9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.2.4. Vai trò của nguồn lực tài chính đối với sự phát triển của các trường đại học công lập
học công lập
Tài chính thể hiện sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ảnh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
Tài chính có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của một ngành hay một lĩnh vực. Đối với giáo dục đại học, tài chính có vai trò quan trọng, chi phối quy mô, mục tiêu, chất lượng của giáo dục đại học được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, nguồn lực tài chính đảm bảo duy trì hoạt động của các trường trong hệ thống giáo dục đại học. Nguồn lực tài chính nếu đáp ứng đầy đủ và kịp thời các yêu cầu do nhiệm vụ và chức năng của bộ máy đặt ra nó sẽ đóng vai trò là công cụ, là điều kiện quan trọng nhằm vận hành bộ máy thực hiện tốt các hoạt động. Cụ thể, phải có những trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học như trường, lớp, thư viện, phòng thí nghiệm… phải xây dựng được các chương trình đào tạo cùng hệ thống sách giáo khoa, giáo trình; phải trả lương cho đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục… với khả năng chuyển hóa thành nguồn lực vật chất và khả năng sử dụng nguồn nhân lực. Tài chính là điều kiện không thể thiếu cho việc tạo dựng môi trường để hoạt động giáo dục đại học được diễn ra. Chiến lược phát triển giáo dục đại học phải được xây dựng trên cơ sở khả năng cung ứng tài chính. Nếu thiếu yếu tố tài chính, những đề xuất, những giải pháp chỉ tồn tại trong ý tưởng hoặc trên giấy tờ mà thôi.
Thứ hai, chính sách tài chính góp phần điều phối các hoạt động giáo dục đại học.
Với chức năng phân phối vốn có của mình, tài chính phân bổ hợp lý các nguồn lực, đảm bảo cung cấp đủ nhân lực và vật lực cho hoạt động giáo dục. Điều phối hay tăng cường nguồn lực tài chính cho ngành học hay cấp học sẽ giúp cho ngành học hay cấp học đó phát triển, từ đó tạo nên hợp lực thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học.
Tài chính còn góp phần thực hiện công bằng trong giáo dục, đảm bảo cho ai cũng được học hành. Nhờ có chức năng phân phối của tài chính, nhà nước có thể tăng cường đầu tư hoặc ban hành những cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận giáo dục ở mức độ cần thiết. Từ đó, giảm sự mất công bằng trong giáo dục, góp phần quan trọng tạo lập sự công bằng trong xã hội.
Công bằng trong giáo dục thường được thực hiện ở các cấp học thấp, nơi mà hầu hết nhân dân đều có khả năng tiếp cận. Ở nước ta giáo dục tiểu học được phổ cập, do đó không thu học phí. Các nước khác trên thế giới: giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là bắt buộc, Nhà nước đảm bảo chi tiêu 100%.
Thứ ba, tài chính kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục, hướng hoạt động giáo dục đến những mục tiêu đã định với các chi phí thấp nhất.
Kiểm tra, giám sát tài chính là kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền. Chủ thể có thể tiến hành kiểm tra, giám sát đối tượng một cách thường xuyên, liên tục và trên một bình diện rộng. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, chủ thể có thể nắm bắt nhanh chóng tình hình hoạt động của đối tượng, thực hiện biện pháp phân phối lại tài chính nếu cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của đối tượng cũng như của hoạt động đầu tư tài chính.
Giáo dục là vấn đề lớn của quốc gia, cũng là vấn đề nhạy cảm được xã hội quan tâm. Những biểu hiện sai lệch trong đầu tư phát triển giáo dục để lại hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội mà công tác khắc phục tiêu tốn nhiều thời gian và tiền của. Kiểm tra, giám sát tài chính, với những đặc tính ưu việt của nó, giúp chủ thể đề xuất những giải pháp tình huống, cũng như chiến lược nhằm sử dụng các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục một cách hợp lý, vì sự tiến bộ của con người và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.