9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.3.2. Nội dung quản lý tài chính ở các trường Đại học công lập
1.3.2.1. Quản lý trong khâu lập kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước
Hàng năm, vào khoảng tháng 7, sau khi nhận được chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch Ngân sách Nhà nước và thông tư hướng dẫn công tác lập kế hoạch Ngân sách Nhà nước năm sau do Bộ Tài chính ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành hoặc UBND các tỉnh có trường phải nghiên cứu hai loại văn bản trên để tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn công tác lập dự toán cho các cơ sở giáo dục đại học thuộc phạm vi bộ, ngành hoặc tỉnh mình chịu trách nhiệm quản lý và cấp phát kinh phí.
Các cơ sở giáo dục đại học tiếp nhận văn bản hướng dẫn lập dự toán từ các cơ quan chủ quản; sau đó tiến hành lập dự toán năm sau của đơn vị mình theo đúng các quy định của cấp trên. Dự toán của mỗi cơ sở giáo dục đại học được lập xong phải gửi kịp thời cho cơ quan chủ quản cấp trên xét duyệt. Các cơ quan chủ quản cấp trên (với tư cách của đơn vị dự toán cấp I) là các bộ, ngành ở trung ương, UBND tỉnh hay các cơ sở địa phương có các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc phải có trách nhiệm xét duyệt dự toán của đơn vị trực thuộc và tổng hợp thành bản dự toán chung của toàn ngành hoặc địa phương để gửi về cơ quan tài chính đồng cấp trực tiếp quản lý và cấp phát ngân sách; đồng thời gửi 01 bản về Bộ Giáo dục và Đào tạo để báo cáo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về toàn bộ hoạt động giáo dục đào tạo trên địa bàn cả nước có trách nhiệm xét duyệt các dự toán do các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc về kinh phí để tổng hợp vào bản dự toán chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (với tư cách là đơn vị dự
toán cấp I). Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải tổng hợp các dự toán
của các cơ sở giáo dục đại học thuộc các bộ, ngành và địa phương khác gửi đến để hình thành bản tổng hợp ngân sách chung, làm cơ sở bảo vệ kế hoạch ngân sách với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Dự toán chi ngân sách cho giáo dục đại học năm kế hoạch, sau khi đã được Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận sẽ được ghi vào kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt. Nếu Thủ tướng Chính phủ đồng ý thì kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước năm sau sẽ được duyệt trình Quốc hội thảo luận và quyết định trong kỳ họp thường được tổ chức vào quý IV hàng năm. Kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước được Quốc hội quyết định sẽ trở thành căn cứ pháp lý để Chính phủ thực hiện phân bổ và triển khai tổ chức chấp hành cho năm ngân sách mới.
Với quy trình lập kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học như vậy, vừa đảm bảo được tính tiết kiệm, hiệu quả và tuân thủ đầy đủ các quy phạm pháp luật đã được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước.
1.3.2.2. Quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học
Căn cứ vào số liệu chi đã chính thức được phân bổ cho cả năm, các bộ, ngành với tư cách là đơn vị dự toán cấp I phải lập kế hoạch chi hàng quý gửi cơ quan tài chính xem xét, tổng hợp và làm cơ sở để cấp phát kinh phí. Nếu kế hoạch chi hàng quý đã được cơ quan tài chính chấp thuận thì các đơn vị dự toán cấp I phải lập bảng phân bổ kinh phí cho mỗi cơ sở giáo dục đại học trực thuộc của mình thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Căn cứ vào hạn mức kinh phí được sử dụng và nhu cầu chi tiêu thực tế phát sinh, các đơn vị thụ hưởng ngân sách thực hiện các giao dịch với Kho bạc Nhà nước để nhận kinh phí. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ mọi khoản tiền cấp phát ra từ Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Quá trình sử dụng kinh phí tại mỗi đơn vị luôn phải tuân thủ đúng chính sách, chế độ chi; đúng dự toán. Tại mỗi đơn vị luôn phải nêu cao ý thức tự kiểm soát chi; đồng thời phải sẵn sàng cung cấp các tài liệu cần thiết cho các cơ
quan chức năng của nhà nước về thanh tra, kiểm tra và kiểm toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước tại đơn vị.
Sự thiết lập hệ thống kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước theo các cơ quan khác nhau đã tạo điều kiện cho những đánh giá kết quả kiểm tra khách quan hơn; đồng thời buộc mỗi đơn vị sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước phải tuân thủ kỷ cương quản lý tài chính một cách thường xuyên.
1.3.2.3. Quản lý quyết toán chi Ngân sách Nhà nước
Quyết toán chi Ngân sách Nhà nước ở các đơn vị thụ hưởng hiện được tiến hành theo hai kỳ trong một năm. Ở khâu này, vai trò của cơ quan chủ quản được thể hiện rõ và càng thấy được mức độ quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý chi Ngân sách Nhà nước, cụ thể:
Đến kỳ quyết toán các đơn vị phải lập đầy đủ các biểu mẫu quyết toán theo đúng chế độ đã quy định để kịp gửi cho cơ quan chủ quản cấp trên.
Cơ quan chủ quản cấp trên chịu trách nhiệm xem xét duyệt quyết toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc, tổng hợp số liệu để lập thành báo cáo quyết toán của toàn ngành gửi cơ quan tài chính đồng cấp thẩm định và tổng hợp.
Với các báo cáo quyết toán năm của các bộ, ngành chủ quản có, sau khi đã được Bộ Tài chính thẩm định và tổng hợp sẽ trở thành cơ sở số liệu cho việc lập báo cáo quyết toán chi ngân sách năm đó.
Báo cáo quyết toán chi ngân sách năm, sau khi đã được Bộ Tài chính lập phải trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt. Nếu Thủ tướng Chính Phủ nhất trí và Kiểm toán Nhà nước đã xác định nhận thì báo cáo quyết toán chi Ngân sách Nhà nước được trình Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội thẩm định, sau đó đệ trình Quốc hội xét duyệt và phê chuẩn. Số liệu quyết toán chi Ngân sách Nhà nước được Quốc hội phê chuẩn mới được coi là thực sự hợp lệ, hợp lý. Cũng chính ở thời điểm đó được ghi nhận là mốc thời gian kết thúc của một chu trình quản lý ngân sách đã qua.
* Đối với nguồn thu ngoài Ngân sách Nhà nước, cơ chế quản lý tài chính như sau:
Quản lý tài chính phải đúng quy định của các chính sách, chế độ chi tiêu của Nhà nước hiện hành, phải chi đúng dự toán đã được duyệt và thường xuyên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng về quản lý tài chính Nhà nước, cụ thể như sau:
- Số thu được từ học phí, lệ phí trước tiên phải làm thủ tục nộp vào Kho bạc Nhà nước để ghi thu Ngân sách Nhà nước; đồng thời trình báo các tài liệu có liên quan ghi nhận số kinh phí đã sử dụng từ khoản thu này để Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát và ghi chi Ngân sách Nhà nước.
- Số thu được do kết quả của các hoạt động nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và cung ứng dịch vụ khác mà mỗi trường tạo ra, sau khi làm thủ tục thu nộp vào Kho bạc Nhà nước sẽ được tiến hành phân phối và sử dụng cho các nhu cầu sau:
+ Trang trải các chi phí đã tạo ra sản phẩm và dịch vụ được tiêu thụ như: chi phí hội thảo; bài viết cho các đề tài; các chi phí sản xuất trực tiếp; thuế gián thu phải nộp; các chi phí gián tiếp khác được phân bổ…
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (nếu có). + Trả lãi cho những người góp vốn (nếu có).
+ Lập các quỹ đầu tư phát triển; quỹ phúc lợi; quỹ khen thưởng.
- Trong điều kiện hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học công lập đã được Nhà nước trao quyền tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP với quan điểm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp, Nhà nước đã cho phép các đơn vị sự nghiệp được chủ động xây dựng định mức chi tiêu nội bộ của mình. Cụ thể là:
Căn cứ theo định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ, để bảo đảm hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị và tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả.
Đối với các khoản chi quản lý hành chính (công tác phí, hội nghị phí, điện
dung công việc, nếu xét thấy cần thiết, có hiệu quả, thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi cho Nhà nước quy định trong phạm vị nguồn thu được sử dụng.
Đơn vị sự nghiệp không được phép dùng nguồn kinh phí của đơn vị để mua sắm thiết bị, đồ dùng, tài sản trang bị nhà riêng cho cá nhân hoặc cho các cá nhân mượn dưới bất kỳ một hình thức nào (trừ trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng).
Quy chế chi tiêu nội bộ phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị sự nghiệp có thu, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn, được ban hành thành văn bản và gửi cho cơ quan quản lý cấp trên, kho bạc Nhà nước để làm căn cứ kiểm soát chi.
Các khoản viện trợ, vay nợ qua các dự án phải sử dụng đúng mục đích của các nhà tài trợ và chịu sự kiểm tra giám sát của nhà tài trợ đó. Thông thường phần lớn các khoản viện trợ được cung cấp dưới hình thức hàng hóa dịch vụ do nhà tài trợ tổ chức cung ứng; còn các khoản vay nợ cũng phải tuân thủ các ràng buộc đã ghi trong khế ước vay tiền nên việc sử dụng nó chỉ trong khuôn khổ các hoạt động được các nhà tài trợ chấp thuận mà thôi.