguồn lực tài chính trong nhà trường.
- Tăng cường sự nghiên cứu và nhận thức về chất lượng đào tạo, vai trò của tài chính tác động đến chất lượng đào tạo trong thời kỳ mở cửa, hội nhập của các cơ sở đào tạo nói chung và của Viện Đại học Mở Hà Nội nói riêng.
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng đào tạo với quản lý quá trình đào tạo, tránh tư tưởng thương mại hoá giáo dục, đào tạo không theo nhu cầu sử dụng của xã hội gây lãng phí tiền của và công sức của xã hội.
- Ban Giám hiệu lập kế hoạch tuyên truyền, học tập cho cán bộ công nhân viên và giảng viên trong trường nhằm xác định mục tiêu, nội dung học tập, quán triệt các quan điểm của các nghị quyết Nghị quyết 14/2005/NĐ- CP ngày 02/11/2005 [11], nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 [12], Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường [20] .
- Tổ chức học tập, tuyên truyền cho cán bộ, giảng viên trong trường nhằm giúp họ nhận thức được vai trò quan trọng của cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ công viên trong công tác khai thác, sử dụng, quản lý có hiệu quả nguồn lực tài chính cho đào tạo của mỗi cơ sở giáo dục, từ đó họ có định hướng cụ thể, việc làm cụ thể để huy động nguồn lực về cho nhà trường.
- Tổ chức các cuộc hội thảo từ cấp Phòng, cấp khoa, cấp nhà trường để thu nhận những ý kiến đóng góp của mọi thành viên về vấn đề này. Yêu cầu mỗi cán bộ, công nhân viên, giảng viên tăng cường vai trò của mình trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trong công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính trong trường; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng cường nguồn lực tài chính đến nâng cao chất lượng đào tạo.
- Trong các buổi học tập, hội thảo, Viện` trưởng trực tiếp triển khai các văn bản, chỉ thị nghị quyết về nội dung quản lý, khai thác nguồn lực tài chính của cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đó, phân tích rõ chức năng, nhiệm vụ của nhà trường trong tình hình hiện nay và đề ra những định hướng nhiệm vụ, trách nhiệm cho mỗi Phòng, khoa và các cá nhân trong việc tăng nguồn lực tài chính cho nhà trường.
- Nhà trường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nội dung quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính phục vụ cho công tác đào tạo.
d) Điều kiện thực hiện
Để làm được việc này, cần có sự quan tâm, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của các cấp lãnh đạo nhà trường; sự tham gia nhiệt tình có trách nhiệm của cán bộ, công chức giảng viên trong trường từ quá trình nhận thức đến các việc làm cụ thể; thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ ở cơ sở; công khai, công bằng và minh bạch về các hoạt động tài chính trong nhà trường; tạo môi trường làm
việc và điều kiện cho cán bộ, giảng viên phát huy vai trò, tài năng và trí tuệ phục vụ sự nghiệp giáo dục, đào tạo của Nhà trường.