9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.5. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO GIÁO DỤC TẠ
SỐ QUỐC GIA
1.5.1. Trung Quốc
Từ đầu năm 1990 đến nay Chính phủ Trung Quốc luôn đặt đào tạo đại học và cao đẳng vào vị trí chiến lược ưu tiên phát triển, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ chế đầu tư kinh phí giáo dục bằng nhiều con đường. Bên cạnh Ngân sách Nhà nước còn có các nguồn đầu tư về thuế giáo dục do các chính quyền địa phương trưng thu, học phí và tạp phí do học sinh không thuộc giai đoạn giáo dục phổ cập đóng góp, thu nhập từ lao động sản xuất của nhà trường, sự đầu tư đóng góp của xã hội và các loại quỹ đào tạo khác.
Chính phủ khuyến khích các cá nhân, tổ chức mở các cơ sở giáo dục ngoài công lập và công nhận giáo dục ngoài công lập là một bộ phận cấu thành của nền GD&ĐT Quốc gia, là sự nghiệp xã hội công ích. Chính phủ cũng
khuyến khích cá nhân, tổ chức nước ngoài đứng ra thành lập các cơ sở giáo dục trên đất Trung quốc nhưng phải nghiêm ngặt tuân thủ theo pháp luật và đường lối GD&ĐT tại Trung Quốc. Để khuyến khích phát triển các trường ngoài công lập, ngoài những văn bản về điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục thành lập và quy chế hoạt động, Chính phủ còn có chính sách ưu đãi miễn giảm thuế liên quan đến
trường sở, đất đai được thuê của nhà nước. Vào những năm 1990 những trường ngoài công lập ở Trung Quốc đã làm giảm nhẹ gánh nặng chi NSNN cho
GD&ĐT lên tới 10 tỷ nhân dân tệ (khoảng 100 triệu USD).
Trung Quốc có chính sách ưu đãi về tiền lương với giáo viên ở mức cao trong thang lương hành chính sự nghiệp. Tiền lương bình quân của giáo viên cao khoảng gấp 1,3 lần tiền lương bình quân của khu vực hành chính sự nghiệp nói chung.
Phân cấp chi cho đào tạo ngày càng tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho địa phương. Tỷ lệ Ngân sách Trung ương trong tổng chi Ngân sách Nhà nước cho đào tạo có xu hướng giảm và chủ yếu là để giải quyết việc thu hẹp khoảng cách phát triển GD&ĐT của các địa phương và giúp các đối tượng chính sách xã hội.
Kinh nghiệm của Trung Quốc chỉ rõ, muốn gắn công tác nghiên cứu khoa học với đào tạo và chuyển giao công nghệ ở các trường đại học cần có chiến lược phát triển phù hợp và một hệ thống tài chính đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và vững chắc hệ thống đào tạo đại học.
1.5.2. Hoa Kỳ
Đào tạo sau trung học ở Hoa Kỳ được gọi là đào tạo đại học. Hoa Kỳ là nước mà hệ thống đào tạo đại học có quy mô phát triển vào loại bậc nhất thế giới. Vào cuối những năm 1990 có tới 3681 cơ sở đào tạo đại học, trong đó có 1594 cơ sở công lập, 2087 cơ sở tư nhân. Giữa các trường đại học có sự liên thông với nhau trong việc công nhận điểm số và các môn mà sinh viên đã học khi họ chuyển từ trường này sang trướng khác. Tuyển sinh đại học được thực hiện hoặc là theo lối tự do nộp đơn xin học hoặc là trên cơ sở thi tuyển, tùy theo vị thế và thứ bậc của trường đại học mà thí sinh muốn vào học. Từ những đặc điểm trên mà xu hướng đào tạo đại học đã cho phép đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của người học, tạo điều kiện để việc tiếp xúc đại học dễ dàng hơn cho tất cả các nhóm đối tượng thuộc các nhóm xã hội khác nhau, đồng thời cũng tạo ra những gắn kết giữa các cấp, các loại hình giáo dục, liên thông linh
hoạt để mọi người thực hiện được nguyên tắc học tập suốt đời, xã hội học tập. Các trường đại học và cao đẳng công lập đều thu học phí, song mức học phí thấp hơn nhiều so với trường tư. Mỗi trường đại học và cao đẳng tự định ra chính sách, chương trình tuyển sinh, học phí. Học phí ở các trường đại học nổi tiếng từ 15.000 USD đến 20.000 USD/năm. Các trường cao đẳng có mức học phí khoảng trên dưới 10.000 USD/năm. Sinh viên theo học các trường công hay tư đều được hưởng quyền lợi từ các chương trình liên bang như học bổng, vay tín dụng nhà nước. Đối với đào tạo đại học, nguồn Ngân sách Nhà nước tài trợ chiếm khoảng 50% tổng kinh phí hoạt động của các trường đại học và cao đẳng, còn lại là các nguồn thu từ học phí, tài trợ của các công ty và các nhà hảo tâm, thu từ hoạt động tự kinh doanh.
1.5.3. Hàn Quốc
Đào tạo đại học phát triển mạnh ở Hàn Quốc, trong đó có khoảng 80% trường đào tạo đại học của tư nhân. Việc mở rộng hệ thống giáo dục của Hàn Quốc thực hiện được nhờ có các chính sách đầu tư thích hợp. Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục đào tạo gồm: ngân sách chính phủ, ngân sách địa phương và tài chính giáo dục tư nhân, trong đó trợ cấp từ Ngân sách và nguồn học phí và nguồn học phí là chủ yếu. Năm 1985 chi NSNN dành cho các trường và viện đại học 24,8% và các trường cao đẳng 4,4% tổng chi NSNN cho GD&ĐT. Đầu tư của Chính phủ chủ yếu đầu tư vào các trường Quốc gia. Chính phủ thực thi các biện pháp hỗ trợ tài chính nhằm giảm đi sự khác biệt về học phí giữa các trường công và trường tư. Thu từ học phí chiếm khoảng 82% - 86% kinh phí đào tạo của các trường đại học tư. Năm 1995 chi tiêu của Chính phủ cho GD&ĐT chiếm 18,8% tổng chi NSNN, xong chỉ chiếm 1/3 tổng chi tiêu cho GD&ĐT, phần còn lại do tư nhân đóng góp.
Các nguồn tài chính của giáo dục đại học tại Hàn Quốc có thể chia thành học phí, các khoản phụ phí, trợ cấp của Chính phủ, tài trợ hợp đồng nghiên cứu, ủng hộ và các nguồn khác. Chính phủ chỉ trợ cấp 30%, 70% còn lại được tài trợ bởi bộ phận tư nhân. Chính phủ chỉ đóng góp một phần nhỏ, do đó sinh
viên phải chịu gánh nặng rất lớn. Điều này được lý giải bởi nguyên tắc là những người được hưởng lợi phải có trách nhiệm tự cung cấp tài chính cho việc học tập của họ. Những nguồn tài chính của các tổ chức giáo dục đại học ở các nước trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế bao gồm 75% quỹ công cộng và 25% quỹ tư nhân. Điểm khác biệt đáng chú ý nhất giữa các tổ chức công và các tổ chức tư là phần trăm gánh nặng của sinh viên và trợ cấp của Chính phủ. Trong các tổ chức công, con số này là 42% gánh nặng của sinh viên và 58% trợ cấp của chính phủ. Tuy nhiên, trong các tổ chức tư nhân, con số này tương ứng là 62% và 38%. Chính phủ Hàn Quốc từ lâu đã và đang giữ vững nguyên tắc “Những người sáng lập phải có có trách nhiệm cung cấp tài chính cho trường của mình” do đó việc hỗ trợ tài chính cho các trường bằng NSNN chỉ là trên danh nghĩa.
Theo mục đích của nguồn chi, các chi phí cho GD&ĐT được chia làm 2 loại: chi phí phổ biến bao gồm tiền lương, tiền công, các phí hoạt động và chi phí thiết yếu tương đương với các chi phí cho cơ sở vật chất. Phần trăm chi thiết yếu ở Hàn Quốc tương đối cao, nhìn chung các trường đại học ở Hàn Quốc dành 69% tổng ngân sách cho chi phí phổ biến và 26% cho chi phí thiết yếu, trong khi ở Hoa Kỳ, Anh và Canada dành 6% tổng ngân sách cho chi phí thiết yếu, các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế dành 12% cho khoản chi này. Điều đó cho thấy Hàn Quốc dành ưu tiên đầu tư để mở rộng cơ sở vật chất cho GD&ĐT.
Chính phủ Hàn quốc có chính sách miễn thuế cho các trường tư nhân trong khoản tiền thu được và hỗ trợ một phần để chi trả tiền thù lao cho giáo viên và chi phí để điều hành. Ngoài ra chính phủ còn cho các trường tư vay để giúp họ mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị, khuyến khích các lực lượng xã hội tham gia vào việc đa dạng hóa các loại hình, cơ sở đào tạo.
Tóm lại: nhờ có chính sách tài chính phù hợp mà GD&ĐT Hàn Quốc đã phát triển thuộc loại bậc nhất thế giới về quy mô đào tạo. GD&ĐT được mở rộng ở mọi cấp và giáo dục đào tạo sau trung học trở thành một nền GD&ĐT đại chúng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Nguồn lực tài chính cho giáo dục- đào tạo được tạo ra từ việc phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm quốc dân, chủ yếu được phân phối từ quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng
Trong giáo dục- đào tạo, nguồn lực tài chính giữ vai trò cơ sở, làm đòn bẩy, thúc đẩy cho giáo dục- đào tạo phát triển. không có sự phát triển nào của giáo dục- đào tạo, lại không gắn liền với đầu tư tài chính. Thông qua quá trình phân phối, cùng với những chính sách, nguồn lực tài chính đã chi trả lương cho bộ máy của hệ thống giáo dục quốc dân., đào tạo đội ngũ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng trường, lớp và các trang thiết bị giảng dạy, học tập... Quản lý tài chính ở trường Đại học công lập bao gồm các nội dung: Lập kế hoạch hoạt động tài chính, thực hiện thu chi và quyết toán, kiểm tra hoạt động tài chính, thực hiện công tác tài vụ...Quản lý tài chính ở trường Đại học công lập phải tuân thủ yêu cầu của các quy định của pháp luật và nhằm mục đích phục vụ tốt nhất hoạt động của nhà trường mà trung tâm là đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội. Kinh nghiệm một số nước cho thấy: Nếu có các quy định hợp lý, đầu tư thỏa đáng cho các cơ sở Giáo dục đại học thì nguồn lực tài chính sẽ được khai thác hiệu quả, phục vụ tốt cho hoạt động của cơ sở, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở Giáo dục đại học.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
PHỤC VỤ ĐÀO TẠO Ở VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI