Đánh giá về công tác quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài chính phục vụ đào tạo

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội (Trang 67 - 68)

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.4.2. Đánh giá về công tác quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài chính phục vụ đào tạo

vụ đào tạo

Bảng 2.13: Khảo sát về công tác quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài chính phục vụ đào tạo

TT Nội dung Mức độ Kết quả Tốt (3điểm) (2điểm)TB Không tốt (1điểm) Điểm trung bình Xếp bậc 1 Có kế hoạch khai thác, sử dụng

kinh phí cho đào tạo 26 15 9 2,3 5

2 Có cơ chế, chính sách mềm dẻo trong việc quản lý kinh phí đào tạo

41 5 4 2,7 2

3 Chi tiêu kinh phí cho đào tạo hợp lý, kịp thời

36 9 5 2,6 3

4 Quản lý kinh phí đào tạo dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ được giao

43 7 0 2,9 1

5 Cải tiến công tác tài chính trong Nhà trường

32 7 11 2,4 4

Qua bảng 2.13, có thể nhận thấy :

Việc “Quản lý kinh phí đào tạo dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ được giao” tại trường được đánh giá làm tốt (bậc 1). Điều này cho thấy có sự phối kết hợp rất khoa học giữa Ban Giám hiệu nhà trường và các bộ phận trực thuộc, đặc biệt là Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng nghiên cứu khoa học-hợp tác quốc tế và Phòng Kế hoạch Tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường trong mỗi năm học.

Ngoài ra, những nội dung “Có cơ chế, chính sách mềm dẻo trong việc quản lý kinh phí đào tạo” (bậc 2) và “Chi tiêu kinh phí cho đào tạo hợp lý, kịp thời” cũng được thực hiện khá tốt (bậc 3). Đối chiếu với thực tế tại nhà trường, đã phản ảnh đúng sự thật. Phải có sự mềm dẻo trong quản lý kinh phí đào tạo mới có sự đa dạng các loại hình đào tạo; chỉ có chi tiêu cho đào tạo hợp lý, kịp thời mới đem lại hiệu quả, chất lượng. Đặc biệt, Nhà trường đã xây dựng được

Quy chế chi tiêu nội bộ và công khai cho các phòng, khoa, trung tâm để tất cả cán bộ nắm được nội dung của Quy chế.

Tuy nhiên, hai nội dung quan trọng liên quan tới việc khai thác và quản lý, sử dụng nguồn tài chính của nhà trường lại thực hiện chưa hiệu quả. Đó là nội dung “có kế hoạch khai thác, sử dụng kinh phí cho đào tạo” và “Cải tiến công tác tài chính trong Nhà trường”(bậc 4, bậc 5). Đây là hai khâu quan trọng trong việc huy động nguồn lực về cho trường cho nên Nhà trường cần nghiên cứu và có giải pháp để nâng cao hiệu quả của vấn đề này.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w